Liên Minh Huyền Thoại

Trang khóa di chuyển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Liên Minh Huyền Thoại
(League of Legends)
Logo từ năm 2019
Nhà phát triểnRiot Games
Nhà phát hànhRiot Games
Đạo diễnAndrei van Roon[1]
Nhà sản xuấtJeff Jew
Dòng trò chơiLeague of Legends Sửa đổi tại Wikidata
Nền tảng Windows
macOS
Ngày phát hànhNgày 27 tháng 10 năm 2009
Thể loạiĐấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi
Chế độTrò chơi điện tử nhiều người chơi
EsportsHệ thống giải đấu
Vũ trụVũ trụ Liên Minh Huyền Thoại
Trang chủTrang chủ chính thức
Series Liên Minh Huyền Thoại
Huyền Thoại Runeterra LMHT:
Tốc Chiến
Đấu Trường Chân Lý

Liên Minh Huyền Thoại (tiếng Anh: League of Legends, viết tắt: LMHT hoặc LoL), thường được gọi ngắn gọn là Liên Minh (League), là một trò chơi video thể loại đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA - Multiplayer Online Battlefield Arena) được Riot Games lấy cảm hứng từ bản mod[a] Defense of the Ancients của Warcraft III: Frozen Throne, qua đó những người sáng lập của Riot Games đã tìm cách phát triển một trò chơi độc lập cùng thể loại. Trò chơi phát triển và phát hành miễn phí vào tháng 10 năm 2009 trên nền tảng Microsoft WindowsMacOS.

Mỗi trận đấu của Liên Minh Huyền Thoại đều được chia làm 2 đội chiến đấu với nhau theo cơ chế PvP,[b] mỗi đội sẽ gồm có 5 người chơi bảo vệ một nửa bản đồ và tấn công một nửa còn lại. Người chơi trong trận đấu sẽ điều khiển một nhân vật, được gọi là "tướng (champion)", với những kỹ năng độc đáo và phong cách chơi khác nhau. Trong trận đấu, các tướng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách thu thập điểm kinh nghiệm,[c] vàng và các vật phẩm để đánh bại đội đối phương. Ở chế độ chính (bản đồ Summoner's Rift) và một số chế độ khác, một đội sẽ được tính là thắng nếu phá hủy được nhà chính (Nexus) của đội đối thủ.

Liên Minh Huyền Thoại đã nhận được đánh giá chung tích cực; các nhà chấn chỉnh đã nhấn mạnh khả năng tiếp cận, thiết kế nhân vật và giá trị sản xuất của trò chơi. Tuổi thọ dài của trò chơi cũng đã dẫn đến việc xuất hiện các bài đánh giá lại với xu hướng tích cực hơn; các hành vi tiêu cực và lạm dụng trong trò chơi của người chơi sẽ bị chỉ trích ngay từ khi trận đấu bắt đầu, mặc dù vậy những hành vi này vẫn tồn tại bất chấp mọi nỗ lực khắc phục và giảm tối thiểu của Riot. Vào năm 2019, Liên Minh Huyền Thoại thường xuyên đạt số lượng người chơi lớn với hơn 8 triệu người chơi cùng một thời điểm. Nhờ tính phổ biến và sự thành công của trò chơi mà Riot Games đã cho ra mắt các nội dung khác thể loại như video ca nhạc, truyện tranh, truyện ngắn, một series phim hoạt hình nổi tiếng (Arcane) và cùng với đó là một số trò chơi video dạng spin-off,[d] bao gồm một phiên bản trên di động (Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến), trò chơi dạng thẻ bài (Huyền Thoại Runeterra),...

Liên Minh Huyền Thoại cũng thường xuyên được coi là bộ môn thể thao điện tử lớn nhất thế giới bởi hệ thống giải đấu lớn và chuyên nghiệp, bao gồm 12 giải đấu cho 12 khu vực. Thành tích tốt ở các giải đấu khu vực này sẽ là điều kiện để các đội có được quyền tham dự các giải đấu quốc tế, một trong số đó là Giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại (giải đấu danh giá và lớn nhất của trò chơi này), lượng người xem của giải đấu này là cực kỳ lớn, năm 2019 đã có hơn 100 triệu người xem và đạt đỉnh cao nhất là 44 triệu người xem cùng lúc trong suốt thời gian diễn ra trận chung kết. Ngoài ra, các giải đấu khu vực và quốc tế cũng được phát sóng trên các trang web phát trực tiếp như Twitch, YouTube, Bilibili và trên kênh thể thao truyền hình cáp ESPN.

Lối chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Minh Huyền Thoại là một trò chơi đấu trường chiến đấu trực tuyến nhiều người chơi (MOBA), trong đó người chơi điều khiển một nhân vật được gọi là "tướng (champion)" với góc nhìn từ trên xuống.[2][3] Tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2023, trò chơi đã có tổng cộng 175 vị tướng với các loại kỹ năng và lối chơi khác nhau.[4][5] Trong suốt một trận đấu, các tướng sẽ tăng cấp bằng cách tích lũy điểm kinh nghiệm (XP)[c] thông qua quá trình tiêu diệt kẻ thù.[6] Ngoài ra, các vật phẩm trong cửa hàng có thể được mua để tăng sức mạnh cho tướng,[7] các vật phẩm này đều được mua bằng vàng (một đơn vị tiền tệ trong trò chơi), người chơi có thể kiếm được vàng trong quá trình chơi bằng cách hạ gục tướng, lính, quái rừng[2] hoặc các công trình phòng thủ của đội đối phương.[6][7] Trong chế độ chơi chính (bản đồ Summoner's Rift), các vật phẩm được mua thông qua cửa hàng và chỉ có thể mua khi tướng đang ở bệ đá cổ.[e][2] Mỗi trận đấu trong Liên Minh Huyền Thoại đều có tính duy nhất; cấp độ và vật phẩm sẽ không thể chuyển từ trận đấu này sang trận đấu khác.[8]

Summoner's Rift[9][sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ đặc trưng của một trận đấu: bản đồ Summoner's Rift. Các vạch vàng nhạt là các làn đường; các chấm bi xanh, đỏ là các công trình phòng thủ như Trụ, Nhà lính; vòng cung màu nhạt là căn cứ của hai đội; và góc tròn tô đậm là Nhà Chính Nexus cần phá hủy để giành chiến thắng. Vùng màu xanh lá lớn biểu thị đó là khu vực rừng, khu vực này gồm quái rừng. Khi tiêu diệt chúng sẽ cho người chơi điểm kinh nghiệm (XP) và các bùa lợi như Bùa Thấu Thị (tăng tốc độ hồi năng lượng), Bùa Tro Tàn (tăng tốc độ hồi máu ngoài giao tranh, đòn đánh thiêu đốt và làm chậm), Bùa lợi từ Rồng và Bùa lợi từ Baron Nashor.

Summoner's Rift là chế độ chơi phổ biến nhất của Liên Minh Huyền Thoại và thường là chế độ chính trong các giải đấu chuyên nghiệp.[10][11][12] Chế độ này có một cơ chế xếp hạng bao gồm chín bậc: thấp nhất là Sắt và cao nhất là Thách Đấu.[f][14] Hệ thống ghép trận sẽ xác định cấp độ, kỹ năng của người chơi để tạo ra các trận đấu với những người chơi có trình độ tương đương.[15][16][17][18]

Mỗi trận đấu đều gồm có 10 người chơi, được chia thành 2 đội, các đội sẽ có chung một mục đích là phá hủy một công trình được gọi là "nhà chính (Nexus)" của đối phương để giành lấy chiến thắng. Nhà chính được đặt tại căn cứ của mỗi đội, ngay trước bệ đá cổ, được bảo vệ bởi người chơi và các công trình phòng thủ xung quanh (có tên gọi là "trụ bảo vệ").[19] Các nhân vật không phải người chơi (NPC)[g] được gọi là "lính" được tạo ra từ nhà chính của mỗi đội và sẽ liên tục tiến về căn cứ của đối phương dọc theo ba làn đường: đường trên, đường giữa và đường dưới.[20] Ngoài ra, tại căn cứ của mỗi đội còn có 3 nhà lính (inhibitors), việc phá hủy các nhà lính này sẽ khiến lính đồng minh mạnh hơn, đồng thời cho phép gây sát thương lên nhà chính của đối phương và hai trụ bảo vệ nó.[21] Khu vực ở giữa các làn đường được gọi chung là "khu vực rừng (jungle)", là nơi sinh sống của các "quái vật rừng (monsters)", tương tự như lính, quái vật rừng sẽ hồi sinh trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ cung cấp vàng, XP cho người chơi khi bị tiêu diệt.[22] Ở khu vực sông ngay giữa bản đồ và các làn đường, tồn tại những con quái vật có sức mạnh vượt trội, được gọi là "quái khủng (epic monsters)" bao gồm các loại rồng, sứ giả khe nứt và Baron Nashor.[23] Những con quái vật này thường yêu cầu nhiều người chơi hợp sức đánh bại và sẽ cung cấp bùa lợi cũng như vàng và kinh nghiệm cho đội tiêu diệt chúng.[24]

Các trận đấu tại bản đồ Summoner's Rift sẽ có thời gian dao động từ 15 phút đến hơn một giờ.[25] Mặc dù không có bất kỳ luật chơi nào liên quan đến việc chia đường, nhưng các quy tắc này đã dần được hình thành trong suốt quá trình phát triển của trò chơi: một người chơi đường trên, một người chơi đi rừng, một người chơi đường giữa và hai người chơi đường dưới.[26][27][28] Trong đó, các người chơi ở các làn đường sẽ tiêu diệt lính để tích lũy vàng, XP (hành động này thường gọi là "farm")[h] và cố gắng ngăn cản đối thủ làm điều tương tự. Riêng người chơi ở khu vực rừng, được gọi là "người đi rừng (jungler)", thay vì farm lính, họ sẽ farm quái rừng và khi đủ mạnh, họ sẽ tiến hành hỗ trợ đồng đội trên các làn đường.[29]

