Mauser 1918 T-Gewehr

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mauser 1918 T-Gewehr
Mauser 13.2 mm Tank Abwehr Gewehr Mod. 18
Súng trường chống tăng Mauser 1918 T-Gewehr lưu giữ tại bảo tàng Musée de l'Armée - Paris
LoạiSúng trường chống tăng
Nơi chế tạo Đế quốc Đức
Lược sử hoạt động
Phục vụ1918-1933
Sử dụng bởi
  •  Đế quốc Đức
  •  Cộng hòa Weimar
  •  Thụy Điển
  • Trận
  • Thế chiến thứ nhất
  • Cách mạng Đức 1918-1919
  • Lược sử chế tạo
    Nhà sản xuấtMauser
    Giai đoạn sản xuất1918
    Số lượng chế tạo15,800 khẩu
    Các biến thểM1918 (phiên bản nòng ngắn)
    Thông số
    Khối lượngThân súng 15.9 kg
    Có giá súng: 18.5 kg
    Chiều dài169.1 cm
    Độ dài nòng98.4 cm
    Kíp chiến đấu2 người

    Đạn13.2x95mmSR
    Cỡ đạn13.2 mm
    Cơ cấu hoạt độngKhóa nòng then xoay, lên đạn thủ công.
    Sơ tốc đầu nòng770 - 780 m/s
    Tầm bắn hiệu quả500 m
    Ngắm bắnTrước: đầu ngắm bán cố định.
    Sau: Thước ngắm có thanh trượt định tầm, mặt thước tầm khắc vạch tượng trưng 100 - 500 m

    Mauser 1918 T-Gewehr (Tên chính thức: Mauser 13.2 mm Tank Abwehr Gewehr Mod. 18, thường được viết tắt là T-Gewehr)[1][2]) là khẩu súng trường chống tăng hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới,[3] do Đức thiết kế. "Tank Abwehr Gewehr" tức là "Vũ khí chống tăng chủ lực của bộ binh".

    Lược sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Ngày 12 tháng 9 năm 1916, chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên chiến trường. Trận Cambrai năm 1917, lần đầu tiên xe tăng kết hợp trong đội hình binh chủng hợp thành, thu được một số thắng lợi đáng kể. Cho đến thời điểm đó, bộ binh Đức không có một loại vũ khí hiệu quả nào chống lại các "pháo đài di động" của đối phương. Ý tưởng về một loại súng chuyên dụng cho bộ binh, bắn đạn xuyên hạng nặng với sơ tốc cao để đối chọi với xe tăng Anh đã xuất hiện tại Đức.

    Tháng 2 năm 1918, Mauser 1918 T-Gewehr lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường trong tay quân Đức. Bắt đầu từ tháng 5 năm 1918, T-Gewehr được công ty Mauser sản xuất hàng loạt tại thị trấn Oberndorf am Neckar. Ban đầu, súng được trang bị cho các phân đội chống tăng đặc biệt.

    Cho tới khi Thế chiến thứ nhất kết thúc năm 1918, 15,800 khẩu T-Gewehr đã xuất xưởng. Do có nhiều nhược điểm lớn, súng bị thay thế bằng series súng trường chống tăng PzB.

    Cơ cấu hoạt động, tính năng kĩ chiến thuật trên chiến trường[sửa | sửa mã nguồn]

    Khẩu Tankgewehr M1918 bị tịch thu bởi quân Anh trên chiến trường

    Mauser 1918 T-Gewehr là súng trường chống tăng cỡ nòng trung, đùng đạn xuyên lõi thép 13.2x92mmSR. Súng thực chất là súng trường quy lát hạng nặng, bắn phát một lên đạn thủ công. Khóa nòng xoay hai tai khóa mang đặc trưng của các súng trường Mauser. Đạn 13.2x92mmSR là loại đạn có vành móc đơn, hỏa lực đủ để đương đầu với các thế hệ xe tăng giáp còn khá mỏng manh và vào thời đó. Đầu đạn có lõi thép, nặng 52g bắn từ súng đạt sơ tốc khoảng 770 – 780 m/s. thậm chí nó còn thấp hơn một số loại súng trường thời đó như Mosin Nagant (860 m/s) hay M1903 SpringField (853 m/s)....

    Khả năng xuyên trên lý thuyết của T-Gewehr có thể tham khảo bảng dưới đây:

    Mauser 1918 T-Gewehr, bắn đạn 13.2x92mmSR, sơ tốc 770 m/s
    Cự li X Góc chạm X Khả năng xuyên
    100 m 90 độ 20 mm
    300 m 60 độ 15 mm

    Súng không có các bộ phận giảm giật như của các súng trường chống tăng sau này như đệm báng súng hay bộ phận tản giật đầu nòng. Sức giật của súng khi bắn vô cùng mạnh và nguy hiểm cho chính xạ thủ. Xạ thủ thường chỉ bắn được hai tới ba phát rồi phải chuyển súng cho đồng đội.[4] Một đặc điểm khác của T-Gewehr là tay cầm phía sau kiểu súng ngắn làm xạ thủ dễ sử dụng hơn kiểu cầm cổ báng súng trên các súng trường thông thường.

    Ngoài ra T-Gewehr rất nặng, rất dài và cồng kềnh. Đây cũng là đặc điểm mà các súng trường chống tăng sau này kế thừa. Giá hai chân để ổn định súng khi ngắm bắn là một phiên bản của giá hai chân trên súng máy MG-08/15.

    Sau này còn một số loại súng trường chống tăng bắn lên đạn bằng tay thủ công như T-Gewehr là Degtyarov PTRD-41 (Liên Xô - Thế chiến II) nhưng để đánh giá thì PTRD hoàn toàn vượt trội về cả cỡ đạn, độ giật so với T-Gewehr hay kể cả là dòng Panzerbuchse 1939 của Đức Quốc Xã sau này.

    Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

    1. ^ Ball, Robert M. (2006). Mauser Military Rifles of the World (Mauser Military Rifles of the World). Gun Digest Books. tr. 183. ISBN 0-89689-296-4. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
    2. ^ Stephen Bull (2004). Encyclopedia of military technology and innovation. tr. 15. ISBN 9781573565578.
    3. ^ “WW1 Anti”.
    4. ^ Morden Firearms - Anti-tank rifles - Mauser T-gewehr

    Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

    Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]