Ludwig II của Bayern

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ludwig II
Ludwig, khoảng năm 1874
Vua của Bayern
Tại vị10 tháng 3 năm 186413 tháng 6 năm 1886
Thủ tướng
Tiền nhiệmMaximilian II
Kế nhiệmOtto
Thông tin chung
Sinh25 tháng 8 năm 1845
Cung điện Nymphenburg, Munich, Vương quốc Bayern
Mất13 tháng 6 năm 1886 (40 tuổi)
Hồ Starnberg, Vương quốc Bayern, Đế quốc Đức
Tên đầy đủ
Ludwig Otto Friedrich Wilhelm
Hoàng tộcNhà Wittelsbach
Thân phụMaximilian II của Bayern
Thân mẫuMarie của Phổ
Tôn giáoCông giáo Roma
Thái tử Ludwig của Bavaria (Bên trái) với cha mẹ và em trai, Hoàng tử Otto vào năm 1860

Ludwig II của Bayern, tên thật là Ludwig Otto Friedrich Wilhelm[1] (25 tháng 8 năm 1845 tại lâu đài Nymphenburg, München13 tháng 6 1886 tại Würmsee – bây giờ là Starnberger See – gần Lâu đài BergSchloss Berg), xuất thân từ hoàng tộc (deutsches Fürstenhaus) Wittelsbach, làm vua xứ Bayern từ ngày 11 tháng 3 năm 1864 cho đến này 9 tháng 6 năm 1886, không lâu trước khi ông mất. Ông còn là Sứ quân Bá tước của Rhine (Pfalzgraf bey Rhein), Công tước của Bayern, Franken và ở Schwaben.[2] Sau khi Ludwig bị tước quyền vào ngày 10 tháng 6 năm 1886, chú ông là Luitpold trở thành Nhiếp chính vương.
Ludwig II được tưởng nhớ trong lịch sử của Bayern là một người đam mê xây lâu đài, trong số đó phải kể tới lâu đài Neuschwanstein. Vì thế trong dân gian người ta gọi ông là Vua truyện cổ tích (Märchenkönig).

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng dõi và thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Ludwig II sinh ngày 25 tháng 8 năm 1845 tại lâu đài Nymphenburg ở München, là con cả của thái tử Maximilian và vị hôn thê của ông, bà Marie. Khi rửa tội ông được đặt tên là Otto Friedrich Wilhelm Ludwig, tên gọi theo ông nội được đặt cùng tên là Ludwig, người mà cũng sanh cùng ngày năm 1786. Ba năm sau (1848) em ông Otto được sanh ra. Thuở sinh tiền và hồi trẻ, cả hai người thường ở tại lâu đài Hohenschwangau, gần nơi của người dạy học. Mùa nghỉ hè hai anh em từ năm 1853 cho tới 1863 ở villa của cha Villa tại Berchtesgaden.
Khi ông nội từ ngôi vua vào năm 1848, cha ông Maximilian trở thành vua và ông thành thái tử. Năm 1861 Ludwig được xem lần đầu tiên vở nhạc kịch Tannhäuser und Lohengrin của Richard Wagner. Từ đó ông bắt đầu yêu thích nhạc kịch của Wagner và cái thế giới huyền thoại và cổ tích của nó.

Lên ngôi[sửa | sửa mã nguồn]

