Người cùng khổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp

Người cùng khổ (tiếng Pháp: Le Paria) là tờ báo được xuất bản vào năm 1922 tại Paris, nước Pháp,[1][2][3] cơ quan chủ quản là "Hội Hợp tác Người cùng khổ", trực thuộc Hội Liên hiệp Thuộc địa,[4] người sáng lập tờ báo là Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng là người có ảnh hưởng rất lớn đến tờ báo này (chủ nhiệm kiêm chủ bút).[5] Báo được in ba thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Trung Quốc. Số đầu tiên ra ngày 1 tháng 4 năm 1922, Người cùng khổ đã đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này "vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người".[6] Tờ báo đã tồn tại cho tới năm 1926 và tổng cộng xuất bản được 38 số với nội dung chống chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tâm Thanh (30 tháng 6 năm 2017). “Nguyễn Ái Quốc và tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)”. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ Nguyễn Thị Tình (21 tháng 6 năm 2020). “Chuyện Nguyễn Ái Quốc ra báo Người cùng khổ”. Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ Hoàng Ngọc Chính (12 tháng 4 năm 2013). “Cách đây 91 năm báo "Người Cùng khổ" (LE PARIA) ra số đầu tiên (4/1922-4/2013)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ “Nguyễn Ái Quốc với báo Le Paria”. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 11 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ “Báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc - một trong những người sáng lập, ra số đầu tiên”. Bảo tàng Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ “Kỷ niệm báo Le Paria”. Tuổi trẻ. 20 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Thảo Vinh (30 tháng 4 năm 2001). “Nguyễn Ái Quốc và 3 tờ báo trước Cách mạng Tháng 8”. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.