Các chế độ khác[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh Summoner's Rift, Liên Minh Huyền Thoại còn có hai chế độ chơi vĩnh viễn khác: ARAM ("Tất cả đường giữa, tất cả lựa chọn tướng ngẫu nhiên") là một chế độ 5v5 giống như Summoner's Rift, nhưng trên một bản đồ có tên là Vực Gió Hú, bản đồ này chỉ có một làn đường duy nhất, không có khu vực rừng và tướng sẽ được chọn ngẫu nhiên cho người chơi.[30][31][32] Với kích thước nhỏ của bản đồ, người chơi phải cảnh giác trong việc tránh các kỹ năng của đối phương và nhịp độ của trận đấu trong chế độ cũng sẽ nhanh hơn.[33]

Đấu Trường Chân Lý là một chế độ chơi chiến đấu tự động lấy cảm hứng từ chế độ chơi Auto Chess của Dota 2 được ra mắt vào tháng 6 năm 2019.[34][35] Mỗi một trận đấu sẽ bao gồm 8 người chơi sử dụng các đơn vị được mua trong cửa hàng để chiến đấu với nhau. Mỗi người chơi được đại diện bởi các "linh thú", khởi đầu với 100 máu (20 đối với chế độ Xúc Xắc Điên Cuồng) và sau khi máu của linh thú về 0, người chơi sẽ lập tức kết thúc trận đấu.[36] Đấu Trường Chân Lý cũng được phát hành trên nền tảng iOS, Android và có thể chơi liên thông được với Windows và macOS.[37]

Ngoài ra, tùy theo các dòng sự kiện kể cả trong và ngoài trò chơi mà các chế độ đặc biệt cũng xuất hiện.[38][39] Một trong số đó là chế độ Ultra Rapid Fire (URF) lần đầu xuất hiện và kéo dài trong hai tuần như một trò đùa Ngày Cá tháng Tư vào năm 2014. Trong chế độ này, các kỹ năng của tướng không tốn tài nguyên, giảm đáng kể thời gian hồi chiêu, tăng tốc độ di chuyển, giảm hồi máu và tấn công nhanh hơn.[40][41] Một năm sau, vào tháng 4 năm 2015, Riot tiết lộ rằng họ sẽ không đưa chế độ này trở lại vì lo ngại về chi phí duy trì và những thiết kế mất cân bằng dẫn đến "tình trạng kiệt sức" cho người chơi. Nhà phát triển cũng cho biết chi phí liên quan đến việc duy trì và cân bằng URF là quá cao.[42] Ngoài URF, trò chơi cũng có các chế độ tạm thời khác như: Một Cho Tất Cả (One for All)Đột Kích Nhà Chính (Nexus Blitz); đối với chế độ Một Cho Tất Cả, các người chơi của cùng một đội sẽ được sử dụng một tướng đồng nhất,[43][44] còn với Đột Kích Nhà Chính, người chơi sẽ tham gia vào một loạt các trò chơi nhỏ trên một bản đồ được thiết kế đặc biệt. Tất cả đều có chung một cơ chế giành chiến thắng duy nhất là phá hủy nhà chính của đối phương.[45]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trước phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

A photograph of Riot Games's headquarters in West Los Angeles
Trụ sở chính của Riot Games ở Tây Los Angeles (2015)

Những nhà sáng lập của Riot Games: Brandon Beck và Marc Merill đã lên ý tưởng về một trò chơi kế nhiệm cho Defense of the Ancients (DotA) - một bản mod của Warcraft III: Reign of Chaos, DotA yêu cầu người chơi phải mua Warcraft III và cài đặt phần mềm tùy chỉnh; Brian Crecente của tờ Washington Post cho biết bản mod "thiếu độ nổi bật và thường khó tìm kiếm và thiết lập".[46] Phillip Kollar của Polygon cho biết rằng Blizzard Entertainment đã hỗ trợ Warcraft III bằng một gói mở rộng, sau đó họ chuyển trọng tâm sang các dự án khác trong khi trò chơi vẫn có người chơi. Vì vậy Beck và Merill đã tìm cách tạo ra một trò chơi với mong muốn sẽ hỗ trợ người chơi trong một thời gian lâu dài.[47]

Beck và Merill đã tổ chức một giải đấu DotA dành cho sinh viên tại Đại học Nam California, với mục đích ngầm là tuyển dụng. Ở đó, họ gặp Jeff Jew (sau này là nhà sản xuất của Liên Minh Huyền Thoại), Jew đã rất quen thuộc với DotA và đã dành phần lớn thời gian của giải đấu để chỉ những người khác cách chơi. Beck và Merill đã mời Jew tham gia một cuộc phỏng vấn, và Jew đã gia nhập Riot Games với tư cách là một thực tập sinh.[48] Sau đó họ cũng đã tuyển dụng thêm hai nhân vật có liên quan đến DotA: Steve Feak, một trong những nhà thiết kế;[48] và Steve Mescon, người điều hành một trang web chuyên hỗ trợ người chơi.[49][50][51]

Vào năm 2007, một bản demo[i] của Liên Minh Huyền Thoại đã được xây dựng trong công cụ trò chơi Warcraft III và được hoàn thành trong bốn tháng, sau đó được công bố tại Hội nghị các nhà phát triển trò chơi.[52] Ở đó, Beck và Merill không mấy thành công với các nhà phát hành tiềm năng, các nhà phát hành đã bối rối trước một mô hình kinh doanh free-to-play[j] và thiếu chế độ một người chơi của trò chơi. Mô hình free-to-play vẫn quá mới lạ vì chưa được thử nghiệm bên ngoài thị trường châu Á,[53] nên họ chủ yếu quan tâm đến các gói bổ sung thường xuyên và tiềm năng của trò chơi cho các phần tiếp theo.[52] Năm 2008, Riot đã đạt được thỏa thuận với Tencent để công ty này đảm nhiệm việc phát hành trò chơi tại Trung Quốc.[52]

Liên Minh Huyền Thoại được công bố vào ngày 7 tháng 10 năm 2008, dành cho nền tảng Microsoft Windows.[54][55] Thử nghiệm beta kín bắt đầu vào tháng 4 năm 2009.[54][56] Khi ra mắt bản beta,[k] trò chơi đã có 17 vị tướng.[57] Ban đầu Riot nhắm đến việc ra mắt chính thức trò chơi với 20 vị tướng nhưng sau đó họ đã tăng gấp đôi số lượng trước khi trò chơi được phát hành đầy đủ ở Bắc Mỹ vào ngày 27 tháng 10 năm 2009.[58][59] Tên đầy đủ của trò chơi được công bố là League of Legends: Clash of Fates. Khi đó, Riot đã lên kế hoạch sử dụng phụ đề[l] để báo hiệu khi nào có nội dung trong tương lai, nhưng họ cho rằng đó là một quyết định ngớ ngẩn và loại bỏ nó trước khi ra mắt.[60]

Sau phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Minh Huyền Thoại nhận được các bản cập nhật thường xuyên dưới dạng các "bản vá lỗi (patches)". Mặc dù các nhà phát triển trước đây đã sử dụng các bản vá lỗi để đảm bảo cho việc cân bằng của trò chơi, nhưng việc ra mắt các bản vá lỗi liên tục của Riot đã khiến nó trở thành một phần thiết yếu của Liên Minh Huyền Thoại. Vào năm 2014, Riot đã chuẩn hóa nhịp độ cập nhật trò chơi của họ thành khoảng hai hoặc ba tuần một lần.[61]

Nhóm phát triển bao gồm hàng trăm nhà thiết kế trò chơi và nghệ sĩ. Năm 2016, nhóm âm nhạc có 4 nhà soạn nhạc toàn thời gian và một nhóm các nhà sản xuất âm thanh, tài liệu quảng cáo cho trò chơi.[62] Tính đến năm 2021, trò chơi đã có hơn 150 vị tướng,[63] Riot Games cũng đã lên kế hoạch định kỳ đại tu hình ảnh và lối chơi của những vị tướng cũ, có kỹ năng và lối chơi lỗi thời.[64] Mặc dù ban đầu trò chơi chỉ được phát hành cho Microsoft Windows, nhưng sau đó, vào tháng 3 năm 2013, phiên bản Mac của trò chơi cũng đã được ra mắt.[65]

Mô hình kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Minh Huyền Thoại sử dụng mô hình kinh doanh free-to-play.[j] Nhưng trong trò chơi vẫn có một số mô hình kinh doanh khác - ví dụ: "trang phục (skins)" sẽ thay đổi diện mạo của tướng (có thể nhận được sau khi mua bằng một loại tiền tệ trong trò chơi được gọi là RP).[66] Trang phục có 5 mức giá chính, dao động từ $4 đến $25.[67] Đây là một loại hàng hóa ảo và chúng có tỷ suất lợi nhuận cao.[68] Ngoài ra, hệ thống quay thưởng (loot box) đã tồn tại trong trò chơi từ năm 2016, đây là những "rương ảo" được gọi là "rương Hextech", bên trong chứa các vật phẩm ngẫu nhiên.[69] Các rương này có thể được mua hoặc có được miễn phí với tốc độ chậm hơn bằng cách chơi trò chơi. Hoạt động này đã bị chỉ trích và được cho là một hình thức của "cờ bạc".[70] Vào năm 2019, Giám đốc điều hành của Riot Games nói rằng ông hy vọng các loại hệ thống quay thưởng sẽ ít phổ biến hơn trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử.[71] Tháng 8 năm 2019, Riot cũng đã thử nghiệm một số các hình thức kinh doanh khác, họ đã công bố hệ thống "thần hỏa" có thể mua được bằng RP, hệ thống này đã bị chỉ trích rộng rãi vì có chi phí cao mà không mang lại nhiều lợi ích cho người chơi.[72]

Năm 2014, nhà phân tích Teut Weidemann của Ubisoft cho biết chỉ có khoảng 4% người chơi trả tiền để mua vật phẩm - thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn của ngành công nghiệp này từ 15 đến 25%. Ông cho rằng trò chơi chỉ mang lại lợi nhuận vì số lượng người chơi lớn.[73] Năm 2017, Liên Minh Huyền Thoại đạt doanh thu 2,1 tỷ đô la Mỹ;[74] vào năm 2018, con số giảm xuống còn 1,4 tỷ đô la Mỹ, nhưng vẫn là một trong những trò chơi có doanh thu cao nhất năm.[75] Năm 2019, con số đã tăng lên 1,5 tỷ và 1,75 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.[75][74] Ngoài ra, theo tạp chí Inc., người chơi đã chơi hơn 3 tỷ giờ mỗi tháng vào năm 2016.[76]

