Người Uzbek

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Uzbek
Oʻzbeklar
Tổng dân số
≈ 35,3+ triệu[1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Uzbekistan22,3 triệu[2]
 Afghanistan2,6 triệu[3]
 Tajikistan1,1 triệu[4]
 Kyrgyzstan760.000[5]
 Kazakhstan470.000[6]
 Turkmenistan250.000[7]
 Nga122,916[8]
 Pakistan70,000[9]
 Trung Quốc14.800[10]
 Ukraina12.400[11]
 Úc4.997
 Hoa Kỳ4.930
Ngôn ngữ
Uzbek, Nga, các tiếng quốc gia khác
Tôn giáo
Hồi giáo (Chủ yếu là Hồi giáo Sunni)
Sắc tộc có liên quan
Các dân tộc TurkIran láng giềng

Người Uzbek (Oʻzbek, pl. Oʻzbeklar) (giản thể: 乌孜别克族; phồn thể: 烏孜别克族; Hán-Việt: Ô Tư Biệt Khắc tộc; bính âm: Wūzībiékè zú) là một dân tộc Turk cư trú tại Trung Á. Đây là dân tộc chính của Uzbekistan, và một lượng lớn người Uzbek cũng sinh sống tại Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Kazakhstan, Nga, Pakistan, Mông CổTân Cương thuộc Trung Quốc. Một số người Uzbek lưu vong từ Trung Á, chủ yếu là từ UzbekistanAfghanistan hiện đang sống tại Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Bắc MỹTây Âu.

Theo Joshua Project người Uzbek có dân số năm 2019 là 35,3+ triệu người [1], và chia hai nhánh là Uzbek Bắc 30,9 triệu người cư trú chủ yếu ở Uzbekistan và lân cận [12], và Uzbek Nam 4,4 triệu người cư trú chủ yếu ở Afghanistan [13].

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của từ Uzbek/Uzbak vẫn đang trong vòng tranh cãi. Một cách nhìn nhận cho rằng từ này được bắt nguồn từ Khan Uzbeg.[14] Các nghiên cứu khác cho rằng tên gọi này có nghĩa là độc lập hay bản thân chúa tể, bắt nguồn từ Oʻz (tự) và Bek/Bak/Bey/Beg/Bag (có nguồn gốc Turk nghĩa là một tước vị quý tộc). Tuy nhiên, có các lý giải khác cho là âm Uz bắt nguồn từ Người Turk Oghuz từng được gọi là Uz hoặc Uguz được kết hợp với từ Bey hay Bek để tạo thành Uguzbey, có nghĩa là "Vua của những người Turk".[15] Trong khi đó, tại vùng Tân Cương Trung Quốc họ được gọi với tên là Ô Tư Biệt Khắc tộc (dân tộc Ô Tư Biệt Khắc).

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù người Turk-Mông Cổ xâm nhập vào Trung Á từ khá sớm,[16] nhưng đến tận cuối thế kỷ thứ XIII khi mà những đội quân gốc Turk và Mông Cổ cuối cùng mới chinh phục toàn bộ khu vực, phần lớn các dân tộc Trung Á là những dân tộc Iran như Sogdian, Bactrian và cổ hơn là các bộ lạc Saka-Massagetae. Người ta thường tin rằng những người nói tiếng Ấn-Âu cổ đã bị đồng hóa ngôn ngữ bởi những nhóm nói tiếng Turk tuy nhỏ hơn nhưng lai chiếm ưu thế trong khi một dân tộc khác trong vùng cuối cùng đã kế thừa tiếng Ba Tư, vồn là "ngôn ngữ chính" của các vùng đất Hồi giáo phía đông (lúc bấy giờ).[17] Các ngôn ngữ chuyển từ nhóm ngôn ngữ Iran Trung đại sang tiếng Turk và tiếng Ba Tư mới chủ yếu là kết quả của một quá trình thống trị.[18][19] Quá trình này đã tăng đáng kể trong cuộc chinh phục của người Mông Cổ, khi đó hàng triệu người đã hoặc bị giết hoặc bị đẩy về phía nam đến khu vực Pamir.

Nghười Uzbek ngày nay được mô tả là ở những mức độ khác nhau của sự đa dạng bắt nguồn từ các cuộc xâm lược khắp Trung Á. Vốn là cư dân bộ lạc nói nhóm ngôn ngữ Iran và nói các ngôn ngữ Ân-Âu cổ. Người Uzbek là một dân tộc thuộc gia đình các dân tộc Turk và có dòng máu đặc trưng của đại chủng Á.

