Meteora

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Meteora
Album phòng thu của Linkin Park
Phát hành25 tháng 3 năm 2003
Thu âmTháng 4 – Tháng 12 năm 2002
Phòng thu
Thể loại
Thời lượng36:35
Hãng đĩa
Sản xuất
Thứ tự Thứ tự album phòng thu của Linkin Park
Hybrid Theory
(2000)
Meteora
(2003)
Minutes to Midnight
(2007)
Đĩa đơn từ Meteora
  1. "Somewhere I Belong"
    Phát hành: 17 tháng 3 năm 2003
  2. "Faint"
    Phát hành: 9 tháng 6 năm 2003
  3. "Numb"
    Phát hành: 8 tháng 9 năm 2003
  4. "From the Inside"
    Phát hành: 12 tháng 1 năm 2004
  5. "Breaking the Habit"
    Phát hành: 14 tháng 6 năm 2004

Meteora là album phòng thu thứ hai của ban nhạc rock đến từ Mỹ Linkin Park. Nó được phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 2003 thông qua Warner Bros. Records, theo sau album tiền nhiệm Reanimation. Album được sản xuất bởi ban nhạc cùng với Don Gilmore. Tiêu đề Meteora được lấy từ quần thể tu viện Chính thống giáo Hy Lạp.[1] Meteora có âm hưởng tương tự như Hybrid Theory, album đầu tay của ban nhạc, theo như các nhà phê bình mô tả, và album này mất gần một năm để được thu âm. Đây là album phòng thu đầu tiên của Linkin Park có sự góp mặt của tay bass Dave Farrell sau khi ông tái gia nhập ban nhạc vào năm 2000.

Meteora đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200, bán được hơn 810.000 bản trong tuần đầu tiên.[2] Linkin Park đã phát hành các đĩa đơn từ Meteora trong hơn một năm, bao gồm "Somewhere I Belong", "Faint", "Numb", "From the Inside" và "Breaking the Habit". Meteora nhìn chung nhận được những đánh giá tích cực, mặc dù các nhà phê bình có đề cập rằng phong cách âm nhạc của album có sụ tương đồng như album tiền nhiệm của nó, Hybrid Theory.

Meteora đã tiêu thụ khoảng 16 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành một trong những album bán chạy nhất thế kỷ 21. Nó được chứng nhận 7 lần Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Nó được xếp hạng 36 trên bảng xếp hạng Billboard Top 200 Albums của những năm 2000.[3] Một số bài hát trong album đã được phối lại với một số bài hát của Jay-Z cho đĩa EP Collision Course (2004). "Session" được đề cử cho Trình diễn nhạc cụ Rock xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 46.

Sáng tác và thu âm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2000, Linkin Park làm việc với nhà sản xuất âm nhạc Don Gilmore để thu âm và phát hành album đầu tay của họ, Hybrid Theory. Album thứ hai đã bắt đầu được sáng tác vào đầu năm 2001, trong khi ban nhạc vẫn đang lưu diễn để quảng bá Hybrid Theory. Ban nhạc đã sáng tác khoảng 80 bản demo khác nhau trong chuyến lưu diễn Hybrid Theory World TourLP Underground Tour, chỉ trong vòng 8 tháng. Những bản thô của bài hát được sáng tác vào lúc đó sau này đã được đem vào phiên bản cuối cùng của album; đáng chú ý là phần mở đầu cho "Somewhere I Belong". Bennington ban đầu cảm thấy nó mang âm hưởng folk rock quá nhiều. Shinoda và Joe Hahn đã làm lại nó, thêm các hiệu ứng, rồi phát lại theo hướng ngược lại, biến nó thành thứ mà ban nhạc hài lòng. Theo giải thích của Shinoda: "Vì tôi đã đảo ngược chiều của nó, nên nó chơi theo 4-3-2-1. Tiến trình hợp âm đã bị đảo ngược. Sau đó, tôi cắt nó thành bốn phần nhỏ, và tôi chơi nó theo 1-2-3-4. " [1][4]

Chúng tôi đã nhận ra ý nghĩa thực sự của áp lực là gì. Nhưng đó không phải áp lực từ những người ngoài cuộc. Mà đó là áp lực nghệ thuật từ bên trong chúng tôi. Anh không thể kiểm soát sự thành công về mặt thương mại của một đĩa nhạc, nên bỏ ra năng lượng cho nó không có ý nghĩa gì cả. Nhưng còn chất lượng của đĩa nhạc thì lại tùy thuộc tất cả vào anh, và anh không thể đổ lỗi cho bất cứ ai khác khi anh viết ra những bài hát dở tệ. Trước khi chúng tôi tạo ra Meteora, tôi đã nghe lại "Hybrid Theory" và "Reanimation", và tôi kiểu như, "Tôi thực sự rất tự hào về những đĩa nhạc này. Tôi không cách nào nhớ được sao chúng tôi có thể tạo ra chúng, và tôi thực sự không biết làm sao để chúng tôi có thể tái hiện lại chúng. Chúng tôi tiêu rồi nhỉ. Rồi, may mắn thay, chúng tôi đã có thể tập trung toàn bộ năng lượng trong 18 tháng, và điều đó đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tạo ra đĩa nhạc."[5]

Brad Delson, nói về hoàn cảnh quá trình sáng tác ra album với MTV

Trước khi phát hành album thứ hai, ban nhạc đã quyết định chọn phát hành một album phối lại, Reanimation, vào năm 2002, do thành viên ban nhạc Mike Shinoda sản xuất. Với kinh nghiệm của mình ban nhạc muốn đồng sản xuất album thứ hai trong khi vẫn làm việc với Gilmore, với hy vọng mở rộng âm hưởng của Hybrid Theory với nhiều ý tưởng thử nghiệm hơn.[5] Đầu năm 2002, sau chuyến lưu diễn, công việc sáng tác được tiếp tục trong phòng thu tại gia của Mike, quá trình tiền sản xuất album bắt đầu từ đó. Ban nhạc làm việc theo cặp trong quá trình sáng tác, trong khi Shinoda luôn tham gia vào tất cả các bài hát. Việc ghi âm các bài hát chủ yếu sử dụng Pro Tools, trong khi phương pháp sang tác truyền thống được ban nhạc sư dụng, là trong phòng thu chính. Vào tháng 6, quá trình tiền sản xuất chấm dứt và ban nhạc bắt đầu sản xuất chính. Ban nhạc đã chọn Don Gilmore làm nhà sản xuất của họ. Khi Reanimation được phát hành, ban nhạc đã bắt đầu viết ra nội dung chính. Rob Bourdon đã dành tám giờ mỗi ngày trong phòng thu để thu âm album. Đến tháng 8, ban nhạc di chuyển vào NRG Studios vì Bennington cũng bắt đầu viết các bài hát cùng ban nhạc.[6][7][8]

Mike Shinoda (trong ảnh) được cho là đã tham gia viết lời cho tất cả các bài hát.

Linkin Park đã hoàn thành nhiều phiên bản của nhiều bài hát trước khi quá trình thu âm thực sự bắt đầu. Đến tháng 10, bộ trống đã được hoàn thiện và các bộ phận guitar đã được Brad giới thiệu trong phòng điều khiển của studio. Đến cuối tháng 10, các bộ phận âm trầm đã được giới thiệu. Don Gilmore, bản than ông là một tay chơi bass, đã giúp Farrell trong phần thu âm của mình. Phần sampling của Hahn được giới thiệu chỉ một tháng trước thời hạn, qua đó Mike đã hoàn thành bản thu âm "Breaking the Habit" với phần nhạc cụ dây của David Campbell; bài hát đã được Shinoda thực hiện trong năm hoặc sáu năm.[9] Quá trình sản xuất giọng hát bắt đầu vào tháng 11. Quá trình phối âm cũng như bản thân album đã được hoàn thành tại thành phố New York.