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 2014, người chơi tồn tại trong vũ trụ với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị hay còn gọi là "Triệu hồi sư (Summoners)", chỉ huy các vị tướng chiến đấu trên Đấu Trường Công Lý - ví dụ: Summoner's Rift - để ngăn chặn một cuộc chiến thảm khốc.[77] Nhà xã hội học Matt Watson cho biết cốt truyện và bối cảnh không phù hợp với các chủ đề chính trị được tìm thấy trong các trò chơi nhập vai khác, và được trình bày dưới dạng rút gọn của chủ đề "thiện và ác".[78] Trong quá trình phát triển ban đầu của trò chơi, Riot đã không có ý định thuê người viết, và các nhà thiết kế chỉ viết tiểu sử của tướng trong một đoạn ngắn.[79]

Vào tháng 9 năm 2014, Riot Games đã xây dựng lại toàn bộ vũ trụ hư cấu của trò chơi, loại bỏ các triệu hồi sư ra khỏi cốt truyện để tránh việc bị "giới hạn sáng tạo".[80][81] Luke Plunkett đã viết trong trang Kotaku rằng: mặc dù sự thay đổi này sẽ khiến những người hâm mộ cũ cảm thấy khó chịu, nhưng điều đó là cần thiết khi cơ sở là người chơi mới của trò chơi ngày càng tăng về quy mô.[82] Ngay sau khi xây dựng lại, Riot đã thuê nhà văn Graham McNeill của Warhammer,[83] cùng với những người kể chuyện và nghệ sĩ của Riot để tạo ra flavor text nhằm tăng thêm sự "phong phú" cho trò chơi, nhưng rất ít trong số này được coi là một phần của lối chơi thông thường. Thay vào đó, các tác phẩm đó cung cấp nền tảng cho việc mở rộng nhượng quyền thương mại sang các phương tiện khác,[84] chẳng hạn như truyện tranh và các trò chơi điện tử phụ.[85][84] Fields of Justice trong cốt truyện cũ cũng được thay thế bằng một bối cảnh hư cấu mới - một hành tinh có tên Runeterra. Cốt truyện mới tập hợp nhiều yếu tố từ kinh dị Lovecraftian, kiếm thuật truyền thống cho đến ma thuật giả tưởng.[86]

Phát hành tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

League of Legends được phát hành chính thức tại Việt Nam vào 12 giờ ngày 8 tháng 8 năm 2012 bởi Garena với tên gọi chính thức là Liên Minh Huyền Thoại.[87] Trước đó 1 năm, khi chưa được cấp phép phát hành, trò chơi đã cập bến vào Việt Nam với tên gọi "Chiến Thần", được Garena công bố chính thức vào ngày 28 tháng 7 năm 2011 như một trò chơi nước ngoài được Việt hóa,[88][89] sau đó tại World Cyber Games 2011 khu vực Việt Nam,[m] trò chơi cũng trở thành một trong số các bộ môn được đưa vào thi đấu với tên đăng ký là DotA 2: Chiến Thần.[90]

Ngày 9 tháng 11 năm 2022, Riot Games thông báo việc tiếp quản toàn bộ Liên Minh Huyền Thoại, Đấu Trường Chân Lý cùng với các hệ thống giải đấu tại khu vực Đông Nam ÁĐài Loan từ ngày 1 tháng 1 năm 2023. Theo đó, Riot sẽ trực tiếp phát hành Liên Minh Huyền Thoại tại khu vực Đông Nam Á, riêng hai khu vực Việt Nam và Đài Loan, sẽ do VNGGamesTaiwan Mobile đồng phát hành cùng với Riot Games.[91][92]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đón nhận
Điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
Metacritic78/100[93]
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
1UP.comA−[94]
Eurogamer8/10[95]
Game RevolutionB+[97]
GameSpot6/10[98] (2009)
9/10[99] (2013)
GameSpy[100]
GamesRadar+[96]
GameZone9/10[101]
IGN8/10[102] (2009)
9.2/10[103] (2014)
PC Gamer (Hoa Kỳ)82/100[104]

Theo trang web tổng hợp đánh giá Metacritic, Liên Minh Huyền Thoại đã nhận được những đánh giá tích cực trong lần phát hành đầu tiên.[93] Nhiều ấn phẩm ghi nhận giá trị chơi lại[n] cao của trò chơi.[106][107][108] Brian Crecente, người đánh giá của Kotaku đã rất ngưỡng mộ cách các vật phẩm làm thay đổi phong cách chơi của tướng.[108] Quintin Smith của Eurogamer đồng tình và khen ngợi sự đa dạng và tương tác giữa các tướng trong đợt thử nghiệm.[109] So sánh với Defense of the Ancients (DotA), Rick McCormick của GamesRadar+ nói rằng việc chơi Liên Minh Huyền Thoại là "một cuộc bỏ phiếu cho sự lựa chọn hơn là một cuộc sàng lọc".[110]

Về nguồn gốc của trò chơi, những người đánh giá khác thường so sánh các khía cạnh của Liên Minh Huyền Thoại với DotA. Theo GamesRadar+ và GameSpot, Liên Minh Huyền Thoại sẽ cảm thấy quen thuộc với những ai đã từng chơi DotA.[96][111] Thiết kế nhân vật sáng tạo và màu sắc sống động đã làm cho trò chơi có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.[102] Smith kết luận bài đánh giá của mình bằng cách nhận xét rằng: "cho dù không có nhiều chỗ cho sự tiêu cực, nhưng mục tiêu cải tiến DotA của Riot vẫn chưa thành hiện thực".[112]

Mặc dù Crecente khen ngợi mô hình free-to-play[j] của trò chơi,[113] tuy vậy Ryan Scott của GameSpy cũng đã chỉ trích cách thức mở khóa các yếu tố chính của trò chơi, khiến cho những người chơi không nạp tiền gặp khó khăn với việc phải chơi đi chơi lại nhiều lần trong một khoảng thời gian rất dài chỉ để mở khóa những yếu tố đó, Ryan Scott gọi đó là điều không thể chấp nhận được trong một trò chơi có tính cạnh tranh.[o][115] Nhiều trang web nhận xét trò chơi vẫn chưa được hoàn thiện.[107][102] Một "gói bổ sung" của trò chơi đã được giới thiệu với mức giá 30 đô la; Kevin VanOrd của GameSpot chỉ ra rằng đây là một gói bổ sung không nên mua vì giá trị chỉ bao gồm 20 tướng, 4 ngọc bổ trợ và $10 tín dụng chưa thể sử dụng của một cửa hàng trong trò chơi sẽ được ra mắt trong tương lai.[116] Trang web GameStar của Đức cũng cho biết rằng không thể sử dụng các vật phẩm và tính năng trong gói bổ sung đó vì cửa hàng của trò chơi vẫn chưa được ra mắt trong đợt thử nghiệm và từ chối thực hiện việc đánh giá đầy đủ.[117] Steve Butts của IGN đã so sánh bản phát hành này với tình trạng tồi tệ của CrimeCraft được phát hành trước đó vào năm 2009; ông cho biết rằng các tính năng có sẵn trong phiên bản beta[k] của Liên Minh Huyền Thoại đã bị xóa để kịp phát hành, ngay cả đối với những người mua thêm gói bổ sung. Người chơi phải mất nhiều thời gian tìm kiếm trận đấu một cách không cần thiết, với thời gian chờ quá dài.[113][102][118] Ngoài ra, GameRevolution cũng đã đề cập đến những lỗi khó chịu trong trò chơi.[119]

Một số bài đánh giá đã đề cập đến "tính toxic"[p] trong giai đoạn ban đầu của trò chơi. Crecente đã viết rằng cộng đồng đã quá "thiển cận" và "than vãn" khi thua cuộc.[120] Butts suy đoán rằng Liên Minh Huyền Thoại đã kế thừa số lượng lớn người chơi từ DotA, những người mang tiếng là có tính "thù địch" với những người chơi mới.[102]

Đánh giá lại[sửa | sửa mã nguồn]

Fan cosplay vị tướng Nidalee của Liên Minh Huyền Thoại

Các bản cập nhật thường xuyên cho trò chơi đã dẫn đến việc trò chơi nhận được một số bài viết đánh giá lại; người đánh giá của IGN, Leah B. Jackson giải thích rằng bài đánh giá ban đầu của trang web đã trở nên "lỗi thời".[103] Có hai trang web đã tăng điểm số ban đầu của họ là: GameSpot từ 6 lên 9,[98][99] và IGN từ 8 lên 9,2.[102][103] Sự đa dạng của danh sách tướng trong trò chơi được Steven Strom của PC Gamer mô tả là "hấp dẫn";[104] Jackson còn chỉ ra những nhân vật với các kỹ năng "đáng nhớ".[103] Mặc dù tại thời điểm mới ra mắt, các vật phẩm trong trò chơi đã được khen ngợi bởi Kotaku,[121] nhưng bài đánh giá lại của Jackson đã chỉ trích sự thiếu đa dạng và khả năng tồn tại của nhiều vật phẩm, Jackson cũng chỉ ra rằng các vật phẩm được cửa hàng trong trò chơi đề xuất cho người chơi về cơ bản là bắt buộc vì sức mạnh của chúng.[103]

Trong khi những người đánh giá khác hài lòng với phong cách chơi đa dạng được thể hiện bởi các vị tướng và kỹ năng của họ,[103][99][104] Strom cho rằng các nhân vật nữ quá gợi cảm, giống với những nhân vật xuất hiện trong các bản sao của "Clash of Clans" vào năm 2018.[104] Hai năm trước khi bài đánh giá của Strom xuất hiện, một nhà thiết kế tướng đã trả lời những lời chỉ trích của những người chơi với một vị tướng nữ, trẻ, kém hấp dẫn. Ông cho rằng việc giới hạn các tướng nữ trong một loại cơ thể là hạn chế và cho biết Riot đã đạt được nhiều tiến bộ trong các bản phát hành gần đây.[122]

Các so sánh vẫn tồn tại giữa trò chơi với những trò chơi khác cùng thể loại. Tyler Hicks của GameSpot đã viết rằng những người chơi mới sẽ tiếp nhận Liên Minh Huyền Thoại nhanh hơn DotA và việc loại bỏ các kỹ năng mang tính ngẫu nhiên (kỹ năng định hướng) khiến trò chơi trở nên cạnh tranh hơn.[99] Jackson mô tả cách thức mở khóa các tướng trong Liên Minh Huyền Thoại là "một hình mẫu của sự hào phóng", nhưng lại không bằng trò chơi được cho là phần tiếp theo của DotA (Dota 2 - 2013), do Valve sản xuất.[103] Strom cho biết trò chơi có nhịp độ nhanh so với các trận đấu "buồn ngủ" của Dota 2, nhưng chậm hơn so với các trận đấu MOBA "giao tranh liên tục" như Heroes of the Storm (2015) của Blizzard Entertainment.[104]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại lễ trao giải Game Developers Choice Awards đầu tiên được tổ chức vào năm 2010, trò chơi đã giành được tổng cộng bốn giải thưởng lớn: Công nghệ trực tuyến, Thiết kế trò chơi, Trò chơi trực tuyến mớiNghệ thuật thị giác tốt nhất.[123] Tại Lễ trao giải Golden Joystick năm 2011, trò chơi đã giành được giải Trò chơi miễn phí hay nhất.[124] Âm nhạc của trò chơi cũng đã giành được Giải Shorty,[125] và được đề cử tại giải Hollywood Music in Media Awards.[126]

Liên Minh Huyền Thoại cũng đã nhận được nhiều giải thưởng bởi những đóng góp cho thể thao điện tử. Theo đó, trò chơi đã được đề cử cho giải Trò chơi thể thao điện tử hay nhất tại The Game Awards vào năm 2017 và 2018,[127][128] sau đó liên tục giành chiến thắng trong hai năm 2019 và 2020.[129][130] Các sự kiện cụ thể do Riot Games tổ chức cho các giải đấu thể thao điện tử cũng đã được các lễ trao giải công nhận. Cũng tại The Game Awards, Riot đã giành được giải thưởng Sự kiện thể thao điện tử xuất sắc nhất cho Giải vô địch thế giới năm 20192020.[129][130] Tại lễ trao giải Sports Emmy lần thứ 39 năm 2018, Liên Minh Huyền Thoại đã giành giải Thiết kế đồ họa trực tiếp xuất sắc cho Giải vô địch thế giới năm 2017 với hình ảnh "rồng ngàn tuổi", như một phần của thủ tục trước khi thi đấu, Riot đã sử dụng công nghệ thực tế tăng cường để có một con rồng do máy tính tạo ra bay ngang qua sân khấu.[131][132][133]

Hành vi của người chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng người chơi của Liên Minh Huyền Thoại nổi tiếng lâu đời về "tính toxic",[p][134][135][136] với một cuộc khảo sát của Anti-Defamation League chỉ ra rằng 76% người chơi đã phải trải qua những sự quấy rối trong trò chơi.[137] Riot Games đã thừa nhận vấn đề và trả lời rằng chỉ có một phần nhỏ người chơi của trò chơi là liên tục thực hiện các hành vi tiêu cực. Theo Jeffrey Lin, nhà thiết kế chính của hệ thống xã hội tại Riot Games cho biết: phần lớn các hành vi tiêu cực là do người chơi "thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu trong khi chơi".[138] Một số các biện pháp trừng phạt đã được triển khai để giải quyết vấn đề này. Một trong số đó là chức năng "tố cáo cơ bản", người chơi có thể tố cáo đồng đội hoặc đối thủ nếu họ vi phạm quy tắc đạo đức trong trò chơi. Trò chuyện (chat) trong trò chơi cũng được giám sát bằng các thuật toán để phát hiện một số loại hình lạm dụng.[138] Ngoài ra, có một hệ thống khác là "tòa án" - những người chơi đáp ứng các yêu cầu nhất định có thể xem xét các phiếu tố cáo được gửi về Riot Games. Nếu có đủ người chơi xác định rằng phiếu tố cáo đó chỉ ra đúng vi phạm, một hệ thống tự động sẽ trừng phạt người chơi bị tố cáo.[139] Lin nói rằng việc loại bỏ các hành vi tiêu cực là một mục tiêu không thực tế và không thể giải quyết triệt để được nên cần tập trung vào việc khen thưởng những hành vi tốt của người chơi.[140] Để đạt được hiệu quả đó, Riot đã làm lại "hệ thống vinh danh" vào năm 2017, cho phép người chơi vinh danh đồng đội sau mỗi trận đấu, nếu họ thi đấu một cách tích cực. Và những phiếu vinh danh này sẽ làm tăng "cấp độ vinh danh" của người chơi, qua đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.[141]

Trong thể thao điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cảnh lễ khai mạc trận chung kết giải Giải vô địch thế giới 2018

Liên Minh Huyền Thoại là một trong những bộ môn thể thao điện tử có những giải đấu lớn nhất thế giới, được The New York Times mô tả là "điểm thu hút chính".[142] Lượng người xem trực tuyến và trực tiếp trong các sự kiện thi đấu của trò chơi còn vượt trội hơn so với Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, World Series và Cúp Stanley vào năm 2016.[143] Đối với trận chung kết của Giải vô địch thế giới năm 2019 và 2020, số lượng người xem cùng lúc tại một thời điểm cao nhất lần lượt là 44 và 45 triệu người.[144][145] Harvard Business Review nói rằng Liên Minh Huyền Thoại là hình ảnh thu nhỏ cho sự ra đời của ngành công nghiệp thể thao điện tử.[146]

Tính đến tháng 4 năm 2021, Riot Games điều hành tổng cộng 12 giải đấu khu vực trên toàn thế giới,[147][148][149] bốn trong số đó: LPL, LEC, LCK, và LCS là sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại.[150][151][152][153][154] Năm 2017, hệ thống này có 109 đội và 545 vận động viên.[155] Các giải đấu thường được phát trực tiếp trên các nền tảng như TwitchYouTube.[156] Ở Bắc Mỹ, các trận đấu của giải đấu LCS được phát sóng trên truyền hình cáp bởi mạng thể thao ESPN.[157][158] Tại Trung Quốc, quyền phát trực tiếp các sự kiện quốc tế như Giải vô địch thế giớiMid-Season Invitational đã được bán cho Bilibili vào mùa thu năm 2020 với một hợp đồng ba năm với trị giá 113 triệu đô la Mỹ,[159][160][161] trong khi quyền phát trực tuyến độc quyền cho các giải đấu trong nước và khu vực khác đều thuộc sở hữu của Huya Live.[162] Những tuyển thủ chuyên nghiệp được trả lương cao nhất của Liên Minh Huyền Thoại có mức lương lên đến trên 1 triệu đô la - gấp ba lần mức lương của những tuyển thủ có mức lương cao nhất của Overwatch.[163] Bối cảnh này đã thu hút sự đầu tư từ các doanh nhân không gắn bó với thể thao điện tử, chẳng hạn như vận động viên bóng rổ đã nghỉ hưu Rick Fox, người đã thành lập đội Echofox.[164] Vào năm 2020, vị trí tham dự giải LCS của Echofox đã được bán cho tổ chức Evil Geniuses với giá 33 triệu đô la.[165]

Phương tiện truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm phát triển của Liên Minh Huyền Thoại, vào năm 2019, Riot Games đã công bố một số các trò chơi ở các giai đoạn sản xuất khác nhau có liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ (IP) của Liên Minh Huyền Thoại.[166][167] Tại sự kiện này, một phiên bản độc lập của Đấu Trường Chân Lý cũng đã được công bố cho hệ điều hành di động iOS, Android và được phát hành vào tháng 3 năm 2020. Trò chơi có thể chơi liên thông đa nền tảng với Windows và macOS.[168] Huyền Thoại Runeterra (Legends of Runeterra), một trò chơi dạng thẻ bài, ra mắt vào tháng 4 năm 2020 cho nền tảng Microsoft Windows, trò chơi gồm có các nhân vật trong đa vũ trụ Liên Minh Huyền Thoại.[169][170][171] Cùng năm đó, vào tháng 10, Riot Games cho ra mắt Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến (League of Legends: Wild Rift) là phiên bản trò chơi dành cho hệ điều hành di động Android, iOS và các hệ máy console.[q][174] Thay vì chuyển toàn bộ tài nguyên từ Liên Minh Huyền Thoại qua nền tảng mới, các mô hình nhân vật và môi trường của Tốc Chiến đã được xây dựng lại hoàn toàn.[175] Trò chơi nhập vai một người chơi theo lượt - Ruined King: A League of Legends Story, được phát hành vào năm 2021 cho PlayStation 4, PlayStation 5, Xbox One, Xbox Series X/S, Nintendo Switch và Windows.[176] Đây là tựa game đầu tiên được phát hành dưới quyền xuất bản của Riot Games cho Riot Forge, trong đó các studio không thuộc Riot phát triển trò chơi sử dụng các nhân vật trong Liên Minh Huyền Thoại.[177] Vào tháng 12 năm 2020, Greg Street, phó chủ tịch IP và Giải trí của Riot Games thông báo rằng một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi dựa trên Liên Minh Huyền Thoại đã đang được phát triển.[178] Ngoài ra, Song of Nunu: A League of Legends Story (được phát triển bởi Tequila Works - cha đẻ của Rime), một trò chơi phiêu lưu góc nhìn thứ ba xoay quanh cuộc tìm kiếm mẹ của Nunu, với sự giúp đỡ của Willump, đã được thông báo phát hành dự kiến vào năm 2022.[179]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm nhạc nữ ảo K/DA biểu diễn tại lễ khai mạc trận chung kết Giải vô địch thế giới 2018

Vào năm 2014, Riot Games cho ra mắt ban nhạc heavy metal ảo đầu tiên mang tên Pentakill, quảng cáo cho một dòng trang phục cùng tên.[180][181] Pentakill bao gồm bảy vị tướng và âm nhạc của họ chủ yếu do nhóm nhạc nội bộ của Riot Games thực hiện và có sự góp mặt của tay trống Mötley Crüe Tommy Lee và Danny Lohner, cựu thành viên của ban nhạc rock công nghiệp Nine Inch Nails. Album thứ hai của Pentakill - Grasp of the Undying đã đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng iTunes vào năm 2017.[181]

Theo sau PentakillK/DA, một nhóm nhạc nữ K-pop ảo gồm bốn thành viên (Ahri, Akali, Evelynn, Kai'Sa). Cũng như Pentakill, K/DA là nhóm nhạc quảng cáo cho một dòng trang phục cùng tên.[182] Đĩa đơn đầu tay của nhóm - "Pop/Stars", ra mắt tại Giải vô địch thế giới năm 2018, đã có hơn 550 triệu lượt xem trên nền tảng YouTube và thu hút sự quan tâm rộng rãi từ cả những người không biết đến Liên Minh Huyền Thoại.[183] Sau hai năm gián đoạn, vào tháng 8 năm 2020, Riot Games đã phát hành "The Baddest" - đĩa đơn phát hành trước cho All Out - EP đầu tay của K/DA, gồm 5 ca khúc được phát hành vào tháng 11 năm đó.[184]

Vào năm 2019, Riot đã tạo ra một nhóm hip hop ảo có tên True Damage,[185] gồm các vị tướng: Akali, Yasuo, Qiyana, SennaEkko.[186] Với các ca sĩ - Keke Palmer, Thutmose, Becky G, Duckwrth và Soyeon - đã trình diễn trực tiếp bài hát đầu tay của nhóm - "Giants" trong lễ khai mạc Giải vô địch thế giới năm 2019, kết hợp cùng với hình ảnh ba chiều của các vị tướng.[186] Video ca nhạc quảng cáo trang phục trong trò chơi cũng có sự hợp tác từ hãng thời trang nổi tiếng Louis Vuitton.[187]

Truyện tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, Riot Games đã công bố hợp tác với Marvel Comics.[188] Họ trước đây cũng đã thử nghiệm với việc phát hành truyện tranh thông qua trang web của mình.[189][190] Shannon Liao của The Verge cho biết rằng truyện tranh là "cơ hội hiếm có để Riot thể hiện cốt truyện qua nhiều năm phát triển của mình".[188] Bộ truyện đầu tiên được xuất bản có tên Liên Minh Huyền Thoại: Ashe - Chiến mẫu (League of Legends: Ashe - Warmother), ra mắt vào năm 2018; tiếp theo là Liên Minh Huyền Thoại: Lux (League of Legends: Lux) ra mắt trong cùng năm đó,[191] và một ấn bản được phát hành vào năm 2019.[192]

