Mamiya (tàu tiếp tế lương thực)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mamiya vào năm 1930
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Mamiya
Đặt tên theo Eo biển Mamiya
Xưởng đóng tàu Xưởng tàu Kawasaki
Đặt lườn 25 tháng 10 năm 1922
Hạ thủy 26 tháng 10 năm 1923
Hoàn thành 15 tháng 7 năm 1924
Xuất biên chế 10 tháng 2 năm 1945
Số phận Bị đánh chìm vào ngày 21 tháng 12 năm 1944 tại Biển Đông
Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước 15.820 tấn Anh (16.074 t) theo tiêu chuẩn
Chiều dài 144,8 m (475 ft 1 in) tổng quát
Sườn ngang 18,59 m (61 ft 0 in)
Mớn nước 8,43 m (27 ft 8 in)
Công suất lắp đặt 10.000 shp
Động cơ đẩy
  • 1 x động cơ xoay chiều
  • 8 x nồi hơi
  • 1 trục
Tốc độ 19,2 hải lý trên giờ (22,1 mph; 35,6 km/h)
Tầm xa 6.000 nmi (11.000 km) ở tốc độ 14 kn (16 mph; 26 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 283 người
Vũ khí
  • 2 x hải pháo 140 mm (5,5 in) L/50 kiểu 3
  • 2 x pháo phòng không đa dụng 76,2 mm (3,00 in) L/40 kiểu 3
Bọc giáp Hầu như không

Mamiya (tiếng Nhật: 間宮; phiên âm Hán-Việt: Gian Cung), tên được đặt theo eo biển Mamiya (tên quốc tế là eo biển Tatar), là một tàu tiếp tế lương thực phục vụ trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản từ những năm 1920 cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế ban đầu của Mamiya là một tàu tiếp dầu thay vì một tàu tiếp tế lương thực. Hải quân đã gửi con tàu đến xưởng tàu Kawasaki để trang bị cơ sở vật chất với khả năng dự trữ lương thực cho 18.000 người trong ba tuần cùng với nhà bếp có thể chế biến được một lượng lớn món ăn kể cả yōkan, manjū, tofukonyaku. Có nhiều đầu bếp và nghệ nhân bánh ngọt phục trên tàu và Mamiya trở thành một phần của Hạm đội Liên hợp.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Dù đã lỗi thời vào thời điểm chiến tranh bùng nổ, nhưng Mamiya vẫn tiếp tục là một thành phần trong các hoạt động của hải quân ở Thái Bình Dương. Ngày 12 tháng 10 năm 1943, nó bị tàu ngầm USS Cero của Hải quân Hoa Kỳ tấn công và gây thương tích gần Chichi-jima, sau đó vào ngày 6 tháng 5 năm 1944, Mamiya tiếp tục chịu thiệt hại bởi cuộc tấn công từ tàu ngầm USS Spearfish trên Biển Hoa Đông. Trong cả hai lần đó, con tàu đều được sửa chữa và có thể tiếp tục trở lại phục vụ. Cuối cùng, tại Biển Đông vào ngày 20 tháng 12 năm 1944, tàu ngầm USS Sealion đã chặn đầu Mamiya vừa đi ra từ cảng Sài Gòn và đang trên đường làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực đến Manila, tấn công và làm thiệt hại con tàu, sau đó đánh chìm hẳn vào ngày hôm sau tại tọa độ 17°48′B 114°09′Đ / 17,8°B 114,15°Đ / 17.800; 114.150.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Japanese Supply Ships Mamiya. Combinedfleet.com. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Shobō Ushio (tháng 12 năm 1979). The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.34 Japanese Auxiliary ships. Nhật Bản. Mã sách: 68343-34
  • Kōjinsha (tháng 12 năm 1993). Collection of writings by Sizuo Fukui Vol.10, Stories of Japanese Support Vessels. Nhật Bản. ISBN 4-7698-0658-2.

Bản mẫu:WWIIJapaneseAuxiliaryShips