Marcus Julius Philippus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Philippus I
Hoàng đế của Đế quốc La Mã
Tượng bán thân của Philippus người Ả Rập ở bảo tàng Ermitazh
Tại vị244 - 249
Tiền nhiệmGordian III Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmDecius Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
SinhKhoảng 204
Shahba
Mất249
Verona
Phối ngẫuMarcia Otacilia Severa
Hậu duệMarcus Julius Philippus Severus (Philippus II, 238-249) & Julia Severa (Severina)
Tên đầy đủ
Marcus Julius Philippus (khi sinh ra);
Caesar Marcus Julius Philippus Augustus (khi làm hoàng đế)
Thân phụJulius Marinus

Marcus Julius Philippus (tiếng Latinh: Marcus Julius Philippus Augustus;[1] 204-249), còn được gọi là Philippus I hay Philip người Ả Rập trong tiếng Anh, là một hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 244 đến năm 249.

Philippus trở thành vệ binh dưới triều hoàng đế Alexandros Severus, một người Syria. Ở La Mã cổ người vệ binh dược xem là những người bạn trung thành với hoàng đế.

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất ít thông tin về cuộc sống của Philippus lúc trẻ và sự nghiệp chính trị. Ông sinh ra ở Shahba,cách khoảng 55 dặm về phía đông nam của Damascus, thuộc vùng Trachonitis[2], ở tỉnh Ả rập của La Mã [3]. Philip có biệt danh "Ả Rập" bởi vì ông đã có gia đình là những người có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập, và là người được cho là hậu duệ xa của gia đình Baleed uy tín của Aleppo. Philippus là con trai của một Marinus Julius, một công dân La Mã địa phương, có thể có vai trò quan trọng.[4] Nhiều sử gia[5][6][7] đồng ý rằng ông là người gốc Ả Rập và đã đạt được danh hiệu công dân La Mã thông qua cha mình, một người có ảnh hưởng đáng kể.[8] Nhiều người dân từ các tỉnh đã mang tên La Mã sau khi có được quyền công dân. Điều này làm cho việc truy tìm dòng máu Ả Rập của ông gặp khó khăn.

Tên người mẹ của Philippus là không rõ, nhưng các nguồn tham khảo cho biết người anh trai, Gaius Julius Priscus, một thành viên của lực lượng cận vệ hoàng gia dưới thời Gordianus III (238-244).[9] Năm 234, Philip kết hôn với Marcia Otacilia Severa, con gái của một Thống đốc La Mã. Họ có hai con: một con trai tên là Marcus Julius Philippus Severus (Philippus II) [4] vào năm 238 và theo bằng chứng tiền xu, họ có một con gái tên là Julia Severa hoặc Severina, mà nguồn cổ La Mã không đề cập đến.

Philippus đã trở thành một thành viên của lực lượng cận vệ hoàng gia trong thời cai trị của hoàng đế Alexander Severus, một người Syria.

Kế vị ngai vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn chính[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn phụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Southern, Pat. The Roman Empire from Severus to Constantine, Routledge, 2001
  • Potter, David Stone, The Roman Empire at Bay, AD 180-395, Routledge, 2004
  • Bowman, Alan K., The Cambridge Ancient History: The Crisis of Empire, A.D. 193-337, Cambridge University Press, 2005
  • Canduci, Alexander (2010), Triumph & Tragedy: The Rise and Fall of Rome's Immortal Emperors, Pier 9, ISBN 978-1741965988
  • http://www.roman-emperors.org/philarab.htm Meckler, Michael L "Philip the Arab (244-249 A.D.)", De Imperatoribus Romanis (1999)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ In Classical Latin, Philip's name would be inscribed as MARCVS IVLIVS PHILIPPVS AVGVSTVS.
  2. ^ Bowman, pg. 36
  3. ^ Bowersock, Glen W., Roman Arabia, Harvard University Press, 1994, pg. 122
  4. ^ a b Meckler, Philip the Arab
  5. ^ Ball, Warwick (2000). Rome in the East: the transformation of an empire. New York: Routledge. ISBN 0-415-24357-2.
  6. ^ The Houghton Mifflin Dictionary of Biography, Houghton-Mifflin, London 2003: p1203
  7. ^ Riverside Dictionary Of Biography, Houghton-Mifflin, London 2004: p603.
  8. ^ Ball, Wawrick, Rome in the East: the transformation of an empire, pg. 417
  9. ^ Potter, pg. 232

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tước hiệu
Tiền nhiệm
Gordianus III
Hoàng đế La Mã
244–249
Kế nhiệm
Decius
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Tiberius Pollenius Armenius Peregrinus,
Fulvius Aemilianus
Tổng tài của Đế quốc La Mã
245
với Gaius Maesius Titianus
Kế nhiệm
Gaius Bruttius Praesens,
Gaius Allius Albinus
Tiền nhiệm
Gaius Bruttius Praesens,
Gaius Allius Albinus
Tổng tài của Đế quốc La Mã
247–248
với Philippus II
Kế nhiệm
Lucius Fulvius Gavius Numisius Aemilianus,
Lucius Naevius Aquilinus