Loạt phim hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một video kỷ niệm 10 năm phát triển của Liên Minh Huyền Thoại, Riot đã công bố một loạt phim hoạt hình truyền hình - Arcane,[193] sản phẩm đầu tiên của công ty đối với thể loại truyền hình.[194] Arcane là một nỗ lực hợp tác giữa Riot Games và xưởng hoạt hình Fortiche Production.[194] Trong một cuộc phỏng vấn với The Hollywood Reporter, người đứng đầu bộ phận phát triển sáng tạo Greg Street cho biết loạt phim này “không phải là một chương trình nhẹ nhàng. Có một số chủ đề nghiêm túc mà chúng tôi đã thể hiện ở trong phim, vì vậy chúng tôi không muốn trẻ em theo dõi và mong đợi vào điều gì đó không đúng".[193] Bộ phim lấy bối cảnh thành phố giả tưởng Piltover cùng với một thành phố chị em bị áp bức dưới lòng đất - Zaun,[194][195][196] được ấn định sẽ phát hành vào năm 2020 nhưng đã bị trì hoãn bởi đại dịch COVID-19.[197] Một năm sau đó, vào ngày 6 tháng 11 năm 2021, Arcane được công chiếu trên Netflix sau khi Giải vô địch thế giới năm 2021 kết thúc,[198] và ra mắt thông qua Tencent Video tại Trung Quốc.[194] Bộ phim đã nhận được sự hoan nghênh từ giới phê bình khi phát hành, với việc Rafael Motomayor của IGN đã hỏi rằng liệu bộ phim có đánh dấu sự kết thúc của "lời nguyền chuyển thể từ trò chơi điện tử" hay không.[199] Phim có sự tham gia lồng tiếng của Hailee Steinfeld trong vai Vi, Ella Purnell trong vai Jinx, Kevin Alejandro trong vai Jayce và Katie Leung trong vai Caitlyn.[200] Sau phần cuối cùng của mùa một, Riot Games cùng với Netflix đã thông báo mùa thứ hai của Arcane đang được phát triển và dự kiến sẽ ra mắt sớm nhất vào năm 2023.[194][201][202][203]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “League of Legends's reporting in Champion select feature set for July launch”. PCGamesN. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ a b c Blue, Rosario (18 tháng 7 năm 2020). “League of Legends: a beginner's guide”. TechRadar. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Watson, Max (Summer 2015). “A medley of meanings: Insights from an instance of gameplay in League of Legends” (PDF). Journal of Comparative Research in Anthropology and Sociology. 6.1 (2068–0317): 233. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020. Similar to an RTS, players control the action from an isometric perspective, however, instead of controlling multiple units, each player only controls a single champion.
  4. ^ Heath, Jerome (30 tháng 11 năm 2021). “All League of Legends champion release dates”. Dot Esports. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Garcia, Ethan (13 tháng 7 năm 2022). “How many champions are there in League of Legends?”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ a b Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ a b “League of Legends translated”. BBC Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ Watson, Max (Summer 2015). “A medley of meanings: Insights from an instance of gameplay in League of Legends” (PDF). Journal of Comparative Research in Anthropology and Sociology. 6.1 (2068–0317): 225. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020. [...] all champion experience, gold, and items are lost after an individual match is over [...]
  9. ^ Nghĩa tiếng Việt là "khe nứt của triệu hồi sư"
  10. ^ Rand, Emily (17 tháng 9 năm 2019). “How the meta has evolved at the League of Legends World Championship”. ESPN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “Esports primer: League of Legends”. Reuters. 25 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ Barrabi, Thomas (3 tháng 12 năm 2019). “Saudi Arabia to host 'League of Legends's esports competition with Riot Games”. Fox Business. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ Gao, Gege; Min, Aehong; Shih, Patrick C. (28 tháng 11 năm 2017). “Gendered design bias: gender differences of in-game character choice and playing style in league of legends”. Proceedings of the 29th Australian Conference on Computer-Human Interaction. OZCHI '17. Brisbane, Australia: Association for Computing Machinery. tr. 310. doi:10.1145/3152771.3152804. ISBN 978-1-4503-5379-3.
  14. ^ Kou, Yubo; Gui, Xinning (tháng 10 năm 2020). “Emotion Regulation in eSports Gaming: A Qualitative Study of League of Legends”. Proceedings of the ACM on Human-Computer Interaction. 4. tr. 158:4. doi:10.1145/3415229. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  15. ^ “Tất tần tật về hệ thống rank Liên Minh Huyền Thoại”. 20 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ “LoL Ranking System → All about League of Legends Ranks”. Esports.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ Kelly, Michael (27 tháng 6 năm 2022). “League of Legends' Ranking System Explained | How it Works”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ Riot Games (28 tháng 10 năm 2022). “MMR, Xếp hạng, và LP”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ “League of Legends terminology explained”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  20. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020. Each team has 11 turrets. Every lane features two turrets in the lane, with a third at the end protecting the base and one of the three inhibitors. The last two turrets guard the Nexus and can only be attacked once an inhibitor is destroyed.
  21. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020. The last two turrets guard the Nexus and can only be attacked once an inhibitor is destroyed. Remember those minions? Take down an inhibitor and that lane will begin to spawn allied Super Minions, who do extra damage and present a difficult challenge for the enemy team.
  22. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020. ... a jungler kills various monsters in the jungle, like the Blue Buff, the Red Buff, Raptors, Gromps, Wolves and Krugs. Like minions, these monsters grant you gold and experience.
  23. ^ Watson, Max (Summer 2015). “A medley of meanings: Insights from an instance of gameplay in League of Legends” (PDF). Journal of Comparative Research in Anthropology and Sociology. 6 (1): 233. ISSN 2068-0317. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020. After a champion or neutral monster is killed, a period of time must pass before it can respawn and rejoin the game.
  24. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  25. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020. Getting strong enough to destroy the enemy Nexus comes with time. Games last anywhere from 15 minutes to, at times, even hours, depending on strategy and skill.
  26. ^ Blue, Rosario (18 tháng 7 năm 2020). “League of Legends: a beginner's guide”. TechRadar. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  27. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  28. ^ Gilliam, Ryan (29 tháng 9 năm 2016). “The complete beginner's guide to League of Legends”. The Rift Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  29. ^ Wolf, Jacob (18 tháng 9 năm 2020). “League 101: A League of Legends beginner's guide”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020. Junglers start in the jungle, with the sole goal of powering up their characters to become strong enough to invade one of the three lanes to outnumber the opponents in that lane.
  30. ^ Cameron, Phil (29 tháng 5 năm 2014). “What is ARAM and why is it brilliant? Harnessing the chaos of League of Legend's new mode”. PCGamesN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  31. ^ LeJacq, Yannick (1 tháng 5 năm 2015). “League of Legends's 'For Fun' Mode Just Got A Lot More Fun”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ Talbot, Carrie (11 tháng 6 năm 2021). “League of Legends gets some ARAM balance tweaks next patch”. PCGamesN. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  33. ^ Donaldson, Scott (1 tháng 7 năm 2017). “Mechanics and Metagame: Exploring Binary Expertise in League of Legends”. Games and Culture (bằng tiếng Anh). 12 (5): 426–444. doi:10.1177/1555412015590063. ISSN 1555-4120. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  34. ^ Goslin, Austen (31 tháng 7 năm 2019). “Teamfight Tactics is now a permanent mode of League of Legends”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
  35. ^ Gilroy, Joab (4 tháng 7 năm 2019). “An Introduction to Auto Chess, Teamfight Tactics and Dota Underlords”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2019.
  36. ^ Palmer, Philip (9 tháng 3 năm 2020). “Teamfight Tactics guide: How to play Riot's autobattler”. PC Gamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
  37. ^ Harris, Olivia (19 tháng 3 năm 2020). “Teamfight Tactics Is Out Now For Free On Mobile With Cross-Play”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  38. ^ Carter, Chris (9 tháng 4 năm 2016). “League of Legends' rotating game mode system is live”. Destructoid. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  39. ^ Talbot, Carrie (31 tháng 3 năm 2021). “League of Legends patch 11.7 notes – Space Groove skins, One for All”. PCGamesN. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  40. ^ Plunkett, Luke (2 tháng 4 năm 2014). “Riot Broke League Of Legends, And Fans Love It”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  41. ^ Sanchez, Miranda (1 tháng 4 năm 2014). “League of Legends Releases Ultra Rapid Fire Mode”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  42. ^ LeJacq, Yannick (2 tháng 4 năm 2015). “League Of Legends Should Keep Its Ridiculous April Fool's Joke Going”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  43. ^ Talbot, Carrie (5 tháng 3 năm 2020). “League of Legends' hilarious One for All mode is back”. PCGamesN. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  44. ^ Savage, Phil (27 tháng 5 năm 2014). “League of Legends' new One For All: Mirror Mode gives all ten players the same champion”. PC Gamer. Future plc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  45. ^ Jones, Ali (3 tháng 8 năm 2018). “League of Legends is adding Nexus Blitz, a lightning-fast "experimental" game mode”. PCGamesN. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  46. ^ Crecente, Brian (27 tháng 10 năm 2019). “The origin story of League of Legends”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  47. ^ Kollar, Philip (13 tháng 9 năm 2016). “The past, present and future of League of Legends studio Riot Games”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ a b Crecente, Brian (27 tháng 10 năm 2019). “The origin story of League of Legends”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  49. ^ Augustine, Josh (17 tháng 8 năm 2010). “Riot Games' dev counter-files "DotA" trademark”. PC Gamer. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  50. ^ Remo, Chris (22 tháng 5 năm 2009). “Interview: Riot Games On The Birth Of League Of Legends”. Gamasutra. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  51. ^ Perez, Daniel (16 tháng 1 năm 2009). “League of Legends Interview”. 1UP. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  52. ^ a b c Kollar, Philip (13 tháng 9 năm 2016). “The past, present and future of League of Legends studio Riot Games”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  53. ^ Crecente, Brian (27 tháng 10 năm 2019). “The origin story of League of Legends”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  54. ^ a b Meer, Alec (7 tháng 10 năm 2008). “League Of Legends: DOTA Goes Formal”. Rock, Paper, Shotgun (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  55. ^ Park, Andrew (14 tháng 7 năm 2009). “League of Legends goes free-to-play”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  56. ^ Crecente, Brian. “League of Legends is now 10 years old. This is the story of its birth”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020. League of Legends was announced on Oct. 7, 2008 and went into closed beta in April 2009.
  57. ^ Kollar, Philip (9 tháng 12 năm 2015). “A look back at all the ways League of Legends has changed over 10 years”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  58. ^ Crecente, Brian. “League of Legends is now 10 years old. This is the story of its birth”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  59. ^ Kolan, Nick (26 tháng 7 năm 2011). “Ten League of Legends Games are Started Every Second”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2019. The free-to-play DotA-inspired multiplayer online battle arena [...] was released on October 27, 2009 [...]
  60. ^ Kollar, Philip (13 tháng 9 năm 2016). “The past, present and future of League of Legends studio Riot Games”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  61. ^ Goslin, Austen (6 tháng 11 năm 2019). “League of Legends transformed the video game industry over the last decade”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020. When these patches first started around 2014 [...] Now that players have grown accustomed to Riot's cadence of a patch—more or less—every two weeks, the changes themselves are part of the mastery.
  62. ^ Blakeley, Lindsay; Helm, Burt (tháng 12 năm 2016). “Why Riot Games is Inc.'s 2016 Company of the Year”. Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ Heath, Jerome (30 tháng 11 năm 2021). “All League of Legends champion release dates”. Dot Esports. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  64. ^ Webster, Andrew (12 tháng 5 năm 2020). “How Riot reinvents old League of Legends champions like comic book superheroes”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  65. ^ Cocke, Taylor (1 tháng 3 năm 2013). “League of Legends Now Available on Mac”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  66. ^ Kordyaka, Bastian; Hribersek, Sidney (8 tháng 1 năm 2019). “Crafting Identity in League of Legends – Purchases as a Tool to Achieve Desired Impressions”. Proceedings of the 52nd Hawaii International Conference on System Sciences: 1508. doi:10.24251/HICSS.2019.182. ISBN 978-0-9981-3312-6. Riot's main source of income is the sale of the in-game currency called Riot Points (RP). Players can buy virtual items using RPs, whereby the majority of them possesses no functional value (champion skins, accessories) and can be considered aesthetic items.