Biên soạn và chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]

Lời của album chứa đựng các yếu tố bao gồm cảm xúc buồn phiền, tức giận và hồi phục chấn thương. Giải thích với MTV, Bennington nói: "Chúng tôi không nói về các tình huống, chúng tôi nói về những cảm xúc đằng sau các tình huống. Mike và tôi là hai người khác nhau, vì vậy chúng tôi không thể hát về những điều giống nhau, nhưng cả hai chúng tôi đều hiểu sự thất vọng và giận dữ và cô đơn và tình yêu và hạnh phúc, và chúng tôi có thể thấu hiểu nhau ở cấp độ đó." Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Shinoda giải thích rằng: "Điều chúng tôi thực sự muốn làm chỉ là thúc đẩy bản thân và thúc đẩy lẫn nhau để thực sự tìm ra những phương pháp mới để sáng tạo." Ông nói tiếp: "Chúng tôi muốn mỗi bài hát là một thứ có thể làm hài lòng thính giả - một thứ mà bạn có thể chưa từng nghe trước đây." [10]

Trong một cuộc phỏng vấn quảng cáo, Rob Bourdon tuyên bố: "Chúng tôi muốn một nhóm các bài hát có thể kết hợp tốt với nhau bởi vì chúng tôi muốn tạo ra một đĩa nhạc mà bạn có thể đưa vào máy nghe nhạc CD của mình và từ đầu đến cuối đĩa sẽ không bao giờ có thời điểm nào bạn buồn ngủ." [10]

Về việc đặt tiêu đề cho album, Mike nói rằng "Meteora là một từ thu hút sự chú ý của tôi vì cảm giác của từ rất lớn." Dave, Joe và Chester giải thích rằng cũng giống như cách Meteora, dãy núi đá ở Hy Lạp, rất hoành tráng, kịch tính và có năng lượng tuyệt vời, ban nhạc muốn album có cùng cảm giác đó.[1]

Về thể loại, album được phân loại là nu metal,[11][12] rap metal, rap rock, và alternative rock.[13]

Quảng bá[sửa | sửa mã nguồn]

Linkin Park đã bắt tay với các ban nhạc rock Mỹ Hoobastank, PODStory of the Year (ảnh) trong Meteora World Tour.

Quá trình quảng bá cho album đã bắt đầu rất sớm trước khi phát hành, khi hình ảnh của đĩa nhạc đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Để hỗ trợ cho album, đã có rất nhiều buổi chụp hình của ban nhạc vào ngày 29 tháng 10 tại khách sạn Ambassador, nơi ban nhạc đã tạm dừng thu âm trong hai ngày để thiết kế bìa của album. "The Flem" và "Delta" đã giúp ban nhạc cho vấn đề ảnh bìa, cho album cũng như các đĩa đơn của album. Một đoạn quảng cáo truyền hình cho album được công chiếu vào ngày 1 tháng 1 năm 2003.

"Somewhere I Belong" được phát hành dưới dạng đĩa đơn đầu tiên, phát lần đầu trên đài phát thanh Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 3 năm 2003. Được phát hành chỉ chín ngày trước khi phát hành album, nó đã ảnh hưởng đến thành tích bán album trên toàn thế giới. Đĩa đơn thứ hai trong album là "Faint", được phát hành trước khi ban nhạc bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới. Đĩa đơn thứ ba "Numb" được phát hành khi Linkin Park biểu diễn trực tiếp tại Madrid. "From the Inside" được phát hành như làm đĩa đơn thứ tư nằm trong album trước chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới tại Bắc Mỹ. "Breaking the Habit" được phát hành khi ban nhạc đang ở Indonesia. Album được phát hành với nhiều nội dung phiên bản giới hạn khác nhau nhằm mục đích quảng cáo.

Có một phiên bản đặc biệt của Meteora, bao gồm DVD tài liệu "Making of Meteora". Gói phiên bản đặc biệt được đóng gói trong một hộp có tông màu xanh với nắp Meteora màu xanh có thể được tìm thấy ở một số vùng của Châu Á, Hoa Kỳ và phổ biến hơn là ở Ấn Độ. Một phiên bản Ấn Độ phụ chứa đĩa DVD phụ và bìa đĩa phụ được đóng gói trong một hộp mỏng với đĩa trong bao bì gốc. "Phiên bản Tour" của Meteora được đóng gói trong một bộ hai đĩa. Đĩa thứ hai, là một Video CD, có các video âm nhạc cho "Somewhere I Belong", "Faint", "Numb" và "Breaking the Habit". Phiên bản lưu diễn được đóng gói trong một hộp đĩa CD tiêu chuẩn, chứ không phải hộp digipak quen thuộc của họ. Album cũng được phát hành với một số lượng rất hạn chế đĩa than (chiếm hai đĩa LP) dưới hãng đĩa Warner Brothers. Chúng được các nhà sưu tập thèm muốn và bán được giá cao trong các cuộc đấu giá. Vào năm 2014, Linkin Park đã phát hành một bản demo Shinoda đang hát bài hát, trong CD fan club hàng năm thứ 14 của họ, LPU XIV.

