Miệng phun thủy nhiệt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Miệng phun thủy nhiệt là một khe nứt trên bề mặt một hành tinh, tạo ra một vùng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Miệng phun thủy nhiệt thường được tìm thấy gần những khu vực núi lửa hoạt động, những nơi mà các mảng kiến tạo đang rời xa nhau, vùng trũng đại dương và các điểm nóng.[1]

Miệng phun thủy nhiệt rất phổ biến trên Trái Đất vì Trái Đất vừa có hoạt động địa chất mạnh, vừa có một lượng lớn nước trên bề mặt và trong vỏ của nó. Các dạng thường thấy ở trên cạn là suối nước nóng, hồ nước nóng và miệng hơi khói. Có lẽ miệng phun thủy nhiệt trên cạn nổi tiếng nhất là ở trong Công viên quốc gia Yellowstone, Hoa Kỳ. Những miệng phun thủy nhiệt ở dưới biển được gọi là ống khói đen.

Những khu vực xung quanh miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển là những nơi đa dạng về sinh học, thường là nơi trú ngụ của nhiều cộng đồng phức tạp được nuôi dưỡng bởi các chất hóa học hòa tan trong vùng nước nơi đấy. Các loài vi khuẩn hóa hợp cổ hình thành cái gốc của chuỗi thức ăn, nuôi sống nhiều sinh vật khác nhau như giun ống khổng lồ, thân mềm hai mảnh, tôm và các loại sên biển.

Người ta tin có những miệng phun thủy nhiệt hoạt động ở trên vệ tinh Europa của Sao Mộc và vệ tinh Enceladus của Sao Thổ,[2][3] và có suy đoán rằng có cả những miệng phun thủy nhiệt cổ xưa ở trên Sao Hỏa.[1][4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Colín-García; M. A. Heredia; G. Cordero; A. Camprubí; A. Negrón-Mendoza; F. Ortega-Gutiérrez; H. Beraldi; S. Ramos-Bernal (2016). “Hydrothermal vents and prebiotic chemistry: a review”. Boletín de la Sociedad Geológica Mexicana. 68 (3): 599‒620.
  2. ^ Chang, Kenneth (ngày 13 tháng 4 năm 2017). “Conditions for Life Detected on Saturn Moon Enceladus”. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “Spacecraft Data Suggest Saturn Moon's Ocean May Harbor Hydrothermal Activity”. NASA. ngày 11 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ Paine, M. (ngày 15 tháng 5 năm 2001). “Mars Explorers to Benefit from Australian Research”. Space.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2006.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]