  67. ^ Friedman, Daniel (23 tháng 2 năm 2016). “How to get the most out of gambling on League of Legends' Mystery Skins”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  68. ^ Blakeley, Lindsay; Helm, Burt (tháng 12 năm 2016). “Why Riot Games is Inc.'s 2016 Company of the Year”. Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  69. ^ Lee, Julia (20 tháng 8 năm 2019). “League of Legends fans angry over Riot Games' latest monetization effort”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  70. ^ Zendle, David; Cairns, Paul; Barnett, Herbie; McCall, Cade (1 tháng 1 năm 2020). “Paying for loot boxes is linked to problem gambling, regardless of specific features like cash-out and pay-to-win” (PDF). Computers in Human Behavior (bằng tiếng Anh). 102: 181. doi:10.1016/j.chb.2019.07.003. ISSN 0747-5632. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  71. ^ Powell, Steffan (18 tháng 10 năm 2019). “League of Legends: Boss says it's 'not for casual players'. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  72. ^ Lee, Julia (20 tháng 8 năm 2019). “League of Legends fans angry over Riot Games' latest monetization effort”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  73. ^ Chalk, Andy (11 tháng 8 năm 2014). “Ubisoft analyst criticizes League of Legends monetization, warns other studios not to try it”. PC Gamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  74. ^ a b “Report: League of Legends produced $1.75 billion in revenue in 2020”. Reuters. 11 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  75. ^ a b “Market Brief  – 2018 Digital Games & Interactive Entertainment Industry Year In Review”. SuperData Research. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2019.
  76. ^ Blakeley, Lindsay; Helm, Burt (tháng 12 năm 2016). “Why Riot Games is Inc.'s 2016 Company of the Year”. Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  77. ^ Gilliam, Ryan (13 tháng 4 năm 2018). “The history of the League of Legends”. The Rift Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  78. ^ Watson, Max (Summer 2015). “A medley of meanings: Insights from an instance of gameplay in League of Legends” (PDF). Journal of Comparative Research in Anthropology and Sociology. 6 (1): 234. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020. Moreover, LoL's content and gameplay lack the [...] strong ties to real world issues [...] LoL does of course have a lore, but it recounts a fantastical alternate world which can often descend into hackneyed good and evil terms.
  79. ^ Kollar, Philip (13 tháng 9 năm 2016). “The past, present and future of League of Legends studio Riot Games”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  80. ^ Gilliam, Ryan (13 tháng 4 năm 2018). “The history of the League of Legends”. The Rift Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  81. ^ Gera, Emily (5 tháng 9 năm 2014). “Riot Games is rebooting the League of Legends lore”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  82. ^ Plunkett, Luke (4 tháng 9 năm 2014). “League Of Legends Just Destroyed Its Lore, Will Start Over”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020. [...] it's a move Riot were always going to have to make. As League grows in popularity, so too do its chances of becoming something larger, something that can translate more easily into things like TV series and movies.
  83. ^ LeJacq, Yannick (4 tháng 6 năm 2015). “Riot Games Hires Graham McNeill For League Of Legends”. Kotaku Australia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  84. ^ a b Blakeley, Lindsay; Helm, Burt (tháng 12 năm 2016). “Why Riot Games is Inc.'s 2016 Company of the Year”. Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  85. ^ Liao, Shannon (19 tháng 11 năm 2018). “League of Legends turns to Marvel comics to explore the game's rich lore”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  86. ^ Marshall, Cass (5 tháng 12 năm 2019). “Riot's new games are League of Legends's best asset (and biggest threat)”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  87. ^ “Liên Minh Huyền Thoại ấn định ngày Closed Beta: 12 giờ trưa 08/08/2012”. lienminh.garena.vn (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
  88. ^ “Chiến Thần chính thức ra mắt, gamer Việt đã có thể "chiến". Việt Giải Trí. 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.
  89. ^ News, VietNamNet. “Thêm một game lậu quảng bá tại Việt Nam”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  90. ^ VCCorp.vn. “WCG 2011 và DotA 2: Chiến thần – Chiêu PR hoàn hảo của LoL”. genk.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
  91. ^ “Liên Minh Huyền Thoại và chế độ Đấu Trường Chân Lý sẽ lần đầu tiên được phát hành bởi Riot Games tại khu vực Đông Nam Á”. riotgames.com. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.
  92. ^ “Chính thức: Riot Games sẽ tiếp quản lại Liên Minh Huyền Thoại và Đấu Trường Chân Lý tại khu vực Đông Nam Á | ONE Esports Vietnam”. www.oneesports.vn. 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
  93. ^ a b League of Legends. Metacritic. Fandom, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021.
  94. ^ “League of Legends for PC from 1UP”. 1UP. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  95. ^ “League of Legends – Review – PC”. Eurogamer. 27 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  96. ^ a b McCormick, Rick (5 tháng 11 năm 2009). “League of Legends review”. GamesRadar+. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  97. ^ Hunt, Geoff. “League of Legends Review for the PC”. Game Revolution. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  98. ^ a b VanOrd, Kevin (17 tháng 10 năm 2013). “League of Legends – Retail Launch Review”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  99. ^ a b c d Hicks, Tyler (10 tháng 10 năm 2013). “League of Legends Review”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  100. ^ “GameSpy The Consensus League of Legend Review”. GameSpy. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  101. ^ “League of Legends – PC – Review”. GameZone. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  102. ^ a b c d e f Butts, Steve (5 tháng 11 năm 2009). “League of Legends Review – PC Review at IGN”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  103. ^ a b c d e f g Jackson, Leah B. (13 tháng 2 năm 2014). “League of Legends Review”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  104. ^ a b c d e Strom, Steven (30 tháng 5 năm 2018). “League of Legends review”. PC Gamer. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  105. ^ “Một số định nghĩa – thuật ngữ cơ bản nhất trong game”. Game4V. 8 tháng 4 năm 2015.
  106. ^ Smith, Quintin (27 tháng 11 năm 2009). “League of Legends”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  107. ^ a b VanOrd, Kevin (17 tháng 10 năm 2013). “League of Legends – Retail Launch Review”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2012.
  108. ^ a b Crecente, Brian (4 tháng 11 năm 2009). “League of Legends Review: Free, Addictive, Worthy”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  109. ^ Smith, Quintin (27 tháng 11 năm 2009). “League of Legends”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2006.
  110. ^ “League of Legends Review”. GamesRadar+. 23 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  111. ^ VanOrd, Kevin (17 tháng 10 năm 2013). “League of Legends – Retail Launch Review”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  112. ^ Smith, Quintin (27 tháng 11 năm 2009). “League of Legends”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2006.
  113. ^ a b Crecente, Brian (4 tháng 11 năm 2009). “League of Legends Review: Free, Addictive, Worthy”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  114. ^ Gilliam, Ryan (19 tháng 6 năm 2017). “The new rune system fixes one of League's biggest problems”. The Rift Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  115. ^ Scott, Ryan (30 tháng 11 năm 2009). “GameSpy: The Consensus: League of Legends Review”. GameSpy. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  116. ^ VanOrd, Kevin (17 tháng 10 năm 2013). “League of Legends – Retail Launch Review”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2012.
  117. ^ Graf, Michael (5 tháng 11 năm 2009). “League of Legends – Angespielt: Kein Test, obwohl es schon im Laden liegt” [League of Legends - Đã chơi: Không có đánh giá, mặc dù nó có sẵn trong cửa hàng]. GameStar (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  118. ^ Squires, Jim (23 tháng 3 năm 2010). “League of Legends Review”. Gamezebo. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  119. ^ “League of Legends Review”. GameRevolution. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  120. ^ Crecente, Brian (4 tháng 11 năm 2009). “League of Legends Review: Free, Addictive, Worthy”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  121. ^ Crecente, Brian (4 tháng 11 năm 2009). “League of Legends Review: Free, Addictive, Worthy”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  122. ^ Hernandez, Patricia (3 tháng 5 năm 2016). “League of Legends Champ Designer Gives Some Real Talk On Sexy Characters”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  123. ^ “Riot's League of Legends Leads Game Developers Choice Online Award Winners”. Gamasutra. 8 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
  124. ^ Liebl, Matt (5 tháng 1 năm 2021). “League of Legends Wins 2011 Golden Joystick Award for Best Free-to-Play Game”. GameZone. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
  125. ^ “K/DA – POP/STARS – The Shorty Awards”. Shorty Awards. 29 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2020.
  126. ^ “2019 Music in Visual Media Nominations”. Hollywood Music in Media Awards. 5 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.
  127. ^ Makuch, Eddie (8 tháng 12 năm 2017). “The Game Awards 2017 Winners Headlined By Zelda: Breath Of The Wild's Game Of The Year”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2018.
  128. ^ Grant, Christopher (6 tháng 12 năm 2018). “The Game Awards 2018: Here are all the winners”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2018.
  129. ^ a b Makuch, Eddie (13 tháng 12 năm 2019). “The Game Awards 2019 Winners: Sekiro Takes Game Of The Year”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2019.
  130. ^ a b Stedman, Alex (10 tháng 12 năm 2020). “The Game Awards 2020: Complete Winners List”. Variety (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  131. ^ Lee, Julia (9 tháng 5 năm 2018). “Riot Games wins a Sports Emmy for Outstanding Live Graphic Design”. The Rift Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  132. ^ Webster, Andrew (11 tháng 11 năm 2019). “Designing League of Legends' stunning holographic Worlds opening ceremony”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  133. ^ Goslin, Austen (24 tháng 10 năm 2020). “How Riot created the virtual universe of the 2020 League of Legends World Championships”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  134. ^ Kou, Yubo (tháng 1 năm 2013). “Regulating Anti-Social Behavior on the Internet: The Example of League of Legends” (PDF). IConference 2013 Proceedings: 612–622. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  135. ^ “How League Of Legends Enables Toxicity”. Kotaku (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  136. ^ Alexander, Julia (20 tháng 3 năm 2018). “League of Legends's senior designer outlines how they battle rampant toxicity”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  137. ^ “Free to Play? Hate, Harassment and Positive Social Experience in Online Games 2020”. Anti-Defamation League. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  138. ^ a b Webster, Andrew (6 tháng 3 năm 2015). “How League of Legends could make the internet a better place”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  139. ^ Skiffington, Dillion. “League of Legends's Neverending War On Toxic Behavior”. Kotaku (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  140. ^ Alexander, Julia (20 tháng 3 năm 2018). “League of Legends's senior designer outlines how they battle rampant toxicity”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  141. ^ Lee, Julia (13 tháng 6 năm 2017). “New Honor System: How it works and what you can get”. The Rift Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  142. ^ Segal, David (10 tháng 10 năm 2014). “Behind League of Legends, E-Sports's Main Attraction”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
  143. ^ Hardenstein, Taylor Stanton (Spring 2017). "Skins" in the Game: Counter-Strike, Esports, and the Shady World of Online Gambling”. UNLV Gaming Law Journal. 7: 119. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021. A year later, the same championship was held in the 40,000-seat World Cup Stadium in Seoul, South Korea while another 27 million people watched online-more than the TV viewership for the final round of the Masters, the NBA Finals, the World Series, and the Stanley Cup Finals, for that same year.
