Ngô thức Thái cực quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

xxxxnhỏ|phải|250px|Ngô Nhạn Hà (Wu Yanxia 吳雁霞, 1930-2001), hậu duệ đời thứ tư của dòng Ngô thức Thái cực, trong động tác kết thúc chiêu thức Vân thủ chuyển sang Đơn tiên]] Ngô thức Thái cực quyền, Ngô gia Thái cực quyền, Ngô thị Thái cực quyền (吳式, 吳家, 吴氏 太极拳), là tên gọi của lưu phái Thái cực quyền của dòng họ Ngô, Trung Quốc, được truyền từ Dương thức Thái cực quyền, phát triển và chế biến ra mà thành.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô thức Thái cực quyền ban đầu do một người Mãn tộc đã đổi sang họ Ngô là Ngô Toàn Hựu (Wu Ch'uan-yu hoặc Wu Quanyuo 吳全佑, 1834-1902) học từ Dương Lộ Thiền, sau truyền cho con là Ngô Giám Tuyền (Wu Chien-ch'uan 吳鑑泉, 1870-1942). Ngô Giám Tuyền tham bác thêm đường lối tiểu giá của Dương Ban Hầu, cải tiến và tu sửa hình thành một hệ phái với những đặc điểm riêng.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô thức Thái cực quyền nổi tiếng có những chiêu thức hóa giải mềm mại, động tác nhẹ nhàng linh hoạt tự nhiên, liên tục không ngừng. Quyền thức của dòng họ Ngô cũng sắc sảo gọn gàng nhưng không biểu lộ sự cố chấp. Động tác thôi thủ tinh tế kín đáo, giữ cái tịnh (thủ tịnh) không vọng động, dùng nhu hóa giải[1].

Ngô thức Thái cực yếu lĩnh[sửa | sửa mã nguồn]

Yếu lĩnh luyện tập Ngô thức Thái cực quyền được chia làm 3 giai đoạn[2] và tùy mỗi giai đoạn sẽ có các phép tắc riêng.

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình luyện tập bài Thái cực quyền, không cần hỏi đã có hay không có luyện qua một loại võ thuật nào khác mà người tập ngay lập tức cần thiết nắm vững và thực hành 4 điểm[3] quan trọng: khinh (nhẹ nhàng, không cần gắng sức phát lực), mạn (chậm rãi), viên (tròn trịa), vân (đều đặn).

Trong giai đoạn 2, khi người tập đã vượt qua cơ bản công, bắt đầu bước vào giai đoạn cần nắm vững 4 điểm[4]: linh hoạt (lấy hình động tác để tìm sự linh hoạt, gọn gàng, tự do, hơi nhanh hơn giai đoạn 1); tùng tịnh (buông lỏng, lắng đọng, không gắng gượng mà để tự nhiên); hoàn chỉnh (phối hợp nhịp nhàng toàn thân thành một khối thống nhất); liên quán (quyền thức liên tiếp, xuyên suốt từ đầu đến cuối không gián đoạn).

Vượt qua hai giai đoạn sơ trung nói trên, ở người tập về phương diện động tác đã đạt sự hoàn thiện cơ sở, bắt đầu bước vào giai đoạn 3 với các yếu lĩnh tối cao gồm[5] phân hư thực (nhanh chậm, cứng mềm, nặng nhẹ trong thủ-bộ-cước pháp v.v. đều phải hết sức chú tâm); điều hòa hô hấp (khí trầm đan điền, hơi thở liên quán với động tác, hô hấp thâm sâu, tự nhiên); dụng ý thức (dụng ý bất dụng lực, bình tĩnh lăng đọng); cầu hư tịnh (là công phu khó luyện nhất trong Thái cực quyền họ Ngô nhằm đạt cảnh giới tối cao "lấy tĩnh điều khiển động", "trong động tìm tĩnh" và "tuy động cũng như tĩnh").

Bài quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Bài Thái cực quyền của dòng họ Ngô dưới đây với thứ tự và danh xưng động tác theo quyền thức của Ngô Giám Tuyền[6] lúc về già.

