Liên hiệp Quốc tế về Nghiên cứu Đệ Tứ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hiệp Quốc tế về Nghiên cứu Đệ Tứ
International Union for Quaternary Research
Tên viết tắtINQUA
Thành lập1928
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Chủ tịch
Hà Lan Thijs Van Kolfschoten
Tổng thư ký
Hungary Eniko Magyari
Chủ quản
Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC)
Trang webINQUA Official website

Liên đoàn Quốc tế về Nghiên cứu Đệ Tứ hay Liên hiệp Quốc tế về Nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ, viết tắt theo tiếng AnhINQUA (International Union for Quaternary Research), là một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu Kỷ Đệ Tứthời kỳ băng hà.[1]

Kỷ Đệ Tứ được Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS) điều chỉnh trong phiên bản 2009 về niên đại địa chất, xác định kỷ bắt đầu vào khoảng 2,588±0,005 triệu năm trước, khi bắt đầu tầng Gelasia.[2]

INQUA thành lập năm 1928[3], là thành viên liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [4], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây từ 2005.[5]

Nhiệm kỳ 2019-2023 có Chủ tịch là Thijs Van Kolfschoten từ Hà Lan, và Thư ký là Eniko Magyari từ  Hungary [6].

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu cơ bản INQUA là thúc đẩy kết nối và hợp tác quốc tế trong thực nghiệm và ứng dụng các khía cạnh của nghiên cứu Đệ Tứ, nhằm góp phần trong những cách thực tế để đánh giá ở các quy mô và tỷ lệ thay đổi môi trường toàn cầu trong quá khứ địa chất gần đây.[1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

INQUA có Ban điều hành và các ban chuyên môn.[1] INQUA đang chuẩn bị cho bầu cử Chủ tịch nhiệm kỳ 2015-2019.[7]

Viết tắt Ban Tên gốc
CMP Các quá trình Biển và Ven biển Coastal and marine processes
HABCOM Con người và Sinh quyển Humans and Biosphere
PALCOMM Cổ khí hậu Palaeoclimate
SACCOM Địa tầng và Niên đại Stratigraphy and Chronology
TERPRO Các quá trình đất, trầm tích và Lịch sử Terrestrial Processes, Deposits and History

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

INQUA tổ chức Đại hội quốc tế bốn năm một kỳ. Đại hội là tại diễn đàn đào tạo và là cơ hội cho các ủy ban và chuyên đề khác nhau gặp gỡ trao đổi về kết quả nghiên cứu và những vấn đề quan tâm.[3]

Các đại hội và chủ tịch [6]
Nr. Năm Đại hội tại Chủ tịch
21. 2023 Università La Sapienza  Ý
20. 2019 Dublin  Ireland 2019-2023 Hà Lan Thijs Van Kolfschoten
19. 2015 Nagoya  Nhật Bản 2015-2019 Hoa Kỳ Allan Ashworth
18. 2011 Bern  Thụy Sĩ 2011-2015 Cộng hòa Nam Phi Margaret Avery
17. 2007 Cairns  Úc
16. 2003 Reno, Nevada  Hoa Kỳ
15. 1999 Durban  Nam Phi
14. 1995 Berlin  Đức
13. 1991 Bắc Kinh  Trung Quốc
12. 1987 Ottawa  Canada
11. 1982 Moskva  Liên Xô
10. 1977 Birmingham  Anh Quốc
9. 1973 Christchurch  New Zealand
8. 1969 Paris  Pháp
7. 1965 Boulder, Colorado  Hoa Kỳ
6. 1961 Warsaw  Ba Lan
5. 1957 Madrid  Tây Ban Nha
4. 1953 Rome  Ý
3. 1936 Vienna  Áo
2. 1932 Leningrad  Liên Xô
1. 1928 Copenhagen  Đan Mạch

Các tạp chí về Nghiên cứu Kỷ Đệ Tứ[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c INQUA Official website Truy cập 01 Apr 2015.
  2. ^ Niên đại địa chất ICS - 2009. Truy cập 06/06/2020.
  3. ^ a b About INQUA. Lưu trữ 2013-10-04 tại Wayback Machine Truy cập 06/06/2020.
  4. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  5. ^ ICSU Scientific Union Member: INQUA, INternational Union for QUAternary Research. Lưu trữ 2013-02-04 tại Wayback Machine Truy cập 06/06/2020.
  6. ^ a b INQUA Executive. Lưu trữ 2015-08-07 tại Wayback Machine Truy cập 06/06/2020.
  7. ^ INQUA Commissions Lưu trữ 2015-06-23 tại Wayback Machine. Truy cập 06/06/2020.
  8. ^ SCImago Journal Ranking: Boreas. Truy cập 25/06/2020.
  9. ^ SCImago Journal Ranking: Geografiska Annaler. Truy cập 25/06/2020.
  10. ^ SCImago Journal Ranking: Journal of Quaternary Science. Truy cập 25/06/2020.
  11. ^ SCImago Journal Ranking: Quaternary Geochronology. Truy cập 25/06/2020.
  12. ^ SCImago Journal Ranking: Quaternary International. Truy cập 25/06/2020.
  13. ^ SCImago Journal Ranking: Quaternary Science Reviews. Truy cập 25/06/2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]