Năn ngọt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năn ngọt
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Cyperaceae
Chi (genus)Eleocharis
Loài (species)E. dulcis
Danh pháp hai phần
Eleocharis dulcis
(Burm.f.) Trin. ex Hensch.
Danh pháp đồng nghĩa

Andropogon dulcis Burms.f.
Hippuris indica Lour.
Eleocharis plantaginea Roem. et Schult.

Eleocharis equisetina Presl
Năn tươi, chưa chế biến
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng406 kJ (97 kcal)
23.94 g
Đường4.8 g
Chất xơ3 g
0.1 g
1.4 g
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
12%
0.14 mg
Riboflavin (B2)
15%
0.2 mg
Niacin (B3)
6%
1 mg
Acid pantothenic (B5)
10%
0.479 mg
Vitamin B6
19%
0.328 mg
Folate (B9)
4%
16 μg
Vitamin C
4%
4 mg
Vitamin E
8%
1.2 mg
Chất khoángLượng
%DV
Magnesi
5%
22 mg
Mangan
14%
0.331 mg
Phosphor
5%
63 mg
Kali
19%
584 mg
Kẽm
5%
0.5 mg

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Năng lùn, năng ngọt, năng bộp, cỏ năng, cỏ năng ống, cỏ năng bông đơn hay mã thầy là một loại cỏ năng mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước (cả nước mặn và nước ngọt), thuộc chi Cỏ năng (Eleocharis), họ Cói (Cyperaceae), có danh pháp khoa học Eleocharis dulcis Burm.f.. Đây là loài bản địa của châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines...), Úc, nhiệt đới châu Phi, và nhiều quần đảo khác trong Thái Bình DươngẤn Độ Dương.[3] Chúng được thu hái và sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc chế biến[4] nhiều món ăn tại Việt Nam. Củ của nó cũng ăn được nên có tên gọi là củ năng.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Củ Năn.

Cây năn ngọt có thể cao đến 1,5 m. Củ năn ngọt là một dạng giả thân hành. Củ năn ngọt giàu carbohydrat (khoảng 90% khối lượng tính theo chất khô), nhất là tinh bột (chiếm 60% chất khô). Loại củ này cũng giàu chất xơ, riboflavin, vitamin B6, kali, đồng, và mangan[5].

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Thịt củ màu trắng, giòn và có thể dùng để ăn sống, luộc sơ, nướng, làm dưa món hoặc đóng hộp. Tại Trung Quốc, người ta còn nghiền củ năng ngọt thành bột để làm bánh. Đây là một trong số ít rau củ vẫn giữ được mùi vị đặc trưng ngay cả sau khi được nấu chín hoặc đóng hộp, bởi vì thành tế bào thịt củ tạo nên các liên kết chéo và được củng cố bởi các hợp chất phenol. Một số loại củ cũng có tính chất tương tự, như là củ sen[6].

Nếu không được nấu chín, củ năng ngọt có thể là tác nhân truyền Fasciolopsiasis gây bệnh.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families. apps.kew.org
  4. ^ Flora of China, Vol. 23 Page 191, 荸荠 bi qi, Eleocharis dulcis (N. L. Burman) Trinius ex Henschel, Vita Rumphii. 186. 1833. efloras.org
  5. ^ “Waterchestnuts, chinese, (matai), raw”. NutritionData.com. CondéNet, Inc. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ McGee, Harold (2004). On Food and Cooking (Revised Edition). Scribner. tr. 308. ISBN 0-684-80001-2.