  144. ^ Webb, Kevin (18 tháng 12 năm 2019). “More than 100 million people watched the 'League of Legends's World Championship, cementing its place as the most popular esport”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  145. ^ Huang, Zheping (7 tháng 4 năm 2021). “Tencent Bets Billions on Gamers With More Fans Than NBA Stars”. Bloomberg News. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  146. ^ Di Fiore, Alessandro (3 tháng 6 năm 2014). “Disrupting the Gaming Industry with the Same Old Playbook”. Harvard Business Review. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  147. ^ Heath, Jerome (12 tháng 4 năm 2021). “All of the teams qualified for the 2021 League of Legends Mid-Season Invitational”. Dot Esports. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  148. ^ Webster, Andrew (21 tháng 7 năm 2020). “League of Legends esports is getting a big rebrand in an attempt to become more global”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  149. ^ Lim, Jang-won (20 tháng 4 năm 2021). “MSI preview: 11 teams heading to Iceland; VCS unable to attend once again”. Korea Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  150. ^ Ashton, Graham (30 tháng 4 năm 2017). “Franchising Comes to Chinese League of Legends, Ending Relegation in LPL”. Esports Observer. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  151. ^ Wolf, Jacob (27 tháng 3 năm 2018). “EU LCS changes to include salary increase, franchising and rev share”. ESPN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  152. ^ Samples, Rachel (5 tháng 4 năm 2020). “LCK to adopt franchise model in 2021”. Dot Esports. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  153. ^ Wolf, Jacob (3 tháng 9 năm 2020). “LCK determines 10 preferred partners for 2021”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  154. ^ Spangler, Todd (20 tháng 11 năm 2020). “Ten Franchise Teams for 'League of Legends's North American eSports League Unveiled”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  155. ^ Hester, Blake (21 tháng 12 năm 2017). “More Than 360 Million People Watched This Year's 'League of Legends's Mid-Season Invitational”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  156. ^ Huang, Zheping (7 tháng 4 năm 2021). “Tencent Bets Billions on Gamers With More Fans Than NBA Stars”. Bloomberg News. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  157. ^ Alexander, Julia (8 tháng 4 năm 2020). “ESPN becomes the official broadcast home for League of Legends's Spring Split Playoffs”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  158. ^ Blakeley, Lindsay; Helm, Burt (tháng 12 năm 2016). “Why Riot Games is Inc.'s 2016 Company of the Year”. Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  159. ^ Esguerra, Tyler (3 tháng 8 năm 2020). “Riot signs 3-year deal granting Bilibili exclusive broadcasting rights in China for international events”. Dot Esports. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  160. ^ Reuters staff (6 tháng 12 năm 2019). “Bilibili inks three-year contract to broadcast League of Legends in China”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  161. ^ Chen, Hongyu (14 tháng 8 năm 2020). “Bilibili Shares 2020 LoL Worlds Chinese Media Rights With Penguin Esports, DouYu, and Huya”. Esports Observer. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  162. ^ Chen, Hongyu (29 tháng 10 năm 2019). “Huya to Stream Korean League of Legends Matches in Three-Year Exclusive Deal”. The Esports Observer. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  163. ^ Capps, Robert (19 tháng 2 năm 2020). “How to Make Billions in E-Sports”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020. According to Miller, the top players make closer to $300,000, which is still relatively cheap; League of Legends player salaries can reach seven figures.
  164. ^ Soshnick, Scott (18 tháng 12 năm 2015). “Former NBA Player Rick Fox Buys eSports Team Gravity”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  165. ^ Yim, Miles (18 tháng 11 năm 2019). “People are investing millions into League of Legends franchises. Will the bet pay off?”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  166. ^ Lee, Julia (15 tháng 10 năm 2019). “League of Legends 10th Anniversary stream announcements”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  167. ^ Beckhelling, Imogen (16 tháng 10 năm 2019). “Here's everything Riot announced for League of Legends's 10 year anniversary”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  168. ^ Harris, Olivia (19 tháng 3 năm 2020). “Teamfight Tactics Is Out Now For Free On Mobile With Cross-Play”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  169. ^ Cox, Matt (6 tháng 5 năm 2020). “Legends Of Runeterra review”. Rock, Paper, Shotgun (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  170. ^ Yin-Poole, Wesley (4 tháng 4 năm 2020). “League of Legends card game Legends of Runeterra launches end of April”. Eurogamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  171. ^ Goslin, Austen (12 tháng 1 năm 2020). “Legends of Runeterra will go into open beta at the end of January”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  172. ^ Fischer, Tyler (16 tháng 10 năm 2019). “League of Legends Coming to Consoles and Phones”. ComicBook.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  173. ^ Halliday, Fergus (26 tháng 10 năm 2020). “Every champion confirmed for League of Legends: Wild Rift”. PC World. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  174. ^ Webster, Andrew (15 tháng 10 năm 2019). “League of Legends is coming to mobile and console”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  175. ^ Beckhelling, Imogen (16 tháng 10 năm 2019). “Here's everything Riot announced for League of Legends's 10 year anniversary”. Eurogamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020. League of Legends: Wild Rift is a redesigned 5v5 MOBA coming to Android, iOS and console. It features a lot of the same game play as LOL on PC, but has built completely rebuilt from the ground up to make a more polished experience for players on other platforms.
  176. ^ Tapsell, Chris (31 tháng 10 năm 2020). “Single-player League of Legends "true RPG" Ruined King coming early 2021”. Eurogamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  177. ^ Clayton, Natalie (31 tháng 10 năm 2020). “League of Legends's RPG spin-off Ruined King arrives next year”. Rock, Paper, Shotgun (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  178. ^ Prescott, Shaun (18 tháng 12 năm 2020). “Riot is working on a League of Legends MMO”. PC Gamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2020.
  179. ^ Tack, Daniel (16 tháng 11 năm 2021). “Tequila Works Announces Song Of Nunu: A League of Legends Story”. Game Informer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  180. ^ Jones, Alistair (6 tháng 3 năm 2020). “League of Legends's Metal Band is Getting Back Together”. Kotaku UK. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  181. ^ a b Lawson, Dom (6 tháng 8 năm 2017). “Pentakill: how a metal band that doesn't exist made it to No 1”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  182. ^ Lee, Julia (5 tháng 11 năm 2018). “K/DA, Riot Games' pop girl group, explained”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  183. ^ Carpenter, Nicole (28 tháng 10 năm 2020). “League of Legends K-pop group K/DA debuts new music video”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  184. ^ Webster, Andrew (27 tháng 8 năm 2020). “League of Legends's virtual K-pop group K/DA is back with a new song”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  185. ^ Chan, Tim (16 tháng 11 năm 2019). “The True Story of True Damage: The Virtual Hip-Hop Group That's Taking Over the Internet IRL”. Rolling Stone (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  186. ^ a b Lee, Julia (11 tháng 11 năm 2019). “True Damage, League of Legends's hip-hop group, explained”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  187. ^ Webster, Andrew (11 tháng 11 năm 2019). “Designing League of Legends's stunning holographic Worlds opening ceremony”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  188. ^ a b Liao, Shannon (19 tháng 11 năm 2018). “League of Legends turns to Marvel comics to explore the game's rich lore”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  189. ^ Lee, Julia (18 tháng 8 năm 2017). “Darius' story revealed in Blood of Noxus comic”. The Rift Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  190. ^ Liao, Shannon (19 tháng 11 năm 2018). “League of Legends turns to Marvel comics to explore the game's rich lore”. The Verge (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020. So far, Riot has limited its comic book ambitions to panels published on its site, which are timed to certain champion updates or cosmetic skin releases. Notably, a comic featuring Miss Fortune, a deadly pirate bounty hunter and captain of her own ship who seeks revenge on the men who betrayed her, was released last September.
  191. ^ “Marvel and Riot Games Give Lux from 'League of Legends' Her Own Series in May”. Marvel Entertainment. 24 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  192. ^ 'League of Legends: Lux' Will Come to Print for the First Time This Fall”. Marvel Entertainment. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  193. ^ a b Shanley, Patrick (15 tháng 10 năm 2019). “Riot Games Developing Animated Series Based on 'League of Legends'. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  194. ^ a b c d e Rosario, Alexandra Del (21 tháng 11 năm 2021). 'Arcane' Renewed For Season 2 By Netflix”. Deadline Hollywood (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  195. ^ Marshall, Cass (15 tháng 10 năm 2019). “League of Legends is getting its own animated series called Arcane”. Polygon (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  196. ^ Capel, Chris J. (16 tháng 10 năm 2019). “League of Legends Arcane animated series will show the origins of Jinx and Vi”. PCGamesN. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
  197. ^ Summers, Nick (11 tháng 6 năm 2020). 'League of Legends's TV show 'Arcane' has been pushed back to 2021”. Engadget (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  198. ^ Goslin, Austen (3 tháng 5 năm 2021). “League of Legends animated series is heading to Netflix”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.
  199. ^ Motamayor, Rafael (20 tháng 11 năm 2021). “Arcane Season 1 Review”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  200. ^ Cremona, Patrick (3 tháng 11 năm 2021). “Arcane: release date, cast and trailer for the League of Legends Netflix series”. Radio Times. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  201. ^ Alvis. “Liên Minh Huyền Thoại: Toàn bộ thông tin về Phần 2 của series nổi tiếng Arcane”. mgn.vn. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
  202. ^ “Arcane phần 2 đã được ấn định thời điểm ra mắt vào năm 2023”. Game4V - Nói về Game. 17 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
  203. ^ Kelly, Michael (5 tháng 10 năm 2022). “Arcane Season 2 Details | Release date speculation, potential story, & more”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mod (viết tắt của modification) tức sự sửa đổi: là một sự thay đổi của người chơi hoặc người hâm mộ của một trò chơi điện tử thay đổi một hoặc nhiều khía cạnh của trò chơi đó, chẳng hạn như đồ họa hoặc hành xử trong trò chơi.
  2. ^ PvP (viết tắt của thuật ngữ Player versus Player): là chế độ chơi game giữa người với người. Tại đây, người chơi có thể thỏa thích thể hiện kỹ năng để so tài với người chơi khác.
  3. ^ a b Điểm kinh nghiệm trong game (thường được viết tắt là EXP hoặc XP): Là một đơn vị được dùng để định lượng sự tiến bộ của người chơi trong game. Thông thường điểm kinh nghiệm sẽ được sử dụng thông qua một hình thức hiển thị (nhân vật, tài khoản người chơi,…).
  4. ^ Spin-off: là các phương tiện truyền thông, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử hoặc bất kỳ tác phẩm tường thuật nào có nguồn gốc từ một hoặc nhiều tác phẩm đã có. Nó thường nêu chi tiết hơn về các khía cạnh khác của tác phẩm gốc
  5. ^ Bệ đá cổ: một công trình trong Liên Minh Huyền Thoại, nơi các người chơi bắt đầu và xuất hiện trở lại sau khi bị hạ gục.
  6. ^ Trước đó có bảy bậc, bao gồm: Đồng, Bạc, Vàng, Bạch kim, Kim Cương, Cao Thủ và Thách Đấu.[13]
  7. ^ Non-player character là một nhân vật trong các trò chơi mà những người chơi không thể điều khiển được. Trong những video game thì nhân vật này được điều khiển bằng máy tính thông qua trí thông minh nhân tạo. Còn trong các trò chơi nhập vai thì chúng được điều khiển bởi những người quản trò hay trọng tài.
  8. ^ Farm là một thuật ngữ trong trò chơi dùng để chỉ hành động người chơi tiêu diệt đối thủ, quái, lính hay các công trình để gia tăng lượng vàng và kinh nghiệm trong game.
  9. ^ Demo là viết tắt của demonstration: được hiểu là thử nghiệm, giới thiệu sản phẩm mới hoặc bản xem trước.
  10. ^ a b c Free To Play hay F2P: là một thuật ngữ chỉ những trò chơi trực tuyến không thu phí tham gia của người chơi.
  11. ^ a b Thử nghiệm beta: là thủ tục của một sản phẩm phần mềm để thử nghiệm bởi các khách hàng trong môi trường thực tế/ảo trước khi chính thức phát hành, được xem như là một phương thức kiểm tra chất lượng trong sử dụng thực tế.
  12. ^ Phụ đề ở đây được hiểu là tiêu đề phụ đặt sau tên trò chơi. Ví dụ: League of Legends: Clash of Fates, trong đó League of Legends là tên trò chơi, còn Clash of Fates là phụ đề.
  13. ^ World Cyber Games (WCG) là lễ hội trò chơi điện tử lớn nhất trong năm. Luôn có hơn một triệu lượt khách đến với lễ hội mỗi năm. WCG quy tụ các game thủ từ khắp nơi trên thế giới để cùng nhau xây dựng và trải nghiệm môi trường trò chơi điện tử.
  14. ^ Giá trị chơi lại (tiếng Anh: replay value) là một thuật ngữ dùng để chỉ tiềm năng của một trò chơi điện tử hoặc các sản phẩm phương tiện khác khiến cho người chơi/người sử dụng liên tục chơi/sử dụng lại nhiều lần hơn là chỉ một lần duy nhất.[105]
  15. ^ Bài đánh giá của Scott đề cập đến hệ thống tiền thưởng trong trò chơi hiện đã ngừng hoạt động cho các tướng có thể kiếm được từ từ trong khi chơi hoặc mua hoàn toàn bằng tiền thật[114]
  16. ^ a b Toxic (hiểu theo nghĩa bóng): nhằm chỉ bất cứ điều gì đem lại ảnh hưởng tiêu cực, xấu xa cho người khác. Tùy vào từng trường hợp mà toxic sẽ mang ý nghĩa mà người dùng muốn truyển tải.
  17. ^ Mặc dù một số nguồn đã tuyên bố rằng trò chơi sẽ có sẵn cho PlayStation 4Xbox One,[172] những người khác cũng đề cập đến Nintendo Switch.[173] Nhưng Riot vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào về hệ máy chơi game sẽ có mặt trên đó.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Trang chủ[sửa | sửa mã nguồn]

Trang web tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]