Cầy vòi mốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Paguma)
Cầy vòi mốc
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Viverridae
Phân họ (subfamilia)Paradoxurinae
Chi (genus)Paguma
Gray, 1831
Loài (species)P. larvata
Danh pháp hai phần
Paguma larvata
(C. E. H. Smith, 1827)

Cầy vòi mốc (danh pháp hai phần: Paguma larvata) là một loài động vật có vú thuộc họ cầy (Viverridae). Vùng bản địa của cầy vòi mốc là vùng Nam ÁĐông Nam Á cùng các hải đảo Indonesia trong rừng nhiệt đới.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cầy vòi mốc có chung những đặc điểm của loài cầy. Tuy nhiên cầy vòi mốc lông không có đốm. Mặt cầy có "mặt nạ" tiêu biểu gồm một vệt trắng chạy dài từ đầu xuống mũi. Mắt và má có khoảng trắng nhưng có vòng đen khoanh hai mắt nên tên tiếng Anh dùng "masked" (có nghĩa là mặt nạ) để đặt tên loại cầy này. Lông trên thân màu nâu cam ngả sang màu xám. Bốn chân lông màu sẫm, gần như đen. Thân cầy dài 51–76 cm, thêm phần đuôi là 51–63 cm tức là đuôi dài xấp xỉ bằng nửa chiều dài động vật. Cầy cân nặng từ 3,6–6 kg.

Cầy vòi mốc săn mồi riêng rẽ vào ban đêm trên cây. Chúng ăn tạp gồm côn trùng, chim chóc và những động vật nhỏ có xương sống, nhưng chuộng nhất là trái cây. Ban ngày chúng ngủ. Khi bị náo động cầy vòi mốc xịt chất xạ từ hai tuyến gần hậu môn để phòng thân. Cầy cái sinh nở hai kỳ mỗi năm. Cầy con trưởng thành trong khoảng 3 tháng.

SARS[sửa | sửa mã nguồn]

Một con cầy vòi mốc ở Trung Quốc

Vì thịt cầy được loài người dùng làm thức ăn nên nhiều và Virus-học cho rằng qua ngả này, bệnh SARS đã xâm nhập cơ thể con người. Tháng 5 2003 khoa học đã tìm thấy virus bệnh SARS trong loài cầy. Vấn đề vẫn chưa rõ là loài cầy có phải đích là nơi xuất phát của virus SARS không.[cần dẫn nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Duckworth, J. W., Wozencraft, C., Kanchanasaka, B. (2008). “Paguma larvata”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]