Lysimachos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lysimachus)
Lysimachos - Λυσίμαχος
Quốc vương của Thrace
Quốc vương của Tiểu Á
Quốc vương của Macedonia
Tiền xu của Lysimachos.
Tại vị306–281 TCN
Thông tin chung
Sinh362-361 TCN
Mất281 TCN (khoảng 80-81 tuổi)
Thê thiếpAmastris
Arsinoe II
Hậu duệAgathocles
Alexandros
Ptolemaios
Lysimachos
Philippos
Thân phụAgathocles

Lysimachos (tiếng Hy Lạp: Λυσίμαχος, tiếng Anh: Lysimachus; 360 TCN – 281 TCN) là một vị tướng Macedonia và là người kế thừa của Alexandros Đại đế năm 306 TCN để thống trị Thrace, Tiểu ÁMacedonia.

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Lysimachos sinh năm 362 hoặc 361 TCN, ông là con trai của một người Thessaly, Agathocles vùng Crannon. Ông được chấp nhận là người Macedonia và được giáo dục trong cung điện tại Pella. Ông được bổ nhiệm làm Somatophylax dưới triều đại của Philipos II.[1] Trong chiến dịch chinh phục Ba Tư, ông là một trong những cận vệ thân cận của Alexandros.[2] Vào năm 324 TCN, ông được phong làm thống đốc tại Susa vì những công lao của ông tại Ấn Độ. Sau cái chết của Alexandros năm 323 TCN, ông được chỉ định cai trị Thrace như một Strategos.[3]

Trở thành một Diadochi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 315 TCN, ông tham gia cùng với Cassandros, PtolemaiosSeleukos chống lại Antigonus, người mà đã làm chuyển sự chú ý của ông với Thrace và các bộ tộc Scythia đã chống lại ông.

Vào năm 306 TCN, ông đã thành lập thành phố Lysimachia,ở phần gần chỗ nối giữa Chersonese với lục địa. Ông cũng đã bắt chước theo Antigonus dùng tên hiệu của vua.[4]

Vào khoảng năm 306 TCN-305 TCN, ông đã xưng vương cho tới khi qua đời tại Corupedium tháng 1 năm 282 TCN.[5]

Năm 302 TCN, khi liên minh lần 2 giữa Cassander, SeleukosPtolemaios được thành lập, Lysimachos đã được tăng cường thêm quân từ Cassander, và khi tiến quân vào Tiểu Á, ông chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể. Bắt chước phương pháp của Antigonos, vào tháng đầu mùa đông năm đó, ông ta tiến đến gần Heraclea, kết hôn với nữ hoàng góa phụ Amastris, một công chúa Ba Tư. Năm 301 TCN, Seleukos I tham gia cùng với ông, và tại trận Ipsus, Antigonos bị đánh bại và bị giết. Lãnh địa của ông ta được phân chia cho những người chiến thắng. Lysimachos được chia Lydia, Ionia, Phrygia và bờ biển phía bắc của Tiểu Á.[4]

  Vương quốc của Lysimachos
Các diadochi khác
  Vương quốc củaCassandros
  Vương quốc củaSeleukos
   Vương quốc củaPtolemaios
  Epirus
Khác
  Rome

Cảm thấy rằng Seleukos đã trở nên rất nguy hiểm, lúc này, Lysimachos đã liên minh với Ptolemaios và cưới con gái của ông ta là Arsinoe II của Ai Cập. Amastris đã rời bỏ ông và quay trở về Heraclea. Khi con trai của Antigonos, Demetrios I của Macedonia tiếp tục gây chiến (năm 297 TCN) và trong khi ông ta đang bận rộn ở Hy Lạp, Lysimachos đã chiếm lấy các thành phố của ông ta tại Tiểu Á. Nhưng vào năm 294 TCN, đã ký một hiệp ước hòa bình trong đó công nhận Demetrios là vua của Macedonia. Ông đã cố gắng mở rộng quyền lực của mình vượt qua sông Danube nhưng bị vua Getae là Dromichaetes (Dromihete)đánh bại và bị bắt làm tù binh, sau đó Dromihete đã trả tự do cho ông mà không có khoản phí nào. Demetrios sau đó đe dọa Thrace, nhưng đã phải lui binh do cuộc nổi loạn bất ngờ ở Boeotia, và một cuộc tấn công do vua Pyrros của Ipiros phát động.

Trong năm 288 TCN, Lysimachos và Pyrros lần lượt xâm lược Macedonia và đánh đuổi Demetrios khỏi đất nước. Lysimachos để Pyrros sở hữu Macedonia trong vòng 7 tháng với danh hiệu của một vị vua trước khi ông xâm lược. Được một thời gian ngắn khi 2 vị vua cai trị cùng nhau trước khi Lysimachos trục xuất Pyrros vào năm 285 TCN.[6]

Những năm cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền xu của Lysimachos. Dòng chữ Hy Lạp đọc là: ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΛΥΣΙΜΑΧΟΥ "[tiền xu] của vua Lysimachos".

Những lục đục trong nước làm đau lòng Lysimachos những năm cuối đời. Chính hai người con trai của Amastris đã làm phản và sát hại bà. Để báo thù cho Amastris, nhà vua đã ra lệnh hành quyết bọn họ. Ngày ông trở về Arsinoe hỏi món quà của Heraclea, và ông đã đáp ứng yêu cầu của bà mặc dù ông đã hứa sẽ miễn cho thành phố. Vào năm 284 TCN, Arsinoe, do mong muốn nhà vua sẽ lập con trai mình làm Thái tử thay vì Agathocles (con trai cả của ông), nên đã lập mưu chống lại Agathocles với sự hỗ trợ của anh trai bà là Ptolemaios Keraunos: hai anh em bà đã buộc tội Agathocles âm mưu với Seleukos để chiếm ngôi, và ông ta đã bị vua cha hạ lệnh nhốt vào ngục rồi bị giết hại.

Hành động dã man này của Lysimachos gây nên sự phẫn nộ lớn. Nhiều người dân trong số các thành phố của châu Á nổi dậy, và nhiều bạn bè đáng tin cậy nhất của ông từ bỏ ông. Vợ góa của Agathocles bỏ trốn tới cung đình Seleukos, ông ta ngay lập tức xâm chiếm lãnh thổ của Lysimachos ở châu Á. Năm 281 TCN, Lysimachos vượt qua eo biển Hellespont và tiến vào Lydia, và trong trận chiến quyết định tại Corupedium, ông đã tử trận. Sau vài ngày cơ thể của ông đã được tìm thấy trên vùng đất này và đã được bảo vệ khỏi các loài chim săn mồi bởi con chó trung thành của ông.[7] Thi hài Lysimachos đã được trao lại cho con trai của ông là Alexander, ông ta đã chôn cất ông tại Lysymachia.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Lysimachos đã kết hôn ba lần và những người vợ của ông là:

  • Cuộc hôn nhân đầu tiên: Nicaea, một quý tộc người Hy Lạp (Macedonia) và là con gái của nhiếp chính Antipater. Lysimachos cưới Nicaea vào khoảng năm 321 TCN. Nicaea sinh cho Lysimachos ba người con:

Nicaea có lẽ đã qua đời vào năm 302 TCN.

  • Cuộc hôn nhân thứ hai: Công chúa Ba Tư Amastris. Lysimachos cưới bà vào năm 302 TCN. Tuy nhiên cuộc hôn nhân của Amastris với Lysimachos lại kéo dài không lâu, ông đã ly dị bà vào năm 300/299 TCN.
  • Cuộc hôn nhân thứ ba: Công chúa Arsinoe II của nhà Ptolemaios. Arsinoe II kết hôn với Lysimachos vào năm 300/299 TCN và cuộc hôn nhân này kéo dài cho tới khi ông qua đời vào năm 281 TCN. Arsinoe II sinh cho Lysimachos ba người con trai:

Với một vợ lẽ người Odrysia, ông có một người con trai được đặt tên là Alexander.[12]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Heckel, Waldemar. Who's Who in the Age of Alexander the Great: Prosopography of Alexander's Empire. Blackwell Publishing, 2006, ISBN 1-4051-1210-7, p. 153. "Lysimachus (Lysimachos). Son of Agathocles, a Thessalian from Crannon, whom Theopompus describes as a flatterer of Philip II. He was presumably not as humble as Theopompus claims. Agathocles and his sons were granted Macedonian citizenship and Lysimachus was educated at the court in Pella. Brother of Philip and Autodicus, though a third brother, Alcimachus, is not positively identified as such. Born perhaps as early as 362/1, Lysimachus may have been appointed Somatophylax already during the reign of Philip II. Justin's claim that he was 74 when he died at Corupedium must be treated with suspicion, since this would make Lysimachus too young to have accompanied Alexander from the beginning of the expedition as a pais basilikos."
  2. ^ Heckel, Waldemar. Who's Who in the Age of Alexander the Great: Prosopography of Alexander's Empire. Blackwell Publishing, 2006, ISBN 1-4051-1210-7, pp. 153-154. "Near Sangala in India some 1,200 of Alexander's troops were wounded, among them Lysimachus the Somatophylax. He had earlier boarded a thirty-oared vessel at the Hydaspes (in the company of two other Somatophylakes), before the battle with Porus, though his role in the actual battle is not attested; presumably he fought in the immediate vicinity of Alexander himself. When Alexander decided to sail down the Indus river system to the Ocean, Lysimachus was one of those from Pella charged with a trierarchy in the Attic fashion. He is named by Arrian in the only complete list of Somatophylakes. At Susa in spring 324, Lysimachus and the rest of the Somatophylakes were crowned by Alexander, though unlike Leonnatus, Lysimachus appears to have earned no special distinction."
  3. ^ Heckel, Waldemar. Who's Who in the Age of Alexander the Great: Prosopography of Alexander's Empire. Blackwell Publishing, 2006, ISBN 1-4051-1210-7, p. 155. "In 323 Lysimachus was assigned control of Thrace, and was probably strategos rather than satrap. The subordinate position of strategos may account for the failure of the sources to mention Lysimachus in the settlment of Triparadeisus; his brother Autodicus was, however, named as a Somatophylax of Philip III at that time."
  4. ^ a b Williams, Henry Smith. Historians History of the World (Volume 4), p. 450.
  5. ^ Heckel, Waldemar. Who's Who in the Age of Alexander the Great: Prosopography of Alexander's Empire. Blackwell Publishing, 2006, ISBN 1-4051-1210-7, p. 155. "In 306 or 305, he assumed the title of "King", which he held until his death at Corupedium in 282/1."
  6. ^ Williams, Henry Smith. Historians History of the World (Volume 4), p. 454.
  7. ^ Williams, Henry Smith. Historians History of the World (Volume 4), p. 505.
  8. ^ a b c d e f Bengtson, Griechische Geschichte von den Anfängen bis in die römische Kaiserzeit, p.569
  9. ^ a b c Heckel, Who’s who in the age of Alexander the Great: prosopography of Alexander’s empire, p.175
  10. ^ Billows, Kings and colonists: aspects of Macedonian imperialism, p. 110
  11. ^ “Ptolemaic Genealogy: Ptolemy 'the Son', Footnotes 9 & 12”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ Pausanias, 1.10.4

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Arrian, Anabasis v. 13, vi. 28.
  • Justin xv. 3, 4, xvii. I.
  • Quintus Curtius V. 3, x. 30.
  • Diodorus Siculus xviii. 3.
  • Polybius v. 67.
  • Plutarch, Demetrius, 31. 52, Pyrrhus, 12.
  • Appian, Syriaca, 62.
  • Connop Thirlwall, History of Greece, vol. viii. (1847).
  • J. P. Mahaffy, Story of Alexander’s Empire
  • Droysen, Hellenismus (2nd ed., 1877).
  • Adolf Holm, Griechische Geschichte, vol. iv. (1894).
  • Benediktus Niese, Geschichte der griechischen und makedonischen Staaten, vols. i. and ii. (1893, 1899).
  • Karl Julius Beloch, Griechische Geschichte vol. iii. (1904).
  • Hunerwadel, Forschungen zur Gesch. des Könige Lysimachus (1900).
  • Possenti, Il Re Lisimaco di Tracia (1901).
  • Ghione, "Note sul regno di Lisimaco" (Atti d. real. Accad. di Torino, xxxix.).

Liên kết bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Tổng đốc Thrace
323–306 TCN
Kế nhiệm:
Tự lập làm vua
Tiền nhiệm:
Alexander IV
Vua của Thrace
306–281 TCN
Kế nhiệm:
Ptolemaios Keraunos
Tiền nhiệm:
Antigonus I Monophthalmus
Vua của Tiểu Á
301–281 TCN
Kế nhiệm:
Seleukos I Nikator
Tiền nhiệm:
Demetrius I Poliorcetes
Vua Macedon
cùng với Pyrrhus của Epirus
288–281 TCN
Kế nhiệm:
Ptolemaios Keraunos