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Uzbek là một ngôn ngữ Turk thuộc nhóm Karluk. Tiếng Uzbek hiện đại mang những nét tương đồng gần gũi nhất với Tiếng Uyghur, tiếp theo là với tiếng Turkmentiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếng Uzbek hiện đại được viết bằng nhiều loại chữ cái như Ả Rập, Latinh và Kiril. Sau khi Uzbekistan tuyên bố độc lập, chính phủ đã quyết định thay thế hệ thống viết bằng chữ cái Kiril sang chữ cái Latinh có sửa đổi, đặc trưng cho các ngôn ngữ Turk. Tiếng Uzbek hiện đại cũng đã hấp thu một khối lượng từ vựng đáng kể -ở một mức độ thấp hơn rất nhiều - một số yếu tố ngữ pháp từ các ngôn ngữ không thuộc nhóm Turk, hầu hết tất cả đến từ tiếng Ba Tư (từ người Tajik) cũng như tiếng Ả Rập và Nga và các ngôn ngữ khác.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Người Uzbek về nền tảng chủ yếu là tín đồ Hồi giáo Sunni, thường là trường phái Hanafi,[20] nhưng nhiều khác biệt tồn tại giữa người Uzbek phương bắc và phương nam. Theo ghi nhận của Trung tâm Thông tin Pew năm 2009, 96,3% dân số Uzbekistan theo Hồi giáo.[21] Phần lớn những người Uzbek tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ thực hành tôn giáo với một cách hiểu thông thoáng hơn do chính sách vô thần từ thời Xô viết, trong khi người Uzbek tại Afghanistan và các quốc gia khác ở phía nam vẫn còn nhiều tín đồ Hồi giáo bảo thủ. Tuy nhiên, cùng với việc Uzbekistan độc lập vào năm 1991, sự hồi sinh của Hồi giáo đã trở lại trong dân cư. Những người dân sống tại khu vực mà nay là Uzbekistan đã lần đầu tiên cải sang Hồi giáo từ thế kỷ VIII, điều này xuất phát từ những cuộc chinh phục của người Ả Rập, tôn giáo này sau đó đã sớm thay thế Hỏa giáoMani giáo (vốn là các tôn giáo Ba Tư). Chiến thắng của người Ả Rập trước người Hán năm 751 trong Trận Talas đã bảo đảm cho sự thống trị sau này của Hồi giáo tại Trung Á.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Joshua Project. Ethnic People Cluster: Uzbek, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  2. ^ “CIA World Factbook – Uzbekistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “CIA World Factbook – Afghanistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ “CIA World Factbook – Tajikistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  5. ^ “CIA World Factbook – Kyrgyzstan”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ “Ethnic groups in Kazakhstan, official estimation 2010-01-01 based on National Census 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ “CIA World Factbook – Turkmenistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ (tiếng Nga) Russia Census 2002 Lưu trữ 2008-02-02 tại Wayback Machine
  9. ^ Rhoda Margesson (ngày 26 tháng 1 năm 2007). "Afghan Refugees: Current Status and Future Prospects" p.7. Report RL33851, Congressional Research Service.
  10. ^ Chinese National Minorities
  11. ^ “State Statistics Committee of Ukraine: The distribution of the population by nationality and mother tongue”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  12. ^ Joshua Project. Ethnic People Group: Uzbek, Northern , 2019. Truy cập 12/12/2020.
  13. ^ Joshua Project. Ethnic People Group: Uzbek, Southern , 2019. Truy cập 12/12/2020.
  14. ^ Findley, Carter Vaughn. The Turks in World History, Oxford University Press (2005), p. 104.
  15. ^ Calum MacLeod, Bradley Mayhew. "Uzbekistan. Golden Road to Samarkand" – Page 31
  16. ^ "Irano-Turkish Relations in the Late Sasanian Period," in Camb. Hist. Iran III/1, 1983, pp. 613–24
  17. ^ Richard H. Rowland, Richard N. Frye, C. Edmund Bosworth, Bertold Spuler, Robert D. McChesney, Yuri Bregel, Abbas Amanat, Edward Allworth, Peter B. Golden, Robert D. McChesney, Ian Matley, Ivan M. Steblin-Kamenskij, Gerhard Doerfer, Keith Hitchins, Walter Feldman. Central Asia, in Encyclopaedia Iranica, v., Online Edition, 2007, (LINK Lưu trữ 2010-01-09 tại Wayback Machine)
  18. ^ A. H. Nauta, "Der Lautwandel von a > o and von a > ä in der özbekischen Schriftsprache," Central Asiatic Journal 16, 1972, pp. 104–18.
  19. ^ A. Raun, Basic course in Uzbek, Bloomington, 1969.
  20. ^ “Ozbek”. Encyclopaedia of Islam . Leiden, The Netherlands: Koninklijke Brill NV. 1999.
  21. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Kiên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]