Browning M1918

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ M1918 Browning Automatic Rifle)
M1918 Browning Automatic Rifle
Súng trung liên M1918A2 BAR với giá chống 2 chân.
LoạiSúng máy hạng nhẹ
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
 Bỉ
 Thụy Điển
 Ba Lan
Lược sử hoạt động
Phục vụ1918 - thập niên 1970 (Hoa Kỳ)
1928 - 1999 (các nước khác)
Sử dụng bởi
 Liên Hợp Quốc
 Hoa Kỳ
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Hồng Kông
 Ma Cao
 Bồ Đào Nha
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Philippines
 Hàn Quốc
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Sử dụng duy nhất trong Chiến tranh Triều Tiên
 Indonesia
 Singapore
 Brunei
 Đông Timor
 Úc
 New Zealand
 Pháp
 Liên bang Đông Dương
 Hà Lan
 Hy Lạp
 Brasil
 Tây Ban Nha
 Campuchia
 Lào
 Israel
 Malaysia
 Trung Quốc
 Trung Hoa Dân Quốc
 Italia
 Ấn Độ
 UAE
 Nam Phi
 Sudan
 Pakistan
 Cuba
 Bangladesh
 Colombia
 Bỉ
 Ba Lan
 Ai Cập
 Áo
 Mexico
 Phần Lan
 Đan Mạch
 Thụy Điển
 Tây Đức
 Đức
 Thụy Sĩ
 Nhật Bản
 Thổ Nhĩ Kỳ
TrậnChiến tranh thế giới thứ nhất (cuối cuộc chiến)
Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh Trung-Nhật
Sự kiện Vịnh Con Lợn
Nội chiến Campuchia
Cách mạng Cuba
Chiến tranh Việt Nam-Campuchia
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Lược sử chế tạo
Người thiết kếJohn Browning
Năm thiết kế1917
Nhà sản xuấtColt's Patent Firearms Manufacturing Company (Mỹ)
Winchester Repeating Arms Company (Mỹ)
Marlin-Rockwell Corporation (Mỹ)
New England Small Arms (Mỹ)
Carl Gustafs Stads Gevärsfaktori (Thụy Điển)
Państwowa Fabryka Karabinów (Ba Lan)
FN Herstal (Bỉ)
Giai đoạn sản xuất19181945
Số lượng chế tạo351.679 khẩu
Các biến thểM1918 BAR
M1918A1 BAR
M1918A2 BAR
M1922
Colt Monitor
Browning wz. 1928
FN Mle 1930 D "BAR"
Kg m/21, m/37
Thông số
Khối lượng7,25kg (M1918)
6.0 kg (Colt Monitor)
11kg (M1922)
8.4kg (M1918A1)
8.8kg (M1918A2)
9.0kg (Browning wz 1928)
Chiều dài1,194 mm (47.0 in) M1918, M1918A1 và M1922
1,215 mm (47,8 in) M1918A2
1,110 mm (43,7 in) Browning wz 1928

Đạn.30-06 Springfield (Mỹ)
7.65x53mm (Bỉ)
7.92x57mm Mauser (Ba Lan)
6.5x55mm (Thụy Điển)
7.62x51mm NATO (Phiên bản BAR phục vụ trong biên chế của quân đội Mỹ từ sau năm 1953)
Cơ cấu hoạt độngTrích khí
Tốc độ bắn600-755 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng860 m/giây
Tầm bắn hiệu quả1300 mét
Tầm bắn xa nhất4100 m
Chế độ nạpBăng đạn 20 viên
Ngắm bắnĐiểm ruồithước ngắm