Cha ông Maximilian băng hà vào ngày mười tháng 3 năm 1864, cùng ngày Ludwig lúc đó 18 tuổi được tuyên bố làm vua. Lúc đó với chiều cao 1,93 m vào thời đó ông nổi bật lên so với những người chung quanh.
Ngay từ ban đầu ông bỏ công sức để hỗ trợ văn hóa, đặc biệt là nhà soạn nhạc Richard Wagner, người mà ông lần đầu tiên đích thân gặp vào ngày 4 tháng năm 1864. Giữa năm 1864 và 1865 ông đã cung cấp cho Wagner 170.000 Gulden. Như vậy ông ta đã giúp đỡ tài chính cho việc hình thành nhạc kịch Der Ring des Nibelungen. Vào tháng 12 năm 1865 Ludwig II đã phải chấp nhận sự chống đối của chính phủ, người dân München cùng cả gia đình ông; yêu cầu Wagner, lúc đó không được ưa chuộng, phải rời khỏi Bayern. Tình bạn bè giữa hai bên ban đầu vẫn thân thiết. Nhạc kịch của Wagner Tristan und Isolde (10 tháng 6 năm 1865), Die Meistersinger von Nürnberg (21 tháng 6 năm 1868), Das Rheingold (22 tháng 9 năm 1869) và Die Walküre (26 tháng 6 năm 1870) vẫn khai mạc tại Kịch viện quốc gia München. Từ năm 1872 ông đã xem một mình không có khán giả khác nguyên cả các vở nhạc kịch của Wagner. ông cũng giúp đỡ tài chính cho nhà hát Richard-Wagner-Festspielhaus và ủng hộ hội những người trợ giúp nhạc kịch tại Bayreuth Bayreuther Patronatsverein của bà Marie von Schleinitz.

Chiến tranh chống lại nước Phổ[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 11 tháng 5 năm 1866, vua Ludwig II ký lệnh động viên (Mobilmachung), với lệnh đó Bayern sẽ cùng với Liên minh Đức và như vậy cùng với đế quốc Áo tham dự vào cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, hay còn gọi là cuộc Chiến tranh Đức (Deutschen Krieg) giữa đế quốc Áo và vương quốc Phổ. Ludwig, người mà từ nhỏ ít thích dính líu gì đến quân sự để cho các bộ trưởng quyết định chính trị của cuộc chiến và đã đi sang Thụy Sĩ để gặp Richard Wagner. Trong hòa ước sau khi thua trận Bayern chấp nhận trả tiền bồi thường chiến tranh cho Phổ là 30 triệu Gulden. Ngoài ra hòa ước còn từ bỏ huyện Gersfeld và huyện Orb. Trong khuôn khổ Liên minh Bảo vệ và Đấu tranh (Schutz- und Trutzbündnis) Bayern sẽ cung cấp quân đội mình, như các nước Nam Đức khác, trong trường hợp bảo vệ liên minh đưới quyền chỉ huy của nước Phổ. Ludwig chỉ đi viếng thăm nước mình một lần duy nhất tại Franken từ ngày 10 tháng 11 cho tới ngày 10 tháng 12 năm 1866. Sau đó ông ta để thì giờ cho những tư tưởng lãng mạn tại những lâu đài của mình; từ những chỗ đó ông thực hiện những công việc chính quyền bằng những sứ giả của mình.

Ông vua trẻ

Việc nước[sửa | sửa mã nguồn]

Ngược lại với những quan điểm rất phổ biến, Ludwig mặc dù thường vắng mặt tại München nhưng vẫn điều hành công việc nước cho tới khi mất rất có lương tâm. Vị thư ký của chính phủ đã tạo cho những liên lạc giữa nhà vua và các bộ trưởng được trôi chảy. Những thắc mắc và các tài liệu thường có những lời bình luận và đề nghị của ông. Ngoài ra ông cũng khởi động những bổ nhiệm và đề nghị khoan hồng. Ông cũng ủng hộ ngay cả việc cho ban hành luật lệ về nghề nghiệp (Gewerbeordnung) theo gương mẫu của nước Phổ với quyền được tự do chọn nơi làm việc cho đa số các nghề nghiệp.

Những năm cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vào những năm cuối cùng nhà vua tránh né xuất hiện trước công chúng. Các bộ trưởng gặp khó khăn, đích thân gặp ông ta tại các nhà trọ trên núi. Càng ngày thì ông càng sống về ban đêm, bởi vậy ông còn được gọi là "vua mặt trăng". Số nợ nần của ông càng ngày càng gia tăng, một số việc xây cất tại các lâu đài vì vậy mà bị đình chỉ.
Đầu năm 1886 chính phủ không đồng ý bảo đảm cho ông mượn thêm 6 triệu marks. Cảm thấy bị làm phiền bởi chính quyền, ông dự tính thay đổi tất cả những người trong nội các bằng những gương mặt mới. Chính quyền quyết định hạ bệ ông và đã liên lạc với người chú của Ludwig, hoàng tử Luitpold cũng như là Thủ tướng Đế quốc Đức Otto von Bismarck. Luitpold đồng ý lên thay thế chỗ trống nếu Ludwig bị tước ngôi, với điều kiện là nội các phải cung cấp một bằng chứng đáng tin cậy, là Ludwig bị bệnh tâm thần không thể chữa được nữa. Bismarck đề nghị là vấn đề nên được tranh cãi tại một buổi họp quốc hội, nhưng đã không ngăn cản được các bộ trưởng thi hành âm mưu của họ.

