Lam Sơn, thành phố Hưng Yên

Lam Sơn
Phường
Phường Lam Sơn
Nghi môn Văn miếu Xích Đằng thuộc quần thể di tích Phố Hiến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
Thành phốHưng Yên
Thành lập24/2/1997[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°40′21″B 106°2′38″Đ / 20,6725°B 106,04389°Đ / 20.67250; 106.04389
Lam Sơn trên bản đồ Việt Nam
Lam Sơn
Lam Sơn
Vị trí phường Lam Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,58 km²[2]
Dân số (2019)
Tổng cộng9.074 người[2]
Mật độ1.197 người/km²
Khác
Mã hành chính11950[3]

Lam Sơn là một phường thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Lam Sơn có vị trí địa lý:

Phường Lam Sơn có diện tích 7,58 km², dân số năm 2019 là 9.074 người[2], mật độ dân số đạt 1.197 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 1 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 02-HĐBT[4] về việc điều sáp nhập xã Lam Sơn của huyện Kim Thi vào thị xã Hưng Yên quản lý.

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 17-CP[1] về việc thành lập phường Lam Sơn trên cơ sở toàn bộ 752,9 ha diện tích tự nhiên và 6.515 nhân khẩu của xã Lam Sơn.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2003/NĐ-CP[5] về việc điều chỉnh 9,48 ha diện tích tự nhiên và 15 nhân khẩu của phường Lam Sơn về phường Hiến Nam quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Lam Sơn có 762,42 ha diện tích tự nhiên và 6.528 nhân khẩu.

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 04/NĐ-CP[6] về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên. Phường Lam Sơn thuộc thành phố Hưng Yên.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Lam Sơn ngay từ thế kỷ X đã là nơi đặt lỵ sở của tướng quân Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân. Hiện nay di tích đền Mây thờ ông trở thành điểm đến nổi tiếng và cổ kính nhất trong quần thể di tích Phố Hiến.

Đền Kim Đằng[sửa | sửa mã nguồn]

Đền Kim Đằng Thờ tướng Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi. Trên đường đi dẹp loạn 12 sứ quân, qua trang Đằng Man, tổng An Tảo, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng, Đinh Điền thấy thế đất tựa "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về", Đinh Điền liền cho dựng doanh trại và lấy người con gái địa phương tên Phan Thị Môi làm vợ. Đinh Điền cũng chọn 3 người họ Phan, họ Phạm và họ Nguyễn ở trang Đằng Man làm gia tướng.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định 17-CP năm 1997 về việc thành lập một số phường thuộc thị xã Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 2 năm 1997.
  2. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định 02-HĐBT năm 1982 về việc mở rộng thị xã Hưng Yên thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện pháp luật. 4 tháng 1 năm 1982.
  5. ^ “Nghị định 108/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã, thành lập phường và điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 23 tháng 9 năm 2003.
  6. ^ “Nghị định số 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 19 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ Phường Lam Sơn: Tổ chức lễ hội đền Kim Đằng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]