Nam Giang (thị trấn)

(Đổi hướng từ Nam Giang, Nam Trực)
Nam Giang
Thị trấn
Thị trấn Nam Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnNam Trực
Thành lập2003[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°20′10″B 106°10′36″Đ / 20,336067°B 106,176606°Đ / 20.336067; 106.176606
Nam Giang trên bản đồ Việt Nam
Nam Giang
Nam Giang
Vị trí thị trấn Nam Giang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,05 km²
Dân số (2003)
Tổng cộng18.047 người
Mật độ2.561 người/km²
Khác
Mã hành chính13966[2]

Nam Giangthị trấn huyện lỵ của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Nam Giang nằm ở trung tâm huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 10 km về phía nam, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 7,05 km², dân số năm 2003 là 18.047 người[1], mật độ dân số đạt 2.561 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Nam Giang được chia thành 7 thôn: thôn Nhất, thôn Nhì, Giáp Ba (xưa là thôn Cẩm Nang), thôn Tư, Vân Tràng, Đồng Côi, Kinh Lũng.

Trong đó thôn Tư, Vân Tràng và Đồng Côi là 3 thôn phát triển khá mạnh về nghề rèn.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Nam Giang là một xã thuộc huyện Nam Trực.

Ngày 14 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập thị trấn Nam Giang, thị trấn huyện lỵ huyện Nam Trực trên cơ sở toàn bộ 704,55 ha diện tích tự nhiên và 18.047 người của xã Nam Giang.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Mùng 7 tết là phiên chợ đầu tiên của năm - chợ Viềng nổi tiếng. Tỉnh Nam Định có 3 chợ Viềng: chợ Viềng Vụ Bản, chợ Viềng Nam Trực, chợ Viềng Nghĩa Hưng trong đó Viềng Phủ Vụ Bản là chợ chính, tiếp đến là Viềng Nam Trực, còn Viềng Lạng Nghĩa Hưng mới xuất hiện cách đây vài năm. Chợ Viềng Nam Trực nằm giữa thị trấn Nam Giang.

Nam Giang còn có hội chùa Đại Bi đã được xếp hạng di tích lịch sử. Hội kéo dài khoảng 3,4 ngày với những lễ tế đặc trưng của lễ hội nơi đây.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Nghị định số 137/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Nam Trực, Xuân Trường, Mỹ Lộc và Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê