Mạch Nhâm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mạch Nhâm (任脈) là mạch của các kinh âm. Trong quan điểm của y khoa cổ truyền phương Đông thì mạch Nhâm cùng với mạch Đốc tạo thành hai mạch chủ trọng trên cơ thể con người (một mạch thâu tóm các kinh dương và một mạch thâu tóm các kinh âm).

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm với mạch Đốc), mạch Nhâm đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương.

Từ huyệt thừa tương có những mạch chạy vòng quanh môi, vào lợi (nướu) rồi liên lạc với mạch đốc tại huyệt Ngân Giao

Cũng từ huyệt Thừa Tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa Khấp rồi đi sâu vào trong mắt

Các huyệt đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Các huyệt quan trọng thuộc mạch Nhâm là Hội Âm, Khúc Cốt, Trung Cực, Quan Nguyên, Thạch Môn, Khí Hải, Âm Giao, Thần Khuyết, Thủy Phần, Hạ Quản, Trung Quản, Thượng Quản, Hạ Uyển, Chiên Trung, Thiên Đột, và Thừa Tương.

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là mạch quan trọng trong Đông Y, khí côngvõ thuật Phương Đông.


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuốn "Kỹ thuật bấm huyệt massage trong gia đình Trung Quốc" của Wang Chuangui.