Nguyễn Năng Nhượng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Năng Nhuận
Tên húyNguyễn Năng Nhượng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Nguyễn Năng Nhượng
Ngày sinh
1535
Nơi sinh
Bắc Ninh
Mất
Ngày mất
1593
Nơi mất
Bắc Ninh
Giới tínhnam
Học vấnTiến sĩ Nho học
Chức quanHộ bộ Thượng thư
Nghề nghiệpnhà thơ, quan viên
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Mạc

Nguyễn Năng Nhượng (1535-1593), sau này ông cải tên là Võ Năng Nhuận; là nhà thơ và là danh thần nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Năng Nhượng là người xã Kim Đôi, huyện Vũ Ninh (nay là Kim Đôi, Kim Chân, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ông là cháu Tiến sĩ Nguyễn Củng Thuận.

Năm Nhâm Tuất (1562) niên hiệu Thuần Phúc đời Mạc Mậu Hợp, Nguyễn Năng Nhượng thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), được bổ chức quan.

Năm Giáp Thân (1584), ông được sung làm Chánh sứ đi sứ Trung Quốc. Về nước, ông tiếp tục làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư-kiêm đông các đại học sỹ, tước Đạo Phái hầu.

Theo phả của làng thì cuối đời nhà Mạc, ông nhiều lần can gián nhưng nhà mạc không nghe nên ông xin về quê ở ẩn. Đến khi nhà Mạc mất (1592), chúa Trịnh Tùng triệu ông ra triều đình nhưng ông không ra, ông tự chặt một ngón chân lấy cớ chân bị tật không đi. Lại triệu ông lần thứ 2 ông bèn đi thuyền đến vực dùng sông như Nguyệt rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm phục vì lòng tận trung của ông, dân làng thờ làm Phúc thần. Đến đời Lê Hiển Tông (ở ngôi: 1740-1786), nhà vua đã sai người chép lại tấm gương trung nghĩa của ông và phong ông là Thượng Đẳng Thần[1].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm của Nguyễn Năng Nhượng hiện còn 21 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục, trích hai bài:

Phiên âm:
Đề Mai Quan
Noãn nhập mai biên xuân sắc thâm.
Thương tùng nại lão tự thành âm.
Kiển thành đồng trụ kim hà tại,
Trường sử anh hùng cảm khái tâm.
Dịch nghĩa:
Đề ải Mai[2]
Hơi ấm về bên nhành mai, sắc xuân thêm đậm,
Cây tùng không ngại tuổi già tự tỏa bóng râm.
Không biết vết tích cột đồng[3], Kiển thành nay ở đâu?
Mà vẫn mãi gợi lòng cảm khái của những bậc anh hùng.
phiên âm:
Ức cựu sơn lâm
Tranh xuân hữu ý, nan vi tục,
Ánh tục, duy mai bất nhượng xuân.
Khả ái xuân thâm hàm kết tử,
Thác giao xuân ý khước liên tâm.
Dịch nghĩa:
Nhớ rừng núi cũ
Tranh đua giữ mùa xuân có cây mận, khó có thể xem là phàm tục,
Xem ra trong cõi tục, thì chỉ có cây mai là không nhường mùa xuân.
Nhưng cây mận đáng yêu ở chỗ giữa mùa xuân mới kết quả,
Khiến cho xuân ý lại càng thêm mới, đáng yêu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh, tr. 154.
  2. ^ Ải quan ở núi Dũ Lĩnh, là chỗ giao tiếp giữa hai tỉnh Quảng ĐôngQuảng Tây (Trung Quốc).
  3. ^ Ở đây có lẽ tác giả muốn nhắc tới Cột đồng Mã Viện.

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Thị Băng Thanh, Văn học thế kỷ XV-XVII, mục "Nguyễn Năng Nhượng". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004.
  • Viện nghiên cứu Hán Nôm, Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.