Ngã Năm

(Đổi hướng từ Ngã Năm, Sóc Trăng)
Ngã Năm
Thị xã
Thị xã Ngã Năm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhSóc Trăng
Trụ sở UBNDKhóm 3, phường 1
Phân chia hành chính3 phường, 5 xã
Thành lập
  • 31/10/2003: thành lập huyện Ngã Năm[1]
  • 29/12/2013: thành lập thị xã Ngã Năm[2]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2010[3]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDKim Thái Phong
Chủ tịch HĐNDVõ Minh Thắng
Bí thư Thị ủyTrần Văn Việt
Địa lý
Tọa độ: 9°33′56″B 105°35′50″Đ / 9,565556°B 105,597222°Đ / 9.565556; 105.597222
MapBản đồ thị xã Ngã Năm
Ngã Năm trên bản đồ Việt Nam
Ngã Năm
Ngã Năm
Vị trí thị xã Ngã Năm trên bản đồ Việt Nam
Diện tích241,93 km²[4]
Dân số (2022)
Tổng cộng74.115 người[4]
Mật độ309 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính948[5]
Biển số xe83-E1
Số điện thoại0299.3.869.960
Số fax0299.3.869.940
Websitenganam.soctrang.gov.vn

Ngã Năm là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Ngã Năm nằm ở phía tây nam của tỉnh Sóc Trăng, nằm cách thành phố Sóc Trăng khoảng 60 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 80 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 298 km, có vị trí địa lý:

Thị xã Ngã Năm có diện tích 241,93 km², dân số năm 2022 là 74.758 người, mật độ dân số đạt 309 người/km².[4]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Ngã Năm có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 phường: 1, 2, 3 và 5 xã: Long Bình, Mỹ Bình, Mỹ Quới, Tân Long, Vĩnh Quới.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Ngã Năm
Tên Diện tích năm 2017 (km²) Dân số năm 2017 (người) Mật độ (người/km²)
Phường (3)
Phường 1 19,56 13.796 705
Phường 2 44,76 18.345 409
Phường 3 33,63 8.509 253
Xã (5)
Long Bình 30,11 6.287 208
Mỹ Bình 20,94 5.537 264
Mỹ Quới 29,40 8.368 284
Tân Long 32,75 8.850 270
Vĩnh Quới 31,02 11.303 364
Quy hoạch chung xây dựng thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đến năm 2035[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi này xuất hiện sau khi người Pháp đào kênh Phụng Hiệp – Cà Mau (còn gọi là kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp) cắt ngang một con rạch tự nhiên (Xẻo Chích) tạo thành một ngã năm sông.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 6 năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho lập quận Ngã Năm thuộc tỉnh Ba Xuyên trên cơ sở tách đất từ quận Thạnh Trị cùng tỉnh và quận Long Mỹ của tỉnh Chương Thiện trước đó; quận lỵ đặt tại xã Vĩnh Quới. Quận Ngã Năm khi đó gồm 5 xã: Tân Long, Mỹ Quới, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quới (4 xã này nguyên thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên) và Vĩnh Tân (nguyên thuộc quận Long Mỹ, tỉnh Chương Thiện).

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Ngã Năm bị giải thể, sáp nhập vào quận Thạnh Trị và trở thành huyện Thạnh Trị thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó, tách thị trấn Ngã Năm và 7 xã: Tân Long, Long Bình, Mỹ Quới, Mỹ Bình, Long Tân, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên thuộc huyện Thạnh Trị để thành lập huyện Ngã Năm.

Sau khi thành lập, huyện Ngã Năm có 24.196,81 ha diện tích tự nhiên và 77.056 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 7 xã.

Ngày 22 tháng 4 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 474/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Ngã Năm là đô thị loại IV.[3]

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 133/NQ-CP[2]. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Ngã Năm trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Ngã Năm
  • Thành lập phường 1 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Ngã Năm
  • Thành lập phường 2 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Long Tân
  • Thành lập phường 3 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Vĩnh Biên.

Sau khi thành lập, thị xã Ngã Năm có 24.224,35 ha diện tích tự nhiên và 84.022 người với 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 phường: 1, 2, 3 và 5 xã: Tân Long, Long Bình, Mỹ Quới, Mỹ Bình, Vĩnh Quới.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ngã Năm là vùng kinh tế trọng điểm phía Tây của tỉnh Sóc Trăng.[7]

Thị xã Ngã Năm là cửa ngõ thủy, bộ quan trọng đi vào các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau thông qua tuyến Quốc lộ Quản Lộ Phụng HiệpKênh Xáng Quản Lộ – Phụng Hiệp.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Ngã năm có 8 trường mẫu giáo, 19 trường Tiểu học, 7 trường THCS, 2 Trường THPT, 1 trường THPT&THCS và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong đó trường THPT Mai Thanh Thế là trường lớn nhất tỉnh Sóc Trăng về số lượng học sinh.

Văn hóa - du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích - Danh thắng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chợ nổi Ngã Năm
  • Vườn cò Tân Long
  • Tượng đài chiến thắng chi khu Ngã Năm
  • Miếu Bà chúa xứ Mỹ Đông
  • Chùa Phật Nổi (còn gọi là chùa Bửu Long)
  • Chùa Ô Chum.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn thị xã có 2 quốc lộ: Quốc lộ Quản Lộ – Phụng HiệpQuốc lộ 61B đi qua.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định 127/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng”.
  2. ^ a b “Nghị quyết 133/NQ-CP năm 2013 về việc thành lập thị xã Ngã Năm và 3 phường thuộc thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng”.
  3. ^ a b “Công nhận thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng là đô thị loại IV”. Bộ Xây dựng.
  4. ^ a b c Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (3 tháng 7 năm 2023). “Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2022” (PDF). Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ UBND tỉnh Sóc Trăng (19 tháng 12 năm 2018). “Quy hoạch chung xây dựng thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đến năm 2035” (PDF). Cổng thông tin Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch đô thị Việt Nam. tr. 10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ Công Luận (17 tháng 3 năm 2020). “Thị xã Ngã Năm: Xứng tầm vùng kinh tế trọng điểm phía Tây tỉnh Sóc Trăng”. Vietnam Business Forum. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]