Nam Bình, Kiến Xương

Nam Bình
Xã Nam Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnKiến Xương
Địa lý
Tọa độ: 20°20′08″B 106°27′08″Đ / 20,335626°B 106,452132°Đ / 20.335626; 106.452132
Nam Bình trên bản đồ Việt Nam
Nam Bình
Nam Bình
Vị trí xã Nam Bình trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính13180[1]

Nam Bình là một thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Thông tin thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nam Bình từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ Kháng chiến chống Pháp.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã nằm cách thành phố Thái Bình khoảng 22 km, đi theo tỉnh lộ 23 từ hướng thành phố Thái Bình đi Tiền Hải, đến ngã ba Thị trấn Thanh Nê rẽ phải 7 km.

Xã nằm cách sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Thái Bình khoảng 3 km đường chim bay, đồng thời cũng là đoạn sông ranh giới của huyện Kiến Xương, Vũ Thư (Thái Bình) và Xuân Trường, Giao Thủy (Nam Định).

Địa giới hành chính xã phía Đông giáp xã Quang Trung và xã Bắc Hải (huyện Tiền Hải); phía Tây giáp xã Bình Định; phía Nam giáp xã Bình Thanh; phía Bắc giáp xã Minh Quang.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn xã Nam Bình ngày nay, nguyên xưa là các làng xã Kinh Nam, Phú Cốc, Đa Cốc, Sơn Thọ và Thái Cao, đều thuộc tổng Đa Cốc, quận Trực Định và quận Chân Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Sau Cách mạng tháng 8. Về sau các làng xã trên được nhập vào xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đến năm 1947, các làng trên được tách ra khỏi xã Bình Thanh để lập thành xã Nam Bình.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có một con đường nhựa chạy suốt từ đầu đến cuối xã. Từ trung tâm xã đi Thành phố Thái Bình và các tỉnh lân cận khá thuận lợi, hiện nay có xe ô tô khách chạy qua đi các tỉnh như Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình.v.v...

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có mật độ dân cao sống tập trung trong diện tích khoảng gần 2 km². Dân số của xã khoảng hơn 5.000 người, dân số trẻ do trào lưu hiện nay và lượng lao động chủ yếu đi làm xa. Lao động trong xã còn lại chủ yếu người già và trẻ nhỏ. Dân số sống tập trung nên vẫn còn lại những phong tuc tập quán xa xưa.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.800 mm.
  • Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ.
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%.
  • Khí hậu: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (theo số liệu quan trắc của tỉnh Thái Bình).

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nền kinh tế ở đây là nền nông nghiệp thuần túy có truyền thống thâm canh cây lúa. Xã từng nổi tiếng thời Chiến tranh Việt Nam nhờ đạt được thành tích sản xuất lúa với sản lượng 5 tấn/ha[cần dẫn nguồn].

Hiện nay phần lớn những người ở lứa tuổi 18 - 45 đều đi làm ăn xa, lực lượng trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp ít, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ, nền kinh tế làm nông nghiệp thuần túy, không phát triển những nghề thủ công nghiệp truyền thống. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào lao động đi làm xa; thời gian gần đây có một số lao động đi xuất khẩu lao động.

Di tích - Danh thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có ngôi đình làng rất nổi tiếng, trước những năm 50 của thế kỷ 20 được xây dựng bằng gạch nung, nhưng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bị thực dân Pháp đốt phá. Đình được xây dựng khoảng thế kỷ XVIII có đình chính rộng 7 gian, 1 tầng, mái cong lợp ngói vảy cá, toàn bộ gỗ trong đình được làm bằng gỗ lim, được chạm trổ công phu cầu kỳ với nhiều hình thù đẹp mắt mang đậm dấu ấn lịch sử của thế kỷ trước, cột đình bằng lim có đường kính khoảng 1m với 4 cột chính. Hai bên đình là hai dãy quán 5 gian gỗ lim ngói vảy cá. Phía đằng trước đình có hai ông hộ pháp đứng canh gác và hai cây bàng rất lớn có tuổi thọ hàng nghìn năm. Toàn bộ sân đình được lát bằng gạch xi măng cát kích thước 40x40 cm, các lối đi lại trong đình được lát bằng đá vôi tảng. Phía sau đình là khuôn viên rộng lớn có một ngôi đình nhỏ khoảng 3 gian có củng nhỏ là nơi trang trọng để những người có chức sắc trong làng được phép thờ cúng. Bên ngoài khuôn viên chùa, nhìn ra phía trước là cầu ao được làm bằng đá tảng, hai bên là hai cây si lớn có tuổi thọ gần nghìn năm. Phía bên tay phải là chiếc cầu đá bắc qua sông cũng được làm bằng đá tảng. Hàng năm diễn ra lễ rước từ đình lên đền Đông Vinh vào các ngày rằm tháng giêng và rằm tháng tám.

Theo những người cao tuổi thì toàn bộ gạch này trước đây được xây dựng đình, được nung từ những lò gạch thủ công [cần dẫn nguồn].

Tại vị trí của ngôi đình nổi tiếng này trước năm 1990 có rất nhiều bia đá, đồ đá có kiến trúc cầu kỳ (như đá hình đầu rồng, hình thân rồng, hình con rùa, con cua, con , chạm trổ công phu, sắc nét.

Chùa Đa Cốc là một trong những di tích lịch sử được nhà nước cấp di tích lịch sử văn hoá.

Chùa Thượng Hiền

Chợ Gốc Gạo, nơi giao thương chủ yếu của người dân trong xã. Bên cạnh chợ Gốc Gạo đã từng có 1 cây gạo rất lớn có niên đại hàng trăm năm vì thế được gọi là chợ Gốc Gạo, là nơi trước đây ông Bùi Văn Lự - Chủ tịch kiêm Bí thư đầu tiên của xã vào năm 1941 đã bí mật treo lá cờ búa liềm nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.

Giáo dục - Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có nền giáo dục khá phát triển. Xã hiện nay có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS được xây dựng từ năm 1983 và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Trạm y tế, nhà văn hóa thôn xóm, Ủy ban nhân dân được xây dựng khang trang. Một số dòng họ đã xây dựng trùng tu từ đường rất lớn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]