Ban nhạc đã quảng bá album với Meteora World Tour và nhiều chuyến lưu diễn hỗ trợ khác. Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới được hỗ trợ bởi Hoobastank, PODStory of the Year. Ban nhạc đã trinh diễn tại Pellissier Building and Wiltern Theater vào ngày trước khi phát hành album cũng như vào ngày phát hành. Các chương trình được gọi là "Meteora' Release Show". Lượt diễn châu Âu bị hủy vì Chester bị đau lưng và đau bụng dữ dội. Kết quả là, một nửa video âm nhạc của "Numb" được quay ở Los AngelesCộng hòa Séc. Album cũng được quảng bá bởi lễ hội Projekt Revolution. Một album trực tiếp đã được phát hành để hỗ trợ cho album có tựa đề Live in Texas. Linkin Park đã biểu diễn nhiều chương trình đặc biệt trên toàn thế giới, bao gồm "Reading Ireland", cũng như biểu diễn trong Lễ trao giải Kerrang!, "Livid", "X-103's Not So Silent Night", "The End's Deck The Hall Ball" và "KROQ Most Acoustic X-Mas", để quảng bá cho album.

Giới phê bình đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chuyên môn
Điểm trung bình
NguồnĐánh giá
Metacritic62/100[14]
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[15]
The A.V. Clubmixed[16]
Blender[17]
E! OnlineA[18]
Entertainment WeeklyB+[19]
Melodic[20]
NME7/10[21]
Q[18]
Rolling Stone[22]
Sputnikmusic[23]

Meteora nhìn chung nhận được những đánh giá tích cực, mặc dù các nhà phê bình đề cập rằng phong cách âm nhạc của album tương tự như album tiền nhiệm của nó, Hybrid Theory (2000). Tổng điểm Metacritic là 62.[14] E! Online đánh giá A, và kỳ vọng nó sẽ "bắn thẳng lên các vì sao".[24] Entertainment Weekly mô tả nó là "thân thiện một cách hoàn hảo với radio". Dot Music mô tả nó như một "nguồn đảm bảo cho các bản hit radio phổ biến".[25] Rolling Stone cho biết ban nhạc đã "vắt kiệt sự sống cuối cùng còn lại ra khỏi công thức gần như tuyệt chủng này".[22] Tạp chí Billboard mô tả Meteora là "kẻ sẵn sàng làm hài lòng đám đông". New Musical Express cho biết nó có "sức hút thương mại lớn" nhưng khiến người đánh giá thấy "choáng ngợp".[21]

AllMusic mô tả album chỉ là "phần 2 của Hybrid Theory không hơn không kém", nhưng nói thêm rằng ban nhạc "có tính tỉ mỉ và kỹ năng chỉnh sửa, giữ đĩa nhạc này ở mức chặt chẽ 36 phút 41 giây, một động thái khiến nó dễ lắng nghe hơn các album khác một cách đáng kể... vì họ biết tập trung năng lượng vào đâu, điều mà nhiều ban nhạc nu-metal đơn giản là không làm được. " [15] Nhà báo Damrod của Sputnikmusic chỉ trích album này quá giống với Hybrid Theory, nhưng khen ngợi chất lượng sản xuất và sụ bắt tai của album, nói rằng "các bài hát cứ thế xâm chiếm bộ não của bạn".

Blender mô tả nó "cứng nhắc hơn, cô đặc hơn, xấu xí hơn",[26] trong khi Q mô tả nó là "một nỗ lực nghệ thuật thì ít, mà một nỗ lực tiếp thị đối tượng thì nhiều." [27] Entertainment Weekly đã cho album này điểm B +, gọi nó là một "album hấp dẫn như sấm sét kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố âm hưởng khác nhau của nhóm nhạc tạo thành sự thân thiện hoàn hảo với radio"