Bị tước quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1886 với sự sắp đặt của chính quyền trong một bản chứng nhận của 3 vị bác sĩ theo như các lời mô tả của các chứng nhân tuy nhiên không có khám xét tình trạng sức khỏe con bệnh, Ludwig bị đánh giá là "tâm thần rối loạn" cũng như "căn bệnh bất trị". Theo như phong cách Ludwig điều hành chính quyền, như là lần cuối về việc thiết lập một cơ quan huyện tại Ludwigshafen (Chứng thư vào ngày 3 tháng 6 năm 1886 được ký bởi nhà vua tại Hohenschwangau) không cho thấy là ông ta không tỉnh trí để có thể chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1886 Ludwig bị chính quyền tước quyền. Sáng sớm ngày 10 tháng 6 một ủy ban đã tới lâu đài Neuschwanstein, nhưng bị người của ông bắt giam. Chú của Ludwig, Luitpold với tư cách nhiếp chính đã lên nắm quyền vào ngày hôm đó, sau này cũng đại diện cho em của Ludwig, vua Otto của (Bayern). Vua Ludwig II đã kêu gọi người dân nổi dậy: "Vương thúc Luitpold dự định, không có sự đồng ý của ta đứng lên nắm quyền nhiếp chính, và nội các cho tới giờ của ta đã lừa gạt đồng bào bằng cách đưa những tin không có thật về tình trạng sức khỏe của ta và đã chuẩn bị những hành động phản quốc... Ta kêu gọi mỗi người trung tín Bayern hãy góp sức với những người trung thành với ta để mà đập tan những dự định phản quốc và phản vua." (Báo Bamberg ngày 11 tháng 6 trước khi bị tịch thu). Tuy nhiên chính ông đã quá thụ động, không nghe lời khuyên của những người bạn và đồng minh, là nên bỏ trốn hoặc xuất hiện trước công chúng tại München, để giành lại sự ủng hộ của người dân. Ngày 12 tháng 6 một ủy ban khác đã tới bắt ông đi và nhốt tại lâu đài Berg nằm ở bờ hồ Starnberger See.

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Gia phả vua Ludwig II.
Ông bà cố

König
Maximilian I. (Bayern) (1756–1825)

Auguste Wilhelmine von Hessen-Darmstadt (1765–1796)

Herzog Friedrich von Sachsen-Altenburg (1763–1834)

Charlotte von Mecklenburg-Strelitz (1769–1818)

König
Friedrich Wilhelm II. (Preußen) (1744–1797)

Friederike von Hessen-Darmstadt (1751–1805)

Landgraf Friedrich V. von Hessen–Homburg (1748–1820)

Karoline von Hessen-Darmstadt (1746–1821)

Ông bà

König Ludwig I của Bayern (1786–1868)

Therese von Sachsen-Hildburghausen (1792–1854)

Prinz Wilhelm von Preußen (1783–1851)

Marianne von Hessen-Homburg (1785–1846)

Cha mẹ

König Maximilian II. (Bayern) (1811–1864)

Marie von Preußen (1825–1889)

