Ngân hàng Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Trung Quốc
中国银行股份有限公司
Loại hình
Công ty đại chúng
Mã niêm yếtSEHK3988
SSE: 601988
Bản mẫu:OTCPink
Ngành nghềNgân hàng
Dịch vụ tài chính
Thành lậpBắc Kinh, Trung Quốc (1912 (1912))
Trụ sở chínhBắc Kinh, Trung Quốc
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Xiao Gang, Chủ tịch
Li Lihui, Giám đốc
Sản phẩmthẻ tín dụng, ngân hàng tiêu dùng, ngân hàng thương mại, tài chính và bảo hiểm, ngân hàng đầu tư, cho vay thế chấp, ngân hàng tư nhân, cổ phần tư nhân, tiết kiệm, chứng khoán, quản lý tài sản
Doanh thuTăng 413,10 tỷ Nhân dân tệ (2011)[1]
Tăng 168,12 tỷ Nhân dân tệ (2011)
Tăng 124,18 tỷ Nhân dân tệ (2011)
Tổng tài sảnTăng 11.829 tỷ Nhân dân tệ (2011)
Chủ sở hữuChính phủ Trung Quốc
Số nhân viên288.687 (2011)
Websitewww.boc.cn

Ngân hàng Trung Quốc, tên đầy đủ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Trung Quốc (tiếng Anh: Bank of China Limited giản thể: 中国银行; phồn thể: 中國銀行; bính âm: Zhōngguó Yínháng), viết tắt BOC, là một trong 5 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất tại Trung Quốc và là ngân hàng lâu đời nhất ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại. Trụ sở chính của ngân hàng này đặt tại quận Tây Thành, Bắc Kinh.[2]

Năm 2009, đây là công ty cho vay lớn thứ hai ở Trung Quốc, và là ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới về giá trị vốn hóa thị trường.[3] Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc cùng với Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, được hợp xưng là "Tứ đạo ngân hàng thương nghiệp quốc doanh".

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1905, triều đình nhà Thanh đã cho thành lập Ngân hàng Bộ Hộ Đại Thanh, nhằm phục vụ cho hoạt động tài chính thông thương giữ Trung Quốc với các quốc gia bên ngoài. Năm 1906, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đại Thanh. Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. chính quyền Thanh triều sụp đổ, Ngân hàng Đại Thanh cũng ngừng hoạt động.

Năm 1912, sau khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc được thành lập, tổng thống lâm thời Tôn Trung Sơn đã bổ nhiệm Ngô Đỉnh Xương làm giám đốc Ngân hàng Trung Quốc, được xây dựng lại trên các cơ sở của Ngân hàng Đại Thanh trước đó. Từ khi thành lập cho đến năm 1942, Ngân hàng Trung Quốc cùng với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Giao thôngNgân hàng Trung ương, đảm nhận việc phát hành tiền giấy thay cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc, được mệnh danh là "Tứ đại ngân hàng" ở thời kỳ này.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Forbes http://www.forbes.com/companies/icbc/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ “CSR Report of Bank of China” (PDF). 2010. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2011..
  3. ^ http://media.ft.com/cms/419e021c-fecd-11de-91d7-00144feab49a.pdf

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]