Người treo cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình vẽ bắt đầu của trò chơi.

Người treo cổ là một trò chơi với bút và giấy theo kiểu đoán từ dựa vào số ký tự của từ đó. Thông thường trò này gồm hai người chơi với phương tiện đơn giản là bút và một tờ giấy trắng. Người thứ nhất sẽ nghĩ một từ trong đầu và đưa ra số ký tự của từ đó dưới dạng một hàng gạch ngang, người thứ hai sẽ lần lượt đoán các chữ cái mà họ cho là có mặt trong từ, mỗi lần đoán đúng thì các gạch ngang tương ứng sẽ được thay bằng chữ cái đoán được, mỗi lần đoán sai thì "giá treo cổ" sẽ được vẽ thêm một nét của "người treo cổ". Cuộc chơi kết thúc khi một từ được đoán đúng hoặc hình người treo cổ (thường gồm 6 nét, tương ứng 6 lần đoán sai) bị hoàn tất.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Khó có thể xác định chính xác thời gian ra đời thực sự trò "Người treo cổ", tuy vậy nó bắt đầu phổ biến từ Thời Victorian tại Anh[1]. Trong tiếng Anh, trò này có tên "Hangman", nó còn có các tên khác là "Gallows", "The Game of Hangin'" hoặc "Hanger".

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tạm gọi người chơi thứ nhất là An, người chơi thứ hai là Bình. An nghĩ từ TROCHOI và đề nghị Bình đoán, cuộc chơi sẽ bắt đầu như sau:

Lượt đoán Bình An

— — — — — — —
1 A
2 O — — O — — O —
3 N
4 S
5 T T — O — — O —
6 H T — O — H O —
7 M
8 K
9 R T R O — H O —
10 V
Bình thua cuộc vì đã đoán sai 6 lần nhưng vẫn chưa tìm được từ do An đố

Chiến thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi này thông thường được chơi với các chữ không dấu vì vậy nó phù hợp với tiếng Anh hơn là những thứ tiếng có dấu như tiếng Việt. Trong tiếng Anh, 12 chữ cái thường gặp nhất là e-t-a-o-i-n-s-h-r-d-l-u (xếp theo thứ tự phổ biến). Vì vậy người chơi ở những lượt đoán đầu có thể dùng lần lượt các chữ cái này, sau đó dựa vào thứ tự các chữ cái đoán được để suy luận ra toàn bộ từ. Ngược lại, người đố cũng có thể dùng các từ khó đoán hoặc chứa các ký tự hiếm gặp (như z trong quartz) để đối phương đoán.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tony Augarde (1984). The Oxford Guide to Word Games. Oxford University Press.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]