Nguyên soái Đế quốc Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyên soái đại tướng
元帥大将
Phù hiệu Nguyên soái
Quốc gia Đế quốc Nhật Bản
Thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Hạng5 sao
Hình thành1872
Bãi bỏ1945
Hàm trênĐại Nguyên soái
Hàm dướiĐại tướng

Nguyên soái (tiếng Nhật: 元帥; rōmaji: gensui) là một quân hàm trong quân đội Đế quốc Nhật Bản từ năm 1872 đến năm 1873. Sau thời kỳ trên, quân hàm này bị bãi bỏ. Đến năm 1898, Phủ Nguyên soái bắt đầu thực hiện phong danh hiệu nguyên soái cho các đại tướng lục quân hoặc hải quân, với danh xưng Nguyên soái Lục quân Đại tướng (元帥陸軍大将, tương đương Thống tướng) và Nguyên soái Hải quân Đại tướng (元帥海軍大将, tương đương Thủy sư đô đốc). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, danh hiệu này không còn được áp dụng ở Nhật Bản nữa.

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Nhật Bản, năm 1872, nghị sĩ Saigō Takamori được phong quân hàm nguyên soái lục quân. Cũng trong năm này, có quy định về quân phục cho các cấp nguyên soái và đại nguyên soái. Tháng 5 năm 1873, cải cách chế độ sĩ quan đã bãi bỏ quân hàm nguyên soái. Saigō trở thành nhân vật duy nhất của quân đội Đế quốc Nhật Bản từng mang quân hàm nguyên soái. Dù vậy, sau cải cách nói trên, quân hàm của Saigō trở lại thành đại tướng lục quân.

Năm 1898, có Điều lệ Phủ Nguyên soái. Điều lệ này quy định những đại tướng lục hải quân lập nhiều quân công sẽ được phong danh hiệu nguyên soái và được mang danh hiệu này đến cuối đời. Họ được gọi là nguyên soái đại tướng lục quân/hải quân. Phù hiệu và trang phục cho nguyên soái cũng được quy định trong năm đó. Thêm vào đó, đến năm 1918, còn có quy định về kiếm nguyên soái (元帥佩刀).

Ngày 26 tháng 4 năm 1926, danh hiệu nguyên soái được phong cho cả cựu hoàng Triều Tiên Thuần Tông.

Suốt thời kỳ Minh Trị (23 tháng 10 năm 1868 đến 30 tháng 7 năm 1912) có 5 đại tướng lục quân và 3 đại tướng hải quân được phong danh hiệu nguyên soái, không kể Saigō Takamori. Thời kỳ Taishō (1912-1926) có 6 đại tướng lục quân và 6 đại tướng hải quân được phong nguyên soái. Thời kỳ Shōwa trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1926-1945), có 6 đại tướng hải quân và 4 đại tướng hải quân được phong nguyên soái. Riêng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, có 3 đại tướng lục quân và 3 đại tướng hải quân được phong nguyên soái, trong đó có 2 đại tướng hải quân được truy phong.

Năm 1945, Điều lệ Phủ Nguyên soái bị bãi bỏ, chế độ nguyên soái của Nhật Bản cũng bị bãi bỏ theo. Vào thời điểm chế độ này bị bãi bỏ, vẫn có 5 nguyên soái còn sống.

Danh hiệu Lục Hải quân Đại Nguyên soái (Riku-Kaigun Dai-Gensui) được dành riêng cho các Thiên Hoàng Meiji, TaishōHirohito.

Danh sách nguyên soái[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên soái lục quân (陸軍元帥)[sửa | sửa mã nguồn]

Saigō Takamori (1827-1877), người Kagoshima, được phong làm Nguyên soái Lục quân (Rikugun Gensui) duy nhất vào ngày 19 tháng 7 năm 1872.

Nguyên soái đại tướng lục quân (元帥陸軍大将)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời điểm thụ phong Hình Tên (Sinh-Mất) Xuất thân
1 20/1/1898 Yamagata Aritomo (1838-1922) Yamaguchi
2 20/1/1898 Thân vương Komatsu Akihito (1846-1903) Hoàng gia
3 20/1/1898 Ōyama Iwao (1842-1916) Kagoshima
4 31/1/1906 Nozu Michitsura (1840-1908) Kagoshima
5 24/10/1911 Oku Yasukata (1847-1930) Fukuoka
6 9/1/1914 Hasegawa Yoshimichi (1850-1924) Yamaguchi
7 9/1/1914 Thân vương Fushimi Sadanaru (1858-1923) Hoàng gia
8 9/1/1914 Kawamura Kageaki (1850-1926) Kagoshima
9 24/6/1916 Terauchi Masatake (1852-1919) Yamaguchi
10 12/12/1919 Thân vương Kan'in Kotohito (1865-1945) Hoàng gia
11 27/4/1922 Uehara Yusaku (1856-1933) Miyazaki
12 27/1/1929 Vương tước Kuni Kuniyoshi (1873-1929) Hoàng gia
13 8/8/1932 Vương tước Nashimoto Morimasa (1874-1951) Hoàng gia
14 3/5/1933 Nobuyoshi Muto (1868-1933) Saga
15 21/6/1943 Terauchi Hisaichi (1879-1946) Tokyo
16 21/6/1943 Hajime Sugiyama (1875-1945) Fukuoka
17 2/6/1944 Hata Shunroku (1879-1962) Fukushima

Nguyên soái đại tướng hải quân (元帥海軍大将)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời điểm thụ phong Hình Tên (Sinh-Mất) Xuất thân
1 20/1/1898 Saigo Tsugumichi (1843-1902) Kagoshima
2 31/1/1906 Itō Sukeyuki (1843-1914) Kagoshima
3 31/10/1911 Inoue Yoshika (1845-1929) Kagoshima
4 21/4/1913 Togo Heihachiro (1847-1934) Kagoshima
5 7/7/1913 Thân vương Arisugawa Takehito (1862-1913) Hoàng gia
6 26/5/1917 Ijuin Goro (1852-1921) Kagoshima
7 27/6/1922 Thân vương Higashifushimi Yorihito (1867-1922) Hoàng gia
8 8/1/1923 Shimamura Hayao (1858-1923) Kōchi
9 24/8/1923 Tomozaburo Kato (1861-1923) Hiroshima
10 27/5/1932 Vương tước Fushimi Hiroyasu (1876-1946) Hoàng gia
11 18/4/1943 Isoroku Yamamoto (1884-1943) Niigata
12 21/6/1943 Osami Nagano (1884-1947) Kōchi
13 31/3/1944 Koga Mineichi (1885-1944) Saga

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]