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát "Session" được đề cử giải Grammy cho Trình diễn nhạc cụ Rock xuất sắc nhất năm 2004. Đĩa đơn trong album " Somewhere I Belong " đã giành giải Video Rock xuất sắc nhất tại Lễ trao giải MTV Video Music năm 2003. Tại lễ trao giải MTV Video Music Awards năm 2004, "Breaking the Habit" được đề cử cho Video nhạc rock hay nhất nhưng lại giành được giải MTV Viewer's Choice.[28]

Doanh số thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tuần đầu tiên, Meteora ra mắt ở vị trí số một trên Billboard 200. Album đã tiêu thụ 810.400 bản ở Mỹ và 36.700 ở Canada trong tuần đầu tiên phát hành.[29] Trong tuần thứ hai, nó đã tiêu thụ thêm 265.000 bản ở Mỹ và đứng đầu trong một tuần nữa.[30] Tính đến tháng 6 năm 2014, album đã tiêu thụ 6,2 triệu bản tại Mỹ,[31] và khoảng 16 triệu bản trên toàn thế giới.[32] Album được xếp hạng 36 trên Billboard 's Hot 200 Albums of the Decade.[3]

Danh sách bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Linkin Park.

STTNhan đềThời lượng
1."Foreword"0:13
2."Don't Stay"3:07
3."Somewhere I Belong"3:33
4."Lying from You"2:55
5."Hit the Floor"2:44
6."Easier to Run"3:24
7."Faint"2:42
8."Figure.09"3:17
9."Breaking the Habit"3:16
10."From the Inside"2:55
11."Nobody's Listening"2:58
12."Session"2:24
13."Numb"3:07
Tổng thời lượng:36:35
bài hát bổ sung phiên bản deluxe kỹ thuật số[33][34][35][36]
STTNhan đềThời lượng
14."Lying from You" (trực tiếp tại LP Underground tour 2003)3:04
15."From the Inside" (trực tiếp tại LP Underground Tour 2003)3:05
16."Easier to Run" (trực tiếp tại LP Underground Tour 2003)3:22
Tổng thời lượng:46:14
bài hát bổ sung phiên bản 2013 iTunes deluxe[37]
STTNhan đềThời lượng
14."Step Up" (trực tiếp)4:14
15."Somewhere I Belong" (trực tiếp tại Milton Keynes)3:41
đĩa DVD bổ sung phiên bản giới hạn
STTNhan đềThời lượng
1."The Making of Meteora"34:19
đĩa VCD bổ sung phiên bản lưu diễn châu Á
STTNhan đềThời lượng
1."Somewhere I Belong"3:44
2."Faint"2:56
3."Numb"3:06
4."Breaking the Habit"3:18

Phần đa phương tiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Art of Meteora - 17:04
  • Video "Somewhere I Belong"
  • LPTV
  • Bộ công cụ trang web
  • Bổ sung
  • Hàng hóa
  • LP Underground

Meteora - Live Around the World[sửa | sửa mã nguồn]

Meteora – Live Around the World
Album trực tiếp của Linkin Park
Phát hành5 tháng 6 năm 2012
Thu âm2007–11
Thời lượng25:27
Hãng đĩa
Sản xuấtMike Shinoda
Thứ tự album của Linkin Park
Hybrid Theory – Live Around the World
(2012)
Meteora – Live Around the World
(2012)
Minutes to Midnight – Live Around the World
(2012)

Meteora - Live Around the World là một album trực tiếp bao gồm các phiên bản trực tiếp của bảy bài hát trong album phòng thu thứ hai, Meteora, tương tự như bản phát hành trực tiếp trước đây của họ là Hybrid Theory - Live Around the World. Chúng được thu âm ở nhiều thành phố khác nhau trên thế giới từ năm 2007 đến năm 2011. Album được phát hành độc quyền trên iTunes.

"Foreword" đã được đưa vào trước bài "Don't Stay"

Danh sách bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Linkin Park.

