Odorrana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Odorrana
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Anura
Họ (familia)Ranidae
Chi (genus)Odorrana
Fei, Ye & Huang, 1990
Loài điển hình
Rana margaretae
Liu, 1950
Các loài
Trên 50, xem bài
Danh pháp đồng nghĩa

Eburana Dubois, 1992

Wurana P.P.Li, Y.Y.Lu & S.Q.Lü, 2006

Odorrana là một chi động vật lưỡng cư trong họ Ranidae, thuộc bộ Anura. Theo Sách đỏ IUCN thì chi này có 44 loài và 27% bị đe dọa hoặc tuyệt chủng.[1]

Hệ thống học và phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

Odorrana có lịch sử phân loại học và hệ thống học lộn xộn. Phần lớn các loài đặt trong chi này ban đầu đã từng được đặt trong chi Rana. Một số loài từng được coi là thuộc chi Amolopshay Huia hay tách ra thành chi Eburana. Các đề xuất cực đoan nhất là gộp Odorrana vào chi Huia.[2][3]

Đầu thế kỷ 21, các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử đã thiết lập được rằng sự lộn xộn hệ thống học là do tiến hóa hội tụ phổ biến giữa Amolops, HuiaOdorrana, mà trên thực tế đại diện cho các dòng dõi hoàn toàn khác biệt trong Raninae. Điều này dẫn tới sự cần thiết phải có sự thay đổi trong phân loại học, cụ thể là ảnh hưởng tới Huia. Người ta cũng phát hiện ra rằng Odorrana là họ hàng khá gần của Rana (bao gồm cả chi Lithobates ngày nay) – có lẽ là dòng dõi còn sinh tồn có quan hệ họ hàng gần nhất. Và trong khi không hoàn toàn chắc chắn rằng Odorrana trên thực tế có là một chi riêng biệt hay không thì các chứng cứ sẵn có lại chỉ ra rằng điều này có lẽ là đúng như vậy.[2][3]

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dường như tồn tại một vài nhánh trong phạm vi Odorrana, mà đôi khi được coi như là các phân chi. Nhưng chỉ ít loài được lấy mẫu xác định trình tự DNA, và tiến hóa hội tụ là nguyên nhân chính chịu trách nhiệm cho các mối quan hệ mờ mịt nếu chỉ đánh giá theo hình thái:[2][3]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Theo AMNH thì chi này chứa 58 loài[4]. Chi tiết cụ thể như sau:

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Danh sách lưỡng cư trong sách Đỏ”. IUCN. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ a b c Cai Hong-xia; Che Jing, Pang Jun-feng; Zhao Er-mi & Zhang Ya-ping (2007): Paraphyly of Chinese Amolops (Anura, Ranidae) and phylogenetic position of the rare Chinese frog, Amolops tormotus. Zootaxa 1531: 49–55. Toàn văn PDF Lưu trữ 2010-02-03 tại Wayback Machine
  3. ^ a b c Stuart Bryan L. (2008): The phylogenetic problem of Huia (Amphibia: Ranidae). Mol. Phylogenet. Evol. 46(1): 49-60. doi:10.1016/j.ympev.2007.09.016 Toàn văn PDF[liên kết hỏng]
  4. ^ Odorrana Fei, Ye, and Huang, 1990