TT Tên chiêu thức TT Tên chiêu thức (tiếp)
1 Dự bị thức
Thức dự bị
44 Bảo hổ quy sơn
2 Thái cực quyền khởi thức
Thức khởi đầu Thái cực quyền
45 Lãm tước vĩ
3 Lãm tước vĩ
Vuốt đuôi chim công
46 Tà đơn tiên
4 Đơn tiên
Một cây roi
47 Dã mã phân tông
Ngựa hoang lắc bờm
5 Đề thủ thượng thế
Thế nâng tay lên
48 Ngọc nữ xuyên thoa
Thiếu nữ đưa thoi
6 Bạch hạc lượng sí
Hạc trắng xòe cánh
49 Lãm tước vĩ
7 Lâu tất ảo bộ
Bước nghịch (tay) quét qua đầu gối
50 Đơn tiên
8 Thủ huy tỳ bà
Tay gẩy đàn tỳ bà
51 Vân thủ
9 Thượng bộ ban lan chùy
Bước lên gạt ngăn giống như chặn
52 Đơn tiên
10 Như phong tự bế
Giống như ngăn giống như chặn
53 Hạ thế
Thế hạ người xuống
11 Thập tự thủ
Tay hình chữ "thập"
54 Kim kê độc lập
Gà vàng đứng một chân
12 Bảo hổ quy sơn
Ôm cọp về núi
55 Đảo niện hầu
13 Lãm tước vĩ 56 Tà phi thế
14 Tà đơn tiên
Một chiếc roi xéo
57 Đề thủ thượng thế
15 Chẩu để khán chùy
Đáy chỏ nhìn tay đấm
58 Bạch hạc lượng sí
16 Đảo niện hầu
Đuổi khỉ lui lại
59 Lâu tất ảo bộ
17 Tà phi thế
Thế bay xéo
60 Hải để châm
18 Đề thủ thượng thế 61 Phiến thông bối
19 Bạch hạc lượng sí 62 Phiết thân chùy
20 Lâu tất ảo bộ 63 Thượng bộ ban lan chùy
21 Hải để châm
Kim châm đáy biển
64 Thượng bộ lãm tước vĩ
22 Phiến thông bối
Quạt mát lưng
65 Đơn tiên
23 Phiết thân chùy
Ném cái chùy
66 Vân thủ
24 Tả bộ ban lan chùy
Bước lui gạt tay đấm
67 Đơn tiên
25 Thượng bộ lãm tước vĩ
Bước lên vuốt đuôi chim
68 Nghinh diện chưởng
Chưởng đón mặt
26 Đơn tiên 69 Chuyển thân thập tự bãi liên
Xoay người (tay) chữ "thập" đá tạt lá sen
27 Vân thủ
'"Tay như mây (bay)
70 Lâu tất chỉ đáng chùy
(Tay) quét đầu gối đánh vào bụng dưới
28 Đơn tiên 71 Thượng bộ lãm tước vĩ
29 Cao thám mã
Xoa đầu ngựa
72 Đơn tiên
30 Tả hữu phân cước
Đá bằng mu bàn chân bên phải và bên trái
73 Hạ thế
31 Chuyển thân đặng cước
Xoay người đá bằng gót chân
74 Thượng bộ thất tinh
Bước lên bảy ngôi sao
32 Tiến bộ tài chùy
Bước lên cầm chùy
75 Thối bộ khóa hổ
Bước lui cưỡi cọp
33 Phiên thân phiết thân chùy
Xoay người ném cái chùy
76 Chuyển thân nghinh diện chưởng
34 Thượng bộ cao thám mã 77 Chuyển thân song bãi liên
Xoay người hai tay (quét qua chân) đá tạt lá sen
35 Phi thân thích cước
Dời người đá bằng mũi bàn chân
78 Loan cung xạ hổ
Kéo cung bắn hổ
36 Thối bộ đả hổ
Bước lui đánh cọp
79 Thượng bộ nghinh diện chưởng
37 Nhị khởi cước
Đứng lên đá lần thứ 2
80 Phiên thân phiết thân chùy
38 Song phong quán nhĩ
Hai luồng gió thổi xuyên qua lỗ tai
81 Thượng bộ cao thám mã
39 Phiên thân nhị khởi cước
Xoay người đá lần thứ 2
82 Thượng bộ lãm tước vĩ
40 Phiết thân chùy 83 Đơn tiên
41 Thượng bộ ban lan chùy 84 Hợp Thái cực
Hợp lại Thái cực
42 Như phong tự bế 85 Hợp thái cực
43 Thập tự thủ

Kỹ thuật thôi thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Thôi thủ Thái cực quyền dòng họ Ngô bao gồm 5 điểm chính[7]: "bất đỉnh", "bất đâu", "tiên cầu khai triển", "không được chuyển động bộ pháp trước", và "kình đoạn nhưng ý không đoạn".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thái cực quyền toàn tập, Tập 3: Ngô thức Thái cực quyền, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2000. Trang 427-526.
  2. ^ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 430.
  3. ^ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 432-433.
  4. ^ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 433-434.
  5. ^ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 434-439.
  6. ^ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 428
  7. ^ Thái cực quyền toàn tập, đã dẫn, trang 508-515.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thái cực quyền toàn tập, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2000. Từ trang 427 đến trang 526.


Ngũ đại danh gia Thái cực quyền

Trần gia | Dương gia | Ngô gia | Võ gia | Tôn gia