Kali nitrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nitrat kali)
Kali nitrat[1]
Kali nitrat
Tên khácDiêm tiêu
Nhận dạng
Số CAS7757-79-1
PubChem24434
Số RTECSTT3700000
Thuộc tính
Công thức phân tửKNO3
Khối lượng mol101,103 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu trắng
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng2,109 g/cm³ (16 °C)
Điểm nóng chảy334 °C
Điểm sôiphân hủy ở 400 °C
Độ hòa tan trong nước13,3 g/100 mL (0 °C)
36 g/100 mL (25 °C)
247 g/100 mL (100 °C)
Độ hòa tanít tan trong ethanol
có thể tan trong glycerol, amoni
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểtrực thoi, Aragonit
Các nguy hiểm
MSDSICSC 0184
Chỉ mục EU-
Nguy hiểm chínhOxidant
NFPA 704

0
1
0
OX
Điểm bắt lửaKhông cháy
LD503750 mg/kg
Các hợp chất liên quan
Anion khácKali nitrit
Cation khácLithi nitrat
Natri nitrat
Rubidi nitrat
Caesi nitrat
Hợp chất liên quanKali sulfat
Kali chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
Cấu trúc tinh thể của KNO3

Kali nitrat, hay còn gọi là diêm tiêu, là hợp chất hóa họccông thức hóa họcKNO3. Trong quá khứ, con người đã sử dụng nó để làm một số loại ngòi nổ. Trong tự nhiên chỉ có một lượng nhỏ kali nitrat.

Ứng dụng chính của kali nitrat là làm phân bón hóa học, nhiên liệu đẩy tên lửapháo hoa. Nó cũng là một trong những thành phần chính của thuốc súng.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

KNO3 là chất nằm trong một phát minh lớn của nhân loại, đó là thuốc súng được người Trung Quốc tìm ra.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tan nhiều trong nước (ở 20oC là 32g/100g nước):

Bảng độ tan của KNO3 trong nước:

Nhiệt độ(°C) Độ tan (g/100g H2O)
10 20
20 32
40 64
80 169
  • Kali nitrat phân hủy ở nhiệt độ 700 độ C tạo thành kali nitrit và giải phóng khí oxi, vậy nó có tính oxy hóa mạnh:
2KNO3 → 2KNO2 + O2

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Muối kali nitrat dùng để:

2KNO3 + S + 3C →to K2S + 3CO2 + N2.
  • Làm phân bón, cung cấp nguyên tố kalinitơ cho cây trồng.
  • Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
  • Điều chế oxi với lượng nhỏ trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân.
  • Điều chế HNO3 khi tác dụng với axit khó bay hơi:
H2SO4 + 2KNO3K2SO4 + 2HNO3.
  • Phụ gia thực phẩm (E252).
  • Kem đánh răng trị ê buốt.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Điều chế KNO3 bằng phản ứng trao đổi: NaNO3 + KClKNO3 + NaCl

Hòa tan NaNO3 và KCl với lượng như nhau vào nước. NaCl kết tinh ở 30oC, tách được tinh thể ra khỏi dung dịch, sau đó làm nguội đến 22oC thì KNO3 kết tinh.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thông tin từ Potassium nitrate trong GESTIS-Stoffdatenbank của IFA.
  2. ^ “Potassium nitrate”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 28 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Sách giáo khoa Hóa học 9, 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
  2. Cuốn Hóa học vô cơ, tập hai, Hoàng Nhâm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Axit sunfuric
  2. Thuốc nổ đen
  3. Bảng độ tan
  4. Phụ gia thực phẩm từ E200 tới E299