Họ Ngao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngao)

Họ Ngao
Venus verrucosa
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Phân lớp: Heterodonta
Bộ: Venerida
Liên họ: Veneroidea
Họ: Veneridae
Rafinesque, 1815

Họ Ngao (Danh pháp khoa học: Veneridae) đôi khi còn gọi là nghêu hay nghiêu là một họ động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong bộ Ngao (Veneroida).

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Trên thế giới, họ ngao có khoảng hơn 500 loài, phân bố rộng ở vùng bãi triều ven biển các nước nhiệt đới và ôn đới, trong đó có nhiều loài có giá trị và được sử dụng trong thực phẩm, thịt và vỏ còn được sử dụng làm thuốc trong Đông y chữa trị được nhiều bệnh chứng. Thành phần chủ yếu của thịt ngao chủ yếu là protein 10,8%; lipid 1,6%; carbidehydrat 4,65%; calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP... Trong 1.000g thịt ngao khô có 2.400 microgram iod.

Việt Nam, họ ngao có khoảng 40 loài, trong đó ngao dầu (Meretrix meretrix) phân bố rộng ở Cô Tô, Yên Hưng, Yên Lập (Quảng Ninh); Cồn Lu, Cồn Ngạn (Nam Định); Kim Sơn (Ninh Bình); Lạch Trường và Biện Sơn (Thanh Hoá); Cửa Sót, Thạch Hà, Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Vùng ven biển phía Bắc có ngao dầu (Meretrix meretrix), ngao mật (Meretrix lusoria Rumplius), vùng ven biển phía Nam có nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) phân bố nhiều ở các tỉnh Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre. Đây là những loài có giá trị kinh tế và đang được người dân địa phương tiến hành nuôi với số lượng nhiều ở diện tích lớn[1].

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Marcia marmorata
Sunetta meroe

[2]

Marcia marmorata
Sunetta meroe

The following genera are recognised in the family Veneridae:[3]

Phân họ Callocardiinae Dall, 1895

Phân họ Clementiinae Frizzell, 1936

Phân họ Cyclininae Frizzell, 1936

Phân họ Dosiniinae Deshayes, 1853

Phân họ Gemminae Dall, 1895

Phân họ Gouldiinae Stewart, 1930

Phân họ Meretricinae Gray, 1847

Phân họ Petricolinae d'Orbigny, 1840

Phân họ Samarangiinae Keen, 1969

Phân họ Sunettinae Stoliczka, 1870

Phân họ Tapetinae Gray, 1851

Phân họ Turtoniinae Clark, 1855

Phân họ Venerinae Rafinesque, 1815

Incertae sedis

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Thịt ngao Đông y gọi là xa ngao nhục, tính hàn, vị ngọt mặn, không độc, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, hóa đờm, chủ trị chứng ho nhiều đờm, loét dạ dày hành tá tràng, băng huyết, bỏng, trĩ. Ngoài ra còn trị được phù nước, hoàng đản, phụ nữ bị băng đới, bướu cổ, lao phổi, âm hư, hen suyễn, tiểu đường, viêm phế quản mạn, bỏng, bị thương...

Đông y gọi vỏ ngao là văn cáp, cáp xác hay hải cáp phấn, chứa calci với hàm lượng cao dưới dạng muối cacbonat, phosphat và sulfat. Dược liệu có vị mặn, tính bình, thanh nhiệt lợi thấp, mát gan, hóa đàm. Chủ trị phiền nhiệt, đau họng, ho tức, ho đờm, băng lậu, tràng nhạc, trĩ... Sách Dược tính chỉ nam ghi: Làm tan được đờm dãi, chữa được chứng mụn nhọt, ác sang, mụn nhọt nhiều máu mủ độc. Liều dùng trung bìnhcho mỗi thang thuốc dạng sắc hoặc thuốc bột uống từ 12-20g mỗi ngày. Cách dùng như nấu thịt chín để ăn, còn vỏ phơi khô, nghiền thành bột gọi là bột vỏ ngao, cất sử dụng dần.

Thịt ngao cũng là loại thực phẩm có tác dụng kích thích tình dục giống như các loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ như ngao, hàu, trai, sò... vì ở chúng có chứa những hợp chất có tác dụng giải phóng hormon tình dục mỗi khi ăn vào được cơ thể hấp thu. Thật vậy, trong hàng thế kỷ nay, người ta đều tin rằng các loài nhuyễn thể thân mềm như ngao, trai, sò... có những đặc tính kích thích tình dục. Những hợp chất như Daspartic acid và NMDA (N-methyl- D-aspartate) ở các loại động vật có vỏ hai mảnh đã kích thích ra testosteronvà oestrogen ở con người mỗi khi ăn nó.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản Tin Điện Tử Viện Nghiên cứu Hải Sản”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2015. Truy cập 14 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ “WoRMS - World Register of Marine Species - Veneridae Rafinesque, 1815”. www.marinespecies.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “WoRMS - World Register of Marine Species - Veneridae Rafinesque, 1815”. www.marinespecies.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Keen, A. M. (1969). Superfamily Veneracea. pp. 670–690, in: Leslie Reginald Cox et al., Part N [Bivalvia], Mollusca 6, vols. 1 and 2: xxxvii + 952 pp. Part of Raymond C. Moore, ed., Treatise on Invertebrate Paleontology. Lawrence, Kansas (Geological Society of America & University of Kansas).
  • Powell A. W. B., New Zealand Mollusca, William Collins Publishers Ltd, Auckland, New Zealand 1979 ISBN 0-00-216906-1
  • Barrett, J. H. and C. M. Yonge, 1958. Collins Pocket Guide to the Sea Shore. P. 158. Collins, London

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]