Meteora – Live Around the World
STTNhan đềThời lượng
1."Don't Stay" (trực tiếp tại Thượng Hải, 2007)3:16
2."Somewhere I Belong" (trực tiếp tại Koln, 2008)4:09
3."Lying from You" (trực tiếp tại New York, 2008)2:57
4."Faint" (trực tiếp tại Hamburg, 2011)3:41
5."Breaking the Habit" (trực tiếp tại Hamburg, 2011)4:15
6."From the Inside" (trực tiếp tại Sydney, 2010)3:28
7."Numb" (trực tiếp tại New York, 2008)3:41

Nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Linkin ParkNhạc sĩ bổ sung
  • David Campbell – nhạc cụ dây (7, 9)
  • Joel Derouin, Charlie Bisharat, Alyssa Park, Sara Parkins, Michelle Richards, Mark Robertson – vĩ cầm
  • Evan Wilson, Bob Becker – viola
  • Larry Corbett, Dan Smith – cello
  • David Zasloff – sáo shakuhachi (11)
Sản xuất

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Chứng nhận Doanh số
Úc (ARIA)[97] 4× Platinum 280.000^
Áo (IFPI Áo)[98] Platinum 30.000*
Bỉ (BEA)[99] Gold 25.000*
Brasil (Pro-Música Brasil)[100] Platinum 125.000*
Canada (Music Canada)[101] 4× Platinum 400.000^
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[102] 3× Platinum 150.000^
Phần Lan (Musiikkituottajat)[103] Gold 15,938[103]
Pháp (SNEP)[104] 2× Platinum 400.000*
Đức (BVMI)[105] 4× Platinum 1.200.000double-dagger
Hy Lạp (IFPI Hy Lạp)[106] Gold 7.500^
Hồng Kông (IFPI Hồng Kông)[107] Gold 10.000*
Hungary (Mahasz)[108] Gold 10.000^
Ý (FIMI)[109] Platinum 50.000double-dagger
Nhật Bản (RIAJ)[110] Platinum 200.000^
México (AMPROFON)[111] Gold 75.000^
New Zealand (RMNZ)[112] 3× Platinum 45.000^
Ba Lan (ZPAV)[113] Platinum 0*
Nga (NFPF)[114] Gold 10.000*
Thụy Điển (GLF)[115] Gold 30.000^
Thụy Sĩ (IFPI)[116] Platinum 40.000^
Anh Quốc (BPI)[117] 2× Platinum 600.000^
Hoa Kỳ (RIAA)[118] 7× Platinum 7.000.000double-dagger
Tổng hợp
Châu Âu (IFPI)[119] 3× Platinum 3.000.000*

