Lạc tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Passiflora foetida
Hoa lạc tiên (Passiflora foetida)
Quả lạc tiên (Passiflora foetida)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malpighiales
Họ (familia)Passifloraceae
Chi (genus)Passiflora
Loài (species)P. foetida
Danh pháp hai phần
Passiflora foetida
L.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Dysosmia ciliata M.Roem.
  • Dysosmia fluminensis M.Roem.
  • Dysosmia foetida (L.) M.Roem.
  • Dysosmia gossypifolia (Desv. ex Ham.) M.Roem.
  • Dysosmia hastata (Bertol.) M.Roem.
  • Dysosmia hibiscifolia (Lam.) M.Roem.
  • Dysosmia nigelliflora (Hook.)M.Roem.
  • Granadilla foetida (L.) Gaertn.
  • Passiflora baraquiniana Lem.
  • Passiflora ciliata Dryand.

Lạc tiên hay nhãn lồng, người dân Nam Bộ gọi là cây/dây nhãn lồng[1], dây chùm bao, (danh pháp hai phần: Passiflora foetida), thuộc Họ Lạc tiên (Passifloraceae), là một loại cây có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, México, vùng Caribe, Trung MỹNam Mỹ.

Loài lạc tiên này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới[2] như Đông Nam ÁHawaii[3]. Đây là một loài dây leo có quả ăn được[4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Passiflora foetida
Passiflora foetida - MHNT

Cây dây leo thân cỏ, dài 7 m đến 10 m. Mọc rải rác trong các lùm bụi ven đường, ven rừng, ở độ cao 120 m đến 1000 m[5].

Thân cây mềm, có nhiều lông. lạc tiên mọc so le, hình tim, dài 6–10 cm, rộng 5–8 cm, mép có lông mịn, cuống lá dài 7–8 cm. Đầu tua cuống thành lò xo[6].

Hoa đơn độc 5 cánh trắng hay tím nhạt, đường kính 5,5 cm[6]. Cây ra hoa tháng 4 đến tháng 5, có quả tháng 5 đến tháng 7[5]. Quả hình trứng, dài 2–3 cm[6], khi chín có màu vàng cam đến màu đỏ, có nhiều hạt màu đen.

Lá bắc của cây này có các bẫy bắt côn trùng, trên đó chảy ra chất dính kèm theo enzym tiêu hóa, nhưng người ta chưa biết liệu cây có tiêu hóa côn trùng bị mắc bẫy hay không hay chỉ sử dụng vũ khí này làm cơ chế bảo vệ hoa và quả của cây. Đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về cây ăn thịt.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọn và lá non làm rau. Quả chín ăn được, có tác dụng an thần, điều kinh, chữa ho, phù thũng, suy nhược thần kinh. Lá và thân cây cũng có nhiều tác dụng dược lý.[5][6]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc tiên còn có nhiều thứ nhỏ nữa:

  1. Passiflora foetida var. foetida
  2. Passiflora foetida var. ciliata
  3. Passiflora foetida var. lanuginosa
  4. Passiflora foetida var. salvadorensis

Một vài hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Không nhầm lẫn với một giống nhãn (Dimocarpus longan) ngoài Bắc gọi là nhãn lồng, có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.
  2. ^ Passiflora foetida L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 25 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ “Food Standards: Passiflora foetida. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ “Passiflora foetida (vine, climber)”. Global Invasive Species Database. Invasive Species Specialist Group. ngày 23 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ a b c Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. tr.393.
  6. ^ a b c d Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. tr. tr.782.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]