Nguyễn Hữu Cầu (tù nhân lương tâm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nguyễn Hữu Cầu (sinh 1947))
Ảnh chụp tại công viên Văn Thánh tháng 04 năm 2014
Ông Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu (năm 1947 - ngày 19 tháng 12 năm 2022[1]), cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, là người tù nhân lương tâm [2] bị giam lâu nhất ở Việt Nam với tổng cộng 37 năm bị giam trong tù.[3][4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1947, quê quán ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.[3] Nguyên là cựu đại úy Chủ Lực Quân, xuất thân khóa 6/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Quãng Nam, thuộc vùng 1 chiến thuật - quân đội Việt Nam Cộng Hòa[5], ông bị bắt làm tù binh sau khi vùng 1 chiến thuật thất thủ vào đầu tháng 4/1975, sau 30/4/1975 khi miền nam sụp đổ chuyển thành học tập cải tạo và được thả về vào cuối năm 1980, sau hơn 5 năm bị tù cải tạo.[3][6]

Sau đó, do làm đơn tố giác hai cán bộ đảng viên của tỉnh Kiên Giang hãm hiếp một số nữ thuyền nhân,[7] ông bị đưa ra xét xử vào năm 1983 và bị kết án tử hình[8] với tội danh "Chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam"[9], bằng chứng dựa vào những bài thơ và các ca khúc do ông sáng tác.[10]

Bản án được giảm xuống thành tù chung thân đày biệt giam ở khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai sau khi xử phúc thẩm năm 1985.[9][10][11]

Trải qua nhiều năm bị giam cầm, ông luôn giữ vững lập trường, cương quyết không nhận tội, không xin ân xá trước một bản án mà ông cho là vô lý.[12] Dưới áp lực của Ủy ban Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch),[13] báo chí quốc tế,[14][15] và do sức khỏe của ông ngày càng suy giảm: tim yếu, tai gần như điếc, một mắt bị mù lòa không còn thị lực, cuối cùng ông đã được nhà cầm quyền trả về nhà vào 9 giờ tối ngày 21 tháng 3 năm 2014.[16][17]

Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chuyến thăm tù lần đầu tiên được biết mặt ông nội của mình vào năm 2013, cháu Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, đã viết thư gởi Ủy ban Nhân quyền, lên tiếng kêu cứu và xin thế thân đi tù thay cho ông nội.[18]

Trong thời gian ở tù, ông cải sang đạo Công giáo vào năm 1986.[19] Người rửa tội cho ông là linh mục Nguyễn Công Đoan trong cùng trại cải tạo.[20]

Ngoài tội danh chống phá, bản cáo trạng trong phiên tòa xét xử ông, dựa vào bài "Giọt nước mắt Chúa" do ông sáng tác, viết rằng:[21]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm, qua đời”. www.datviet.com. 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ European Parliament resolution on Vietnam, in particular freedom of expression (2013/2599(RSP)), Liên minh châu Âu.
  3. ^ a b c Tù nhân lương tâm 'lâu năm nhất' ra tù, BBC, 22 tháng 3 năm 2014
  4. ^ Tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu được tự do sau 32 năm giam cầm, RFI.org
  5. ^ Internet Archive Audio phút thứ 23:40 - 26:57
  6. ^ Vietnam: Make Rights a Priority on EU Visit, Refworld, UNHCR.
  7. ^ Internet Archive Audio, Archive.org
  8. ^ University of California, Berkeley. Institute of East Asian Studies. Indochina Chronology, Volume 2, Issues 1-3. Institute of East Asian Studies, University of California, 1983. Page 3.
  9. ^ a b “Amnesty Report 1984” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ a b HRW lưu ý về trường hợp của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, VOA Tiếng Việt, 04.10.2012
  11. ^ Political prisoners being held in Vietnam[liên kết hỏng] -- (Extensions of Remarks - ngày 23 tháng 9 năm 2010).
  12. ^ Con trai của Nguyễn Hữu Cầu nói về cha mình, BBC Tiếng Việt.
  13. ^ Vietnam's Political Prisoners - Key Cases of Concern HRW.
  14. ^ Journee Mondiale Des ecrivains en prison
  15. ^ Aandacht voor azie Nguyen Huu Cau
  16. ^ Tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu được tự do sau 32 năm giam cầm, RFI.
  17. ^ Thỉnh nguyện thư của Ủy ban Nhân quyền Quốc tế gửi TT Nguyễn Tấn Dũng, HRW, ngày 5 tháng 11 năm 2013.
  18. ^ Kêu gọi trả tự do cho tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!, RFA.org.
  19. ^ “Những người con Thiên Chúa”. VietCatholic. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
  20. ^ “Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Công Đoan: Như một sự tình cờ”. Vietnamese Missionaries in Asia.
  21. ^ Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 4), Trân Văn, thông tín viên RFA, 2010-08-09

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]