Chi Chùm ngây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Moringa)
Chi Chùm ngây
Moringa ovalifolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Brassicales
Họ (familia)Moringaceae
Martinov, 1820 nom. cons.[1]
Chi (genus)Moringa
Adans., 1763[2][3]
Loài điển hình
Moringa oleifera
Lam., 1785[4]
Các loài
13. Xem trong bài.
Danh pháp đồng nghĩa[3][5]
  • Alandina Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Anoma Lour., 1790
  • Donaldsonia Baker f., 1896
  • Hyperanthera Forssk., 1775

Chi Chùm ngây (danh pháp khoa học: Moringa) là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này chứa 13 loài, tất cả trong số chúng đều là các cây thân gỗ sinh sống trong khu vực nhiệt đớicận nhiệt đới. Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Tamil murungakkAi. Tại Gujarati, người ta gọi chúng là saragvo. Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là đông bắc và tây nam châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập, Nam Á.

Loài phổ biến nhất là chùm ngây (Moringa oleifera), loài cây có nhiều công dụng có nguồn gốc từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Lá của nó có thể ăn được. Loài cây này được trồng tại nhiều nơi trong khu vực nhiệt đới và là loài duy nhất của chi này có mặt tại Việt Nam. Loài có nguồn gốc châu PhiMoringa stenopetala, cũng được trồng rộng khắp, nhưng ít phổ biến hơn Moringa oleifera.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Moringa arborea Verdc., 1985: Bắc Kenya.
  • Moringa borziana Mattei, 1908: Ethiopia, đông Kenya, Somalia.
  • Moringa concanensis Nimmo ex Dalzell & A.Gibson, 1861: Pakistan, tây Ấn Độ. Du nhập Bangladesh.
  • Moringa drouhardii Jum., 1930: Đặc hữu Madagascar.
  • Moringa hildebrandtii Engl., 1904: Đặc hữu Madagascar.
  • Moringa longituba Engl., 1904: Đông và nam Ethiopia, bắc Kenya, Somalia.
  • Moringa oleifera Lam., 1785: Chùm ngây, cây cải ngựa, ba đậu dại. Bản địa đông bắc Pakistan, tây bắc Ấn Độ. Du nhập vào Đông Nam Á, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Trung Quốc, Australia, Đài Loan, châu Phi, Hoa Kỳ, Mexico, Caribe, Venezuela.
  • Moringa ovalifolia Dinter & A.Berger, 1914: Bản địa tây nam Angola, tây bắc và tây trung Namibia.
  • Moringa peregrina (Forssk.) Fiori, 1911: Đông bắc châu Phi, bán đảo Ả Rập.
  • Moringa pygmaea Verdc., 1985: Đông bắc Somalia.
  • Moringa rivae Chiov., 1917: Đông và đông nam Ethiopia, nam Somalia và bắc Kenya.
  • Moringa ruspoliana Engl., 1904: Đông và nam Ethiopia, Somalia.
  • Moringa stenopetala (Baker f.) Cufod., 1957: Chùm ngây châu Phi. Tây nam và nam Ethiopia, Kenya.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ivan Ivanovich Martinov, 1820. Moringeae. Техно-ботаническiй словарь, на латинскомъ и россiйскомъ языкахъ, составленный... 404.
  2. ^ Michel Adanson, 1763. Moringa. Familles des Plantes 2: 318.
  3. ^ a b “Genus: Moringa Adans”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 17 tháng 9 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ Moringa Adans”. TROPICOS. Missouri Botanical Garden. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ Moringa trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 24-7-2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]