Muhammad Yunus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Muhammad Yunus
nhà kinh tế học
Sinh(1940-06-28)28 tháng 6, 1940
Quốc tịchBangladesh
Nổi tiếng vìphổ biến khái niệm tín dụng vi mô,người sáng lập Ngân hàng Grameen
Giải thưởngđồng trao tặng Giải Nobel Hòa bình năm 2006
Sự nghiệp khoa học
Ngànhkinh tế

Muhammad Yunus (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1940) là một nhà kinh tế học người Bangladesh. Ông là người làm phổ biến khái niệm tín dụng vi mô (cho những người dân rất nghèo vay các khoản tín dụng nhỏ) và là người sáng lập Ngân hàng Grameen. Năm 2006, ông được đồng trao tặng Giải Nobel Hòa bình với chính ngân hàng của ông.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Muhammad Yunus, là người con thứ ba trong số 9 người con của một gia đình Hồi giáo. Ông sinh ngày 28.06.1940 tại làng Bathua thuộc quận Chittagong lúc đó là thuộc vùng BengalẤn Độ, bây giờ là nước Bangladesh. Cha mẹ ông, Hazi Dula Mia Shoudagar và Sufia Khatun, buôn bán đồ nữ trang. Lúc nhỏ ông sống ở làng mình cho tới khi gia đình dọn lên thành phố Chittagong vào năm 1944.
Yunus được học bổng Fulbright năm 1966 để theo học tại đại học Vanderbilt (USA). 1969 ông lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại đây và làm giảng sư kinh tế từ năm 1970 cho tới 1972 tại Middle Tennessee State University ở Tennessee, Hoa Kỳ. 1972 ông được phong làm giáo sư tại Chittagong University ở Bangladesh. từ năm 1976 ông làm quản lý cho một công trình phát triển của đại học này, từ đó mà nhà băng Grameen được thành lập vào năm 1983. Ngoài công việc làm giám đốc điều hành nhà băng này, từ năm 1996 ông còn có chức vụ cố vấn cho chính phủ Bangladesch.
Vào tháng 3 năm 2011, Yunus bị cho thôi việc ở nhà băng này với lý do là tuổi già; ông đã đưa việc này ra tòa nhưng không thành công.[1][2] Ông tố cáo chính phủ Bangladesch là muốn kiểm soát nhà băng Grameen. Nhà băng sẽ trở thành một cơ quan của chính phủ, và công trình suốt cuộc đời của ông sẽ bị làm hư hại vì sự quản lý sai lầm, thiếu hiệu quả và vì chỉ chú trọng đến lời lãi.[3]

Ngân hàng Grameen[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nobelpreisträger Yunus geht gegen seine Entlassung vor in: NZZ Online vom 9. März 2011
  2. ^ [http://www.spiegel.de/wirtschaft/unternehmen/0,1518,762393,00.html “R�cktritt als Bankchef: Nobelpreistr�ger Yunus gibt sich geschlagen - SPIEGEL ONLINE”]. SPIEGEL ONLINE. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015. replacement character trong |tiêu đề= tại ký tự số 2 (trợ giúp)
  3. ^ “Interview mit Muhammad Yunus”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Việt:

Tiếng Anh: