Ngô hoàng hậu (Minh Hiến Tông)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiến Tông Ngô Phế hậu
憲宗吳廢后
Minh Hiến Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Minh
Tại vị20 tháng 7, 1464
- 22 tháng 8, 1464
Tiền nhiệmHiếu Trang Duệ Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Trinh Thuần Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh?
Mất5 tháng 2, 1509 (khoảng 60 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángKim Sơn
Phối ngẫuMinh Hiến Tông
Chu Kiến Thâm
Thân phụNgô Tuấn

Hiến Tông Ngô Phế hậu (chữ Hán: 憲宗吳廢后; ? - 5 tháng 2, 1509), nguyên phối và là Hoàng hậu đầu tiên của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Bà là Hoàng hậu tại ngôi ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh, chỉ tại ngôi 31 ngày rồi bị Hiến Tông phế truất.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phế hậu Ngô thị là người phủ Thuận Thiên (順天府; nay là một phần của Thiên Tân, Hà Bắc). Xuất thân danh môn, phụ thân Ngô Tuấn (吴俊) vốn là Vũ Lâm tiền vệ Chỉ huy sứ, anh là Ngô Anh (吴瑛) làm đến Vũ Lâm vệ Chỉ huy sứ.

Dưới triều của Minh Anh Tông, Chu Kiến Thâm được phong làm Thái tử, 12 tú nữ được dự tuyển ngôi Thái tử phi. Ngô thị cùng với Vương thị, Bách thị cùng nhập cung trong đợt tuyển đó. Trước khi lâm chung, Anh Tông bèn nói với đích mẫu của Thái tử là Tiền Hoàng hậu và sinh mẫu là Chu Quý phi chọn lựa Ngô thị làm Phi. Thế nhưng, Thái tử Chu Kiến Thâm rất không thích Ngô thị, mà lại say mê một cung nữ hơn tuổi mình rất nhiều là Vạn Trinh Nhi. Đương nhiên, Anh Tông không chấp nhận một cung nữ làm Hoàng hậu, mà còn hơn Chu Kiến Thâm rất nhiều tuổi.

Hoàng hậu ngắn ngủi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), tháng giêng, Minh Anh Tông băng hà, Thái tử Chu Kiến Thâm kế vị, tức Minh Hiến Tông. Trong di chúc của mình, Anh Tông ngầm khẳng định vị Hoàng đế tương lai lập Ngô thị làm Hậu, tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của Tiền Hoàng hậu. Sau khi cẩn thận quan sát, Tiền hậu quyết định chọn Ngô thị làm Hoàng hậu. Đó là Hoàng hậu đầu tiên của Minh Hiến Tông.

Ngày 20 tháng 7 (âm lịch) năm đó, mệnh Hội Xương bá Tôn Kế Tông (孫繼宗) làm Chính sứ, Thiếu bảo Lại bộ Thượng thư Lý Hiền (李賢) cùng Lễ bộ Thượng thư Diêu Quỳ (姚夔) làm Phó sứ, cầm Tiết, mang sách bảo, làm lễ chính thức cho Ngô thị tiến phong Hoàng hậu[1]. Cha của bà được phong Đô đốc Đồng tri, hàm Tòng nhị phẩm.

Ngay năm sau, Hiến Tông phong Vạn thị làm Quý phi, sủng ái cực kì. Ngô thị tuy tại ngôi Hoàng hậu nhưng không được sủng ái. Vạn thị mưu đồ đoạt ngôi Hoàng hậu, tìm cách làm Minh Hiến Tông phế bỏ bà nên tỏ ra bất kính, mạo phạm Ngô hoàng hậu khiến Ngô hoàng hậu dùng roi trượng trừng phạt. Sự việc này đã làm Minh Hiến Tông nổi giận, nhất quyết phế bỏ Ngô thị, do vậy Hiến Tông bắt bớ vị Thái giám từng giúp Anh Tông tuyển chọn Ngô thị là Ngưu Ngọc (牛玉), khiến Ngọc không chịu được hình phải khai gian rằng Anh Tông vốn chọn Vương thị, nhưng cha của Hoàng hậu là Ngô Tuấn đút lót cho y, nên y mới cải sửa di chiếu. Hiến Tông tức tốc đưa lời khai đến trước mặt Tiền Thái hậu và Chu Thái hậu xem, đòi phế bỏ Ngô hậu. Tiền Thái hậu cảm thấy sự tình có uẩn khúc, lại do Ngô hậu chính là bản thân bà đánh giá tuyển chọn, nên không đồng ý việc phế bỏ của Hiến Tông. Ngược lại, Chu Thái hậu bất mãn Tiền Thái hậu, dẫu thật sự thấy Ngô hậu không sai, vẫn ủng hộ việc phế truất.

Ngày 22 tháng 8 (âm lịch), chỉ 1 tháng sau khi lập Hậu, Hiến Tông đã ra chỉ phế Ngô Hoàng hậu, giam vào Tây cung[2]. Chỉ dụ rằng:

Sau khi phế hậu, theo lệnh của Chu Thái hậu, Hiến Tông sách lập Vương thị làm Kế hậu, tức Hiếu Trinh Thuần hoàng hậu. Sự kiện này khiến cha bà là Ngô Tuấn bị cách chức mà giam vào ngục, sau biếm đi Đăng Châu. Ngay cả Hoài Ninh hầu Tôn Thang (孫鏜) vì có liên hệ thông gia với Ngưu Ngọc mà cũng chịu liên lụy trong sự việc này, tước đi bổng lộc và bị giam trong nhà[3][4][5]. Ngô Tuấn sau đến năm thứ 8 (1472) thì qua đời, con trưởng là Anh tập chức Chỉ huy sứ[6].

Nuôi nấng Hiếu Tông[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thành Hóa thứ 6 (1470), cung nữ Kỷ thị, một người thiếp của Hiến Tông, vì sợ Vạn Quý phi hãm hại nên đã phải trốn trong An Lạc đường để dưỡng thai. Sau đó, Kỷ thị hạ sinh một người con trai tên Chu Hựu Đường. Ngô phế hậu sống gần đó nên bà đã giúp Kỷ thị trốn được Vạn Quý phi và nuôi dưỡng Hiếu Tông trong một thời gian.

Sau khi Vạn Quý phi mất do bệnh gan, Minh Hiến Tông cũng vì thương nhớ quá mà sinh bệnh rồi qua đời. Chu Hựu Đường kế vị, tức Minh Hiếu Tông. Tân Hoàng đế nhân từ đã phụng dưỡng bà như với [Mẫu hậu lễ; 母后禮], đồ dùng và nghi trượng đều phỏng theo cách của Hoàng thái hậu, nhưng lại không ban bố phong hiệu chính thức. Cháu của bà (không rõ tên), con trai của đại ca Ngô Anh, do đó cũng được phong Cẩm y Bách hộ[7]. Trong thời gian này, bà hay được gọi là [Hiến miếu Phế hậu Ngô thị; 憲廟廢后吳氏], trong đó "Hiến miếu" chính là Minh Hiến Tông, cách gọi miếu hiệu kèm chữ "miếu" này là một dạng kính xưng cực kỳ thông dụng ở đời Minh.