M1918 Browning Automatic Rifle là loại súng máy hạng nhẹ được quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến 1 (cuối cuộc chiến), Thế chiến 2 và nhiều cuộc chiến khác sau đó nữa. Đây là một trong những sản phẩm được biết đến nhiều nhất của nhà thiết kế John Browning. Mặc dù tên của nó là M1918 "Browning Automatic Rifle" (Súng trường tự động Browning) nhưng trên thực tế nó lại là súng máy hạng nhẹ (trung liên). M1918 Browning Automatic Rifle được quân Mỹ gọi bằng cái tên khác ngắn gọn hơn là M1918 BAR (hay BAR). Khẩu BAR có nhiều biến thế khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất trong số chúng là 2 biến thể: M1918 BAR và M1918A2 BAR.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Thế chiến 1[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất hiện lần đầu vào tháng 9 năm 1918, thời điểm chỉ còn 2 tháng nữa là cuộc chiến kết thúc nhưng khẩu BAR đóng một vai trò không nhỏ trong việc làm nên chiến thắng của Quân đội Hoa Kỳ trong trận Meuse-Argonne tàn khốc. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, Quân đội Pháp đã mua 15,000 khẩu súng này từ Mỹ để thay thế cho 2 mẫu súng máy hạng nhẹ M1909 Benet-Merciè và M1915 Chauchat đã lỗi thời.

Thế chiến 2[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 1938, Quân đội Mỹ đã tiến hành chuyển đổi BAR từ một khẩu súng trường tự động thành một khẩu súng máy hạng nhẹ. Phiên bản mới này được gọi là M1918A2 BAR. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì khẩu BAR được nhìn thấy sử dụng hết sức rộng rãi với vai trò là súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn cấp tiểu đội, chuyên dùng để yểm trợ hỏa lực hạng nhẹ cho bộ binh, lính thủy đánh bộ và lính dù Mỹ tiêu diệt đối phương. Nó được khen ngợi vì tốc độ bắn cao, dễ cơ động, bắn chính xác... Nhưng nhược điểm của nó là băng đạn chỉ có 20 viên, quá ít với một khẩu súng máy hạng nhẹ (để so sánh, khẩu Bren của Anh mang được băng đạn 30 viên, khẩu Degtyarov DP của Liên Xô mang được trống đạn 47 viên), khiến xạ thủ phải dừng bắn liên tục để thay băng đạn. Trong trận đánh ác liệt thì đây là mối nguy rất lớn cho xạ thủ.

Chiến tranh Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến tranh Triều Tiên, những khẩu BAR cùng với rất nhiều loại vũ khí khác được Hoa Kỳ hỗ trợ cho đồng minh Hàn Quốc dưới dạng viện trợ quân sự. Khẩu BAR giúp Quốc quân Đại Hàn Dân QuốcQuân đội Hoa Kỳ chống lại chiến thuật biển người của Quân đội Nhân dân Triều TiênChí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến này. Nó được lính Hàn Quốc khen ngợi là: "Những người bạn đồng hành ăn ý nhất của quân đội chúng ta".

Chiến tranh Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

BAR vẫn được sử dụng trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam, khi Hoa Kỳ chuyển giao một số lượng vũ khí từ thời Thế chiến 2 của nước này cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Từ sau năm 1967, nó dần bị thay thế bằng súng máy M60. Một số khẩu BAR bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tịch thu và sử dụng.

Sau chiến tranh Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc thì khẩu BAR vẫn còn nhìn thấy được sử dụng mãi cho đến tận những năm cuối thập niên 1990 thì mới bị loại bỏ hoàn toàn khỏi biên chế của các quân đội khác nhau trên toàn thế giới.

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng của khẩu BAR lên các thiết kế súng khác nhau trên toàn thế giới là rất lớn. Ví dụ như ZB vz. 26 (của Tiệp Khắc), Chatellerault FM 24/29 (của Pháp), hay là khẩu M240 (khẩu M240 có cơ chế điểm hỏa viên đạn tham khảo từ khẩu BAR), súng trường tiến công HCAR (Heavy Counter Assault Rifle) - phiên bản BAR do hãng vũ khí Ohio Ordance hiện đại hóa,...

Các quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng M1918 BAR[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam cộng hòa

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]