OCO

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Orbiting Carbon Observatory
Hình minh họa trạng thái của vệ tinh OCO trên quỹ đạo
Tổ chứcNASA
Kiểu nhiệm vụKhí hậu học
Ngày phóng24-2-2009, 09:20 GMT
Tên lửa đẩyTaurus-XL 3110
Điểm phóngVandenberg LC-576E
Thời gian phi vụPhóng thất bại
Kế hoạch: 2 năm
Thông số quỹ đạo
Chế độĐồng bộ-Mặt Trời (kế hoạch)

OCO (viết tắt của Orbiting Carbon Observatory) là một vệ tinh của NASA với sứ mạng cung cấp các sự quan sát khí thải gây hiệu ứng nhà kính của dioxide cacbon trên bầu khí quyển (CO2).

NASA phóng vệ tinh theo dõi khí thải CO2 này nhằm vẽ bản đồ về mật độ lượng khí thải CO2 trên toàn cầu và nghiên cứu quá trình biến đổi của bản đồ này. OCO là vệ tinh thu thập dữ liệu về khí thải gây hiệu ứng nhà kính đầu tiên được NASA phóng vào không gian.[1] Tháng 1 năm 2009, Nhật Bản đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới phóng vệ tinh này.

Vệ tinh OCO đã được tên lửa đẩy Taurus XL phóng lên quỹ đạo song thất bại ngay sau khi phóng ngày 24 tháng 2 năm 2009. Cụ thể, tên lửa mang vệ tinh phóng đi đã không phân tách được.[2] Thất bại xảy ra chỉ vài phút sau khi phóng tên lửa. Các chuyên gia của dự án phóng vệ tinh theo dõi khí thải CO2 của NASA đã tìm hiểu nguyên nhân thất bại của vụ phóng này.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ OCO của NASA
  2. ^ “OC`O Blog”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]