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.
double-dagger Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ+stream.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Linkin Park (2003). The Making of Meteora.
  2. ^ Martens, Todd (ngày 2 tháng 4 năm 2003). “Linkin Park's 'Meteora' Crashes Chart At No. 1”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ a b "Best of the 2000s: Billboard 200 Albums". Billboard.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Shoutweb, Track-by-Track with Mike Shinoda Mike Shinoda Clan. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ a b Jon Wiederhorn Linkin Park: Inconspicuously Huge MTV. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “Studio Spotlight "NRG Studios". Studio Expresso.
  7. ^ “Linkin Park at NRG Studios”. NRG Recording Studios. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ a b Chester Bennington of Linkin Park Looks Back on "Meteora" Lưu trữ 2018-03-19 tại Wayback Machine Artist Direct. ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ Linkin Park to Drop "Meteora" Lưu trữ 2017-12-06 tại Wayback Machine Rolling Stone
  10. ^ a b “Linkin Park: Inconspicuously Huge”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  11. ^ “Linkin Park - Meteora (album review 13) - Sputnikmusic”. www.sputnikmusic.com. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2017.
  12. ^ “The Impact And Legacy Of LINKIN PARK's Work - Metal Injection”. ngày 25 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ “R.I.P. Chester Bennington, Linkin Park singer has died at age of 41”. ngày 20 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2017.
  14. ^ a b “Meteora Reviews, Ratings, Credits, and More at Metacritic”. Metacritic.com. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012.
  15. ^ a b Allmusic Review. Allmusic.com. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2007.
  16. ^ “Linkin Park: Meteora”. Music.
  17. ^ “Blender Review”.
  18. ^ a b “Meteora by Linkin Park” – qua www.metacritic.com.
  19. ^ “Meteora”. EW.com.
  20. ^ Winberg, Pär. “Meteora”. Melodic. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  21. ^ a b NME Review. NME.com. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2007.
  22. ^ a b Walters, Barry (ngày 4 tháng 4 năm 2003). “Meteora: Linkin Park: Review: Rolling Stone”. Rollingstone.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2007.
  23. ^ “Linkin Park - Meteora (album review 15)”. Sputnikmusic. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2014.
  24. ^ Linkin Park'd on top E!
  25. ^ Gennoe, Dan. “Meteora”. Dot Music. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2015.
  26. ^ 15, page 128
  27. ^ Critics reviews at Metacritic sorted by publication:
  28. ^ “Complete list of Grammy nominations”. The Seattle Times. The Seattle Times Company. ngày 5 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011.
  29. ^ Williams, John (ngày 2 tháng 4 năm 2003). “Celine's 'One Heart' debuts at No. 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  30. ^ Martens, Todd (ngày 9 tháng 4 năm 2003). “Linkin Park's 'Meteora' Has Lasting Chart Impact”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.
  31. ^ “Linkin Park's 'Hybrid Theory' Producer Calls Working With Chester Bennington a 'Dream Come True”. Billboard. ngày 24 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.
  32. ^ “Life of chester Bennington”. The Asian Age. ngày 9 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ https://www.amazon.com/Meteora-DMD-Album-Bonus-Tracks/dp/B001ERMYCA/ref=sr_1_5?s=dmusic&ie=UTF8&qid=1532249184&sr=1-5-mp3-albums-bar-strip-0&keywords=meteora
  34. ^ “Meteora (Bonus Edition)” – qua open.spotify.com.
  35. ^ “Linkin Park: Meteora (Bonus Edition) - Music Streaming - Listen on Deezer” – qua www.deezer.com.
  36. ^ Farrar, Justin. “Meteora” – qua us.napster.com.
  37. ^ “Meteora (Deluxe Version) by LINKIN PARK” – qua music.apple.com.
  38. ^ "Australiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  39. ^ "Austriancharts.at – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  40. ^ "Ultratop.be – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  41. ^ "Ultratop.be – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  42. ^ "{{{artist}}} Chart History (Canadian Albums)". Billboard.
  43. ^ "Danishcharts.dk – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  44. ^ "Dutchcharts.nl – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  45. ^ "{{{artist}}}: {{{album}}}" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  46. ^ "Lescharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  47. ^ "Offiziellecharts.de – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment Charts.
  48. ^ “Internet Archive Wayback Machine”. Web.archive.org. ngày 5 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
  49. ^ “MAHASZ – Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége”. Mahasz. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  50. ^ “Ireland Albums Top 75 (ngày 27 tháng 3 năm 2003) – Music Charts”. acharts.us. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010.
  51. ^ "Italiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  52. ^ リンキン・パークのメテオラランキング (bằng tiếng Nhật), Oricon, ngày 7 tháng 4 năm 2003, truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017
  53. ^ "Charts.nz – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  54. ^ "Norwegiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  55. ^ a b "Oficjalna lista sprzedaży :: OLiS - Official Retail Sales Chart". OLiS. Polish Society of the Phonographic Industry.
  56. ^ "Portuguesecharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  57. ^ “Hits of the World – Spain”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 12 tháng 4 năm 2003. tr. 38. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  58. ^ "Official Scottish Albums Chart Top 100". Official Charts Company.
  59. ^ "Swedishcharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  60. ^ "Swisscharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  61. ^ "Official Albums Chart Top 100". Official Charts Company.
  62. ^ "Official Rock & Metal Albums Chart Top 40". Official Charts Company.
  63. ^ "{{{artist}}} Chart History (Billboard 200)". Billboard.
  64. ^ 9 tháng 4 năm 2005 “Catalog Album Charts” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Billboard. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  65. ^ mexicancharts.com – Linkin Park – Meteora, mexicancharts.com, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2012, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010