Ludwig II. vua của Bayern (1845–1886)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ban đầu ông có tên là Otto Ludwig và Friedrich Wilhelm là tên của cha ông, nhưng vào ngày 8 tháng 9 năm 1845, ông được đặt tên Ludwig, theo tên ông nội của ông, người cũng sinh vào ngày 25 tháng 8 (Ngày Thánh Ludwig). Tham khảo Böhm 1924, pp. 1f; Chapman-Huston 1955, p. 4; Schlim 2005, p. 5.
  2. ^ See e.g., Adreßbuch von München 1876, p. 1.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Christof Botzenhart: Die Regierungstätigkeit König Ludwig II. von Bayern – „ein Schattenkönig ohne Macht will ich nicht sein", C.H. Beck, München 2004, ISBN 3-406-10737-0
  • Julius Desing: Wahnsinn oder Verrat – war König Ludwig II. von Bayern geisteskrank?, Verlag Kienberger, Lechbruck 1996
  • Herbert Eulenberg:Die letzten Wittelsbacher. Phaidon, Wien 1929. S. 154-238.
  • Hans Gerhard Evers: Ludwig II.von Bayern,Theaterfürst - König - Bauherr, Gedanken zum Selbstverständnis; Hirmer Verlag München 1986, ISBN 3-7774-4150-3
  • Hubert Glaser: Ludwig II. und Ludwig III. - Kontraste und Kontinuitäten, in: Zeitschrift für bayerische Landesgeschichte 59 (1996), S. 1–14.
  • Heinz Häfner: Ein König wird beseitigt, Ludwig II. von Bayern. C.H.Beck, München 2008, ISBN 978-3-406-56888-6
  • Dirk Heißerer: Ludwig II., Rowohlt Verlag, Reinbek 2003, ISBN 3-499-50647-5
  • Ludwig Hüttl: Ludwig II., König von Bayern. Eine Biographie, Bertelsmann, München 1986. ISBN 3-570-05871-9
  • Hans F. Nöhbauer: Auf den Spuren Ludwigs II., Prestel Verlag, München 1986, ISBN 3-7913-1470-X
  • Alexander Rauch: König Ludwig II. – „Ein ewig Räthsel bleiben will Ich Mir…", Reihe „Gebaute Geschichte" Band IV, München 1997.
  • Klaus Reichold: König Ludwig II. von Bayern – zwischen Mythos und Wirklichkeit, Märchen und Alptraum. Stationen eines schlaflosen Lebens, München, Süddeutscher Verlag, München 1996
  • Rudolf Reiser: König Ludwig II. - Mensch und Mythos zwischen Genialität und Götterdämmerung; MZ Buchverlag, Regensburg 2010, ISBN 978-3-934863-80-4
  • Arndt Richter: Die Geisteskrankheit der bayerischen Könige Ludwig II. und Otto. Eine interdisziplinäre Studie mittels Genealogie, Genetik und Statistik, Degener & Co., Neustadt an der Aisch 1997, ISBN 3-7686-5111-8
  • Werner Richter: Ludwig II., König von Bayern, München, Stiebner Verlag, München 2001 (14. Auflage), ISBN 3-8307-1021-6
  • Hermann Rumschöttel: Ludwig II. von Bayern (= C.H. Beck Wissen; 2719), C.H.Beck, München 2011, ISBN 978-3-406-61216-9. (Rezension)
  • Anita Schäffler, Sandra Borkowsky, Erich Adami: König Ludwig II. von Bayern und seine Reisen in die Schweiz – 20. Oktober–2. November 1865, 22. Mai–24. Mai 1866, 27. Juni–14. Juli 1881. Eine Dokumentation, Füssen 2005
  • Jean Louis Schlim: Ludwig II. - Traum und Technik. MünchenVerlag, München 2010, ISBN 978-3-937090-43-6.
  • Marcus Spangenberg: Der Thronsaal von Schloss Neuschwanstein. Ludwig II. und sein Verständnis vom Gottesgnadentum, Schnell und Steiner Verlag, Regensburg 1999, ISBN 3-7954-1225-0 (englische Ausgabe "Ludwig II of Bavaria and his vision of Divine Right" ISBN 3-7954-1233-1).
  • Marcus Spangenberg: Ludwig II. - Der andere König. Pustet, Regensburg 2011, ISBN 978-3-7917-2308-2
  • Paul Wietzorek: König Ludwig II. von Bayern und seine Schlösser. Michael Imhof Verlag, Petersberg 2011, ISBN 978-3-86568-683-1