Mussaenda

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mussaenda
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Rubiaceae
Chi (genus)Mussaenda
L., 1753
Danh pháp đồng nghĩa

Mussaenda, tên gọi phổ thông bướm bạc, là một chi thực vật có hoa trong họ Thiến thảo (Rubiaceae).[1]

Loài[sửa | sửa mã nguồn]

Chi Mussaenda gồm 194 loài ,[2] bao gồm:

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là loại cây gỗ nhỏ có thể cao đến 7 m, dạng bụi, cành nhánh nhiều, cành non có lông. Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai. Cụm hoa hình xim gù, mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có 5 lá đài. Trong số 5 lá đài, có 1 lá phát triển thành bản lớn, màu trắng có cuống dài (một số loài có màu hồng như Mussaenda erythrophylla), nên có người tưởng lầm rằng đó là cánh hoa màu trắng. Giữa những trùm lá trắng đó, có những hoa màu vàng, nhìn từ xa như đàn bướm trắng đang bâu vào chùm hoa, nên mới có tên là "bướm bạc”. Cây có quả mọng màu đen, có gân dọc trên quả, nhẵn, với rất nhiều hạt nhỏ, màu đen, mặt hình mạng, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè.

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Cây bướm bạc hiện nay được trồng để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Cây mọc khỏe lớn nhanh, ưa sáng, chịu được khô và nóng, ít đòi hỏi đất đai. Cây trồng chủ yếu bằng hạt, hay cành ươm dễ dàng. Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm...

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Plant List (2010). Mussaenda. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Mussaenda”. ThePlantList (2010) Version 1. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]