  66. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  67. ^ "Czech Albums – Top 100". ČNS IFPI. Ghi chú: Trên trang biểu đồ này, chọn {{{date}}} trên trường này ở bên cạnh từ "Zobrazit", và sau đó nhấp qua từ để truy xuất dữ liệu biểu đồ chính xác.
  68. ^ “ARIA - Top 100 Albums 2003”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  69. ^ “Jahreshitparade Alben 2003”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  70. ^ a b “Ultratop Belgian Charts”. ultratop.be. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  71. ^ Steffen Hung. “Dutch charts portal”. dutchcharts.nl. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  72. ^ Inc, Nielsen Business Media (ngày 27 tháng 12 năm 2003). “Billboard”. Nielsen Business Media, Inc. – qua Google Books.
  73. ^ The first list is the list of best-selling domestic albums of 2003 in Finland and the second is that of the best-selling foreign albums:
  74. ^ “Top de l'année Top Albums 2003” (bằng tiếng Pháp). SNEP. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  75. ^ “VIVA Jahrescharts 2003 Album - Alle Musikvideos - Chart”. VIVA.tv. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  76. ^ “Best selling albums of Hungary in 2003”. Mahasz. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2003.
  77. ^ “Top Selling Albums of 2003”. Recorded Music NZ. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  78. ^ “Årslista Album – År 2003” (bằng tiếng Thụy Điển). Sverigetopplistan. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  79. ^ Steffen Hung (ngày 30 tháng 12 năm 2003). “Schweizer Jahreshitparade 2003”. hitparade.ch. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  80. ^ Best selling alums of 2003 Official Albums Chart. ngày 31 tháng 12 năm 2003.
  81. ^ “BILLBOARD 200 ALBUMS: YEAR END 2003”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  82. ^ “Top 50 Global Best Selling Albums for 2003” (PDF). International Federation of the Phonographic Industry. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  83. ^ “2009 ARIA End of Decade Albums Chart”. ARIA. tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.
  84. ^ a b c d e f “Linkin Park > Chart History”.
  85. ^ “Australian Singles Chart”. australian-charts.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  86. ^ “New Zealand Singles Chart”. charts.nz. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  87. ^ “British Album Chart”. Official Charts Company. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  88. ^ “Belgian Singles Chart”. ultratop.be. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  89. ^ “French Singles Chart”. lescharts.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  90. ^ “German Album Chart”. Charts-Surfer. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  91. ^ “Italian Singles Chart”. italiancharts.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  92. ^ “Irish Singles Chart”. The Irish Charts. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  93. ^ “Dutch Singles Chart”. dutchcharts.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  94. ^ “Norwegian Singles Chart”. norwegiancharts.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  95. ^ “Swedish Singles Chart”. swedishcharts.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  96. ^ “Swiss Singles Chart”. Die Offizielle Schweizer Hitparade. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008.
  97. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2005 Albums” (PDF) (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  98. ^ “Chứng nhận album Áo – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  99. ^ “Ultratop − Goud en Platina – albums 2003” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  100. ^ “Chứng nhận album Brasil – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Pro-Música Brasil. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  101. ^ “Chứng nhận album Canada – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Anh). Music Canada. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  102. ^ Hitlisten. NU, Hitlisterne.dk
  103. ^ a b “Chứng nhận album Phần Lan – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  104. ^ “Chứng nhận album Pháp – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  105. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Linkin Park; 'Meteora')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  106. ^ “Ελληνικό Chart – Top 50 Ξένων Aλμπουμ” (bằng tiếng Hy Lạp). IFPI Hy Lạp. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  107. ^ “香港唱片銷量大獎 2003”. IFPI Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  108. ^ “Adatbázis – Arany- és platinalemezek – 2003” (bằng tiếng Hungary). MAHASZ. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  109. ^ “Chứng nhận album Ý – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020. Chọn "2019" ở menu thả xuống "Anno". Chọn "Meteora" ở mục "Filtra". Chọn "Album e Compilation" dưới "Sezione".
  110. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020. Chọn 2003年4月 ở menu thả xuống
  111. ^ “Certificaciones” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020. Nhập Linkin Park ở khúc dưới tiêu đề cột ARTISTA  và Meteora ở chỗ điền dưới cột tiêu đề TÍTULO'.
  112. ^ New Zealand Top 50 Albums – ngày 31 tháng 7 năm 2017, RMNZ
  113. ^ “Wyróżnienia – Platynowe płyty CD - Archiwum - Przyznane w 2004 roku” (bằng tiếng Ba Lan). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Ba Lan. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  114. ^ “Chứng nhận album Nga – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Nga). Национальная федерация музыкальной индустрии (NFPF). Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  115. ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 2003” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Sweden. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  116. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Chứng nhận ('Meteora')” (bằng tiếng Đức). IFPI Thụy Sĩ. Hung Medien. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  117. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020. Chọn album trong phần Format. Chọn Platinum' ở phần Certification. Nhập Meteora vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  118. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Linkin Park – Meteora” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  119. ^ “IFPI Platinum Europe Awards – 2012”. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]