Mehmed III

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mehmed III
محمد ثالث
Sultan Đế quốc Ottoman
Sultan của Đế quốc Ottoman
Trị vì15951603
Tiền nhiệmMurad III
Kế nhiệmAhmed I
Thông tin chung
Sinh26 tháng 5 năm 1566
Manisa, Thổ Nhĩ Kỳ
Mất22 tháng 12 năm 1603 (37 tuổi)
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
An tángNhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia
Thê thiếpHandan Sultana
Hậu duệ
Hoàng tộcNhà Ottoman
Thân phụMurad III
Thân mẫuSafiye Sultana
Tôn giáoHồi giáo Sunni
Chữ kýChữ ký của Mehmed III

Mehmed III (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: محمد ثالث, Meḥmed-i sālis; 26 tháng 5 năm 156622 tháng 12 năm 1603) là Sultan thứ 13 của Đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1595 cho đến khi qua đời.

Mehmed được biết đến là người đã ban lệnh hành quyết toàn bộ những người em trai ngay sau khi lên ngôi. Dưới thời trị vì của mình, ông đã cho chỉ huy quân đội trong cuộc Chiến tranh Trường kỳ với quân chủ Habsburg, nổi bật là trận Keresztes. Nhà vua cũng kết giao với triều đình nữ vương Elizabeth I với lý do tăng cường giao thương và hy vọng Vương quốc Anh sẽ liên minh với Ottoman để chống lại người Tây Ban Nha.

Tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Sultan Mehmed III sinh vào năm 1566 ở Manisa, là con trai cả của Sultan Murad III và Chính thất Safiye Sultana. Ông cố của Mehmed, Sultan Suleiman I Đại đế, là người đã đặt cho ông cái tên là Mehmed để mong ông sẽ dựng nên nghiệp lớn như Sultan Mehmed II (ông tổ 6 đời của Mehmed III).[1]

Năm 1574, Murad III lên ngôi vua kế vị cha là Selim II, lúc này vợ con Murad mới chuyển về Istanbul sống ở Cung điện Topkapı. Năm 16 tuổi (1582), Mehmed III được tiến hành cắt bao quy đầu. Hai năm sau (1584), Mehmed được vua cha giao làm Tỉnh trưởng (Sanjak-bey) Manisa.[1] Ông cũng là Sultan cuối cùng được cai quản một tỉnh, đồng thời cũng là vị sultan cuối cùng được làm cha từ khi còn là hoàng tử chưa lên ngôi,[2] vì kể từ thời con trai ông là Ahmed I, toàn bộ các hoàng tử nếu còn sống sẽ bị giam lỏng suốt đời ở một nơi gọi là Kafes và không được phép có con.

Trị vì[sửa | sửa mã nguồn]

Hành quyết các em trai[sửa | sửa mã nguồn]

Sultan Murad III băng hà vào giữa tháng 1 năm 1595. Ngày 27 tháng 1, Mehmed có mặt tại Cung điện và chính thức lên nối ngôi.[3]

Một đạo luật do Mehmed II đặt ra là, nếu một hoàng tử lên ngôi, người đó được quyền ban án tử cho các anh em còn lại để đảm bảo yên bình cho đất nước.[4] Ngay sau khi lên ngôi, Mehmed III đã cho triệu tập 19 người em trai vào gặp ông là vì mục đích đó, một vài người trong số họ còn đang ẵm ngửa.[5][6] Hoàng tử lớn nhất chỉ mới 11 tuổi và cũng là người con trai được Murad III thương yêu nhất. Vị hoàng tử trẻ này đã xin vua anh tha mạng với lý do là cậu còn quá nhỏ tuổi để có thể tranh đoạt với ông. Mehmed III im lặng và bảo rằng, ông cho gọi họ vào chỉ để cắt bao quy đầu. Quả thực, tất cả các hoàng tử trẻ đều được thực hiện điều đó trước khi bị siết cổ bởi một chiếc khăn lụa.[3]

Mehmed III duyệt binh sau khi hạ được pháo đài Eger

Chiến tranh Habsburg–Ottoman (1593–1606)[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến Trường kỳ giữa nền quân chủ Habsburgđế quốc Ottoman xảy ra từ cuối thời trị vì của Murad III, kéo dài trong 13 năm, tức là vẫn còn tiếp diễn sau khi Mehmed III băng hà.

Quân đội Ottoman đã hạ được pháo đài Eger vào năm 1596. Không lâu sau, Ottoman nhận được tin báo rằng quân Habsburg gồm Đại công quốc ÁoThân vương quốc Transylvania đang kéo về đây, Mehmed III muốn rút quân và trở về kinh đô Istanbul.[7] Tuy nhiên, quân Ottoman quyết định đối mặt với kẻ thù và đánh bại lực lượng Habsburg trong trận Keresztes.[6][8][9]

Thái hậu chuyên quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Thái hậu Safiye Sultana là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Ottoman. Bà thống trị Ottoman nhờ vào một nhóm các nhân vật quyền lực trong triều đình và tạo ra sự phản đối nghiêm trọng từ những nhóm quan chức khác.[1] Quân chống đối còn cho rằng, Sultan Mehmed III chỉ là vua bù nhìn chứ không phải một lãnh chúa thực sự.[10]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Mehmed III đột ngột băng hà vào năm 1603 ở độ tuổi 37. Theo sự suy đoán của các ngự y trong triều, ông mất vì bệnh dịch hạch, nhưng Mehmed được mô tả là một người rất béo, nên nguyên nhân chết của ông nhiều khả năng là đột quỵ.[11] Tuy nhiên một nguồn khác lại cho rằng ông mất vì buồn rầu sau cái chết của con trai là Şehzade Mahmud.[12]

Mehmed III được chôn cất tại Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia. Quan tài của Phối ngẫu Handan Sultan được đặt cạnh ông. Các hoàng tử, hoàng nữ đều được táng tại đây.

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Quan tài của Mehmed III (lớn nhất) trong tẩm lăng, bên cạnh là Handan, xung quanh (nhỏ hơn) là các con của ông.

Phối ngẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Mehmed III không lập ai làm haseki sultan, tức Phối ngẫu chính thất.[13] Những phối ngẫu được ghi nhận của Mehmed là:

Con trai[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự và số lượng những người con trai của Mehmed III không thống nhất giữa các nguồn.

  • Şehzade Cihangir (1581 – 1596).[14]
  • Şehzade Mahmud (1582 ? – 7 tháng 6 năm 1603), con một người thiếp. Hai mẹ con đều bị Mehmed III xử tử do nghi ngờ Mahmud muốn lật đổ ông.[14] Một số nguồn lại cho rằng, Mahmud là con của Halime Sultan, tức anh ruột với Mustafa I, tuy nhiên Halime vẫn còn sống đến khi Mustafa lên ngôi.[15]
  • Şehzade Selim (1585 ? – 1597), được chọn làm Thái tử vào năm 1595 nhưng chết sớm.[16]
  • Sultan Ahmed I (1590 – 1617), kế vị vua cha, mẹ là Handan Sultan.
  • Sultan Mustafa I (1591 – 1639), thần trí không ổn định, hai lần đăng cơ (kế vị vua anh Ahmed I và vua cháu Osman II), mẹ là Halime Sultan.

Con gái[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tự như con trai, không rõ số lượng và thứ tự cũng như tên của những người con gái.[14]

  • Sultan, mẹ là Handan Sultan, thành hôn với Kara Davud Pasha, Đại Tể tướng dưới triều Mustafa I.
  • Sultan, thành hôn với Mahmud Pasha năm 1612, con trai của Đại đô đốc Hải quân Cığalazade Yusuf Sinan Pasha.
  • Sultan (? – 1610), thành hôn với Mirahur Mustafa Pasha năm 1604.
  • Sultan (? – 1611), thành hôn với Tiryaki Hasan Pasha năm 1604.
  • Sultan (? – 1617), thành hôn với Ali Pasha.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Gábor Ágoston; Bruce Alan Masters (2009). “Mehmed III”. Encyclopedia of the Ottoman Empire. New York: Facts On File. tr. 368–369. ISBN 978-1-4381-1025-7.
  2. ^ Quataert, Donald (2000). The Ottoman Empire, 1700-1922. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. tr. 90–91. ISBN 978-0-521-63328-4.
  3. ^ a b Goodwin, Godfrey (1988). “Gardens of the Dead in Ottoman Times”. Muqarnas. 5: 61–69. doi:10.2307/1523110. ISSN 0732-2992.
  4. ^ Dombrowski, F. Amadeus (1988). “Internment of members of the royal family in Ethiopia, Turkey, and India”. Rassegna di Studi Etiopici. 32: 45–57. ISSN 0390-0096.
  5. ^ McCullagh, Francis (1910). The fall of Abd-Ul-Hamid. Luân Đôn: Methuen & Co. Ltd. tr. 72.
  6. ^ a b Somel, Selçuk Akşin (2003). Historical dictionary of the Ottoman Empire. Maryland: Scarecrow Press. tr. 180. ISBN 978-0-8108-6606-5.
  7. ^ Finkel, Caroline (2006). Osman's Dream: The History of the Ottoman Empire. New York: Basic Books. tr. 175. ISBN 0-465-02396-7.
  8. ^ Shaw, Stanford J. (1976). History of the Ottoman Empire and Modern Turkey. Quyển 1. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. tr. 185. ISBN 0-521-21280-4.
  9. ^ Spencer C. Tucker biên tập (2010). A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East. Quyển 1. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 547. ISBN 1-85109-672-8.
  10. ^ Pedani, Maria Pia (2000). “Safiye's Household and Venetian Diplomacy”. Turcica. 32: 9–32. doi:10.2143/TURC.32.0.460.
  11. ^ Börekçi, Günhan (2010). Factions and Favorites at the Courts of Sultan Ahmed I (r. 1603-17) and His Immediate Predecessors (Luận án). Đại học Tiểu bang Ohio. tr. 89. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ Güzel, Hasan Celâl; Oğuz, Cem; Karatay, Osman (2002). The Turks: Ottomans (2 v. ).
  13. ^ Peirce, Leslie P. (1993). The imperial harem : women and sovereignty in the Ottoman Empire. New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 104. ISBN 978-0195086775.
  14. ^ a b c Alderson, A. D. (1956). The Structure of the Ottoman Dynasty (PDF). Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 169.
  15. ^ Peirce (1993), sđd, tr.126–127
  16. ^ Seneca, Federico (1959). Il doge Leonardo Donà, la sua vita e la sua preparazione politica prima del dogado. Antenore. tr. 286. ISBN 978-88-8455-264-8.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]