Lệ dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lệ dương
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Orobanchaceae
Chi (genus)Aeginetia
Loài (species)A. indica
Danh pháp hai phần
Aeginetia indica
L.

Lệ dương (danh pháp hai phần: Aeginetia indica) còn gọi là dã cô hay tai đất ấn, là một loài thực vật thuộc họ Lệ dương (Orobanchaceae).

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Lệ dương là loài ký sinh có thân thảo ngắn, nhẵn, cao 15 – 40 cm. Lá tiêu giảm thành dạng vảy hẹp ở gốc thân, màu nâu. Hoa mọc riêng lẻ trên một cành hoa mảnh dài 15 – 20 cm hoặc hơn, màu hồng tím nhạt. Đài hoa dạng mo, đầu nhọn, màu nâu vàng, có các sọc đỏ tía. Tràng hoa hợp thành ống 1,5 – 2,5 cm, hơi cong, màu hồng tím, miệng ống hơi xòe ra với 5 thùy tròn. Nhị 4, 2 dài, 2 ngắn, đính ở chỗ thắt của ống tràng. Bầu trên, có vòi nhụy cao hơn nhị. Quả nang, chứa nhiều hạt rất nhỏ, màu vàng ngà. Mùa hoa, quả: tháng 9 – 11. Cây tái sinh tự nhiên bằng hạt. Bộ nhiễm sắc thể 2n = 30.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Lệ dương phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka.

Y học[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đông y, lệ dương có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng, lương huyết.

Bài thuốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chữa viêm tủy xương: lệ dương 15 – 30g, cam thảo 3g. Sắc nước uống. Kết hợp lấy toàn cây giã đắp ngoài.

Chữa hen suyễn, họng sưng đau: hoa lệ dương 15 – 30g. Sắc nước uống.

Chữa rắn độc cắn: lệ dương 30g, xạ hương 0,3g, rết bảy con. Tất cả ngâm trong dầu vừng. Dùng bôi ngoài.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Công Khánh, Cây lệ dương, tạp chí Thuốc & Sức khỏe, số 399, trang 11.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]