Năm Chính Đức thứ 4 (1509), ngày 16 tháng 1 (âm lịch), Hiến miếu Phế hậu Ngô thị qua đời, trên dưới 60 tuổi. Ban đầu, Lưu Cẩn (劉瑾) kiến nghị định an táng Ngô thị theo nghi thức của cung nữ, cho hỏa táng, nhưng Đại học sĩ Lý Đông Dương (李東陽) và Đại học sĩ Vương Ngao (王鏊) tỏ ra bất bình, do Hiến Tông chỉ ra chỉ dụ ["Lui cư biệt cung"] chứ chưa thực sự giáng Ngô thị làm Thứ nhân, cho nên không thể sơ sài về lễ nghi mà phải thiết mộ phần[8]. Minh Vũ Tông niệm tình Ngô thị cứu giúp cha của mình là Hiếu Tông, bèn theo lời của Lý Đông Dương cùng Vương Ngao, án theo lễ táng Huệ phi Vương thị của Anh Tông[9]. Do không thể hợp táng, bà được đưa vào an táng tại khu vực núi Kim Sơn, ngoại thành Bắc Kinh[10].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《大明憲宗純皇帝實錄卷之七》: ○壬申遣太保會昌侯孫繼宗充正使少保吏部尚書兼華蓋殿大學士李賢禮部尚書姚夔充副使持節奉冊寶行奉迎禮 皇后受冊寶自其第至大內行禮皆如儀冊制曰朕纂紹鴻圖統御天下永惟夫婦之道實為治化之源故關睢得賢詩所以為之風首家人正內易所以顯於象中自古聖帝明王率資碩媛之輔咨爾吳氏毓秀勛門賦質純粹有端莊靜一之德有溫和慈惠之仁姆師之訓素間禮度之容不爽茂簡貞淑式契元龜肆加褕翟之榮俾冠軒龍之位特遣使持節以金冊金寶立爾為 皇后於戲克誠克敬恆遵圖史之規惟儉惟勤尚佩詩書之戒奉 八廟之祀享衡紞是將極 兩宮之歡心膳羞是視化臻樛木之詠慶衍螽斯之祥表正六宮母儀四海誕膺福履永振徽音欽哉
  2. ^ 《万历野获编》.卷三.【宪宗废后】宪宗登极,以天顺八年七月廿一日,册立吴氏为皇后,已诏告天下矣。至本年八月廿二日,复下诏曰:“太监牛玉,偏殉己私,朦胧将先帝在时选退吴氏,于圣母前奏请立为皇后。吴氏言动轻浮,礼度粗率,略无敬慎之意。今废斥吴氏,退居别宫闲住。
  3. ^ 《明史/卷113》: 后父​​俊,先授都督同知,至是下獄戍邊。謫玉孝陵種菜,玉從子太常少卿綸、甥吏部員外郎楊琮並除名,姻家懷寧侯孫鏜閒住。
  4. ^ 《明史/卷173》: 憲宗即位,中官牛玉得罪。鏜坐與玉婚,停祿閑住。尋陳情,予半祿。已,復自陳功狀,給祿如故。成化七年卒。贈淶國公,謚武敏。
  5. ^ 《万历野获编》, 卷三: 【宪宗废后】 宪宗登极,以天顺八年七月廿一日,册立吴氏为皇后,已诏告天下矣。至本年八月廿二日,复下诏曰:“太监牛玉,偏殉己私,朦胧将先帝在时选退吴氏,于圣母前奏请立为皇后。吴氏言动轻浮,礼度粗率,略无敬慎之意。今废斥吴氏,退居别宫闲住。“盖中宫正,位甫满一月耳。又下诏云:“牛玉论罪本当处决,念先帝时曾效微劳,与吴熹都饶死,押发南京孝陵种菜。“后父都督同知俊戍登州,子雄随之。
  6. ^ : 《明憲宗純皇帝實錄卷之一百一》: ○謫戍登州衛故中府帶俸都督同知吳俊卒命其子瑛襲祖原職指揮使調羽林前衛帶俸
  7. ^ 《明史/卷113》: 後孝宗生於西宮,后保抱惟謹。孝宗即位,念后恩,命服膳皆如母后禮,官其姪錦衣百戶。
  8. ^ 《万历野获编》, 卷三: 【废后加礼】本朝废后,如恭让胡后,在天顺间,英宗已复位号矣。惟宪宗吴后,立匝月而废,后以抚育孝宗稍得加礼,至正德四年薨于别宫,辅臣李东阳等疏称:“吴氏虽先朝所斥,而诏止云退居闲住,无废为庶人之文,宜稍加恩礼。“上命如英庙惠妃王氏例,岁时以素羞祭别所。然惠妃得谥端静安和,而吴竟缺谥号,盖以追称窒疑也。又后兄瑛,为羽林卫指挥使,于弘治间自陈:“臣职乃先世军功所遗,不沾外戚恩泽。乞升职改卫。“孝宗命升都指挥佥事,改注锦衣卫而已。当昭德贵妃谋螫储皇,吴氏保护功实多,而酬报之恩止此,于义俭矣。至嘉靖张后之薨,上命一依成化吴氏故事,寻得旨改称继后,视吴氏稍优焉。盖吴之得罪,以谴万妃。张之得罪,以救张延龄。皆一时微眚,遂干天怒,真不幸也!
  9. ^ Nguyên văn: [大学士王鏊力持不可。遂以妃礼下葬]
  10. ^ 《明武宗毅皇帝實錄卷之四十六》: ○己酉 憲廟廢後吳氏薨大學士李東陽等言漢成帝廢後許氏葬延陵友道廄西光武廢後郭氏葬止邙山凡皇后廢黜史冊猶稱廢後書其葬地不曾有降為庶人之禮廢後吳氏原奉 憲宗皇帝詔書止雲退居別宮閒住 累朝以來服食供奉皆從優厚今日之事宜令禮部斟酌儀節凡事宜從簡省而殯斂祭葬皆不可闕以存 皇上敬老念舊之心播之天下傳之後世亦美事也 上諭禮部喪禮仿 英廟惠妃故事太常寺以祭儀請命歲時用素羞別祭於墓所