Pargasit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pargasit
Tinh thể pargasit, dài 1,5 cm nằm trên đá hoa trắng ở thung lũng Hunza, Pakistan
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật silicat
Công thức hóa họcNaCa2(Mg,Fe2+)4Al(Si6Al2)O22(OH)2
Hệ tinh thểmột nghiêng; 2/m
Nhận dạng
Màulục lam, đen xám, nâu sáng
Dạng thường tinh thểtrụ đến tấm
Song tinhđơn giảm và phiến - phổ biến
Cát khaihoàn toàn theo {110}
Vết vỡmảnh vụn
Độ cứng Mohs5 - 6
Ánhthủy tinh
Tính trong mờmờ, ánh sáng truyền qua ở cạnh mỏng.
Tỷ trọng riêng3,04 - 3,17
Thuộc tính quanghai trục (-)
Chiết suấtnα = 1.630 nβ = 1.640 nγ = 1.650
Khúc xạ képδ = 0.020 max.
Tham chiếu[1][2][3]

Pargasit là một khoáng vật silicat phức tạp thuộc nhóm amphibol, có công thức hóa học NaCa2(Mg,Fe2+)4Al(Si6Al2)O22(OH)2.

Nó được mô tả đầu tiên từ một mẫu ở Pargas, Phần Lan năm 1814 và được đặt tên theo địa phương này.[3]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có mặt trong các đá biến chất khu vực nhiệt độ cao và trong đá skarn trong đới biến chất tiếp xúc quanh khối mácma. Nó cũng có mặt trong đá phun trào andesit và đá siêu mafic bị biến đổi.[1]

Pargasit là loại chứa nước chính trong phần trên cùng của manti, tuy nhiên nó trở nên không ổn định ở độ sâu lớn hơn 90 km. Đây là một hệ quả quan trọng trong việc trữ nước và nhiệt độ hóa rắn của lherzolit của manti trên.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Pargasite” (PDF). Handbook of Mineralogy (pdf). Mineralogical Society of America. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Pargasite”. mindat.org. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ a b “Pargasite Mineral Data”. webmineral.com. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012. (Java plugin required)
  4. ^ Green, D H; Hibberson, W O; Kovacs, Istvan; Rosenthal, A (ngày 23 tháng 9 năm 2010). “Water and its influence on the lithosphere–asthenosphere boundary”. Nature. 467 (7314): 448–451. doi:10.1038/nature09369. (cần đăng ký mua)


Spinel (đỏ) và Pargasit trên đá hoa ở Lục Yên, Việt Nam. Kích thước mẫu: 4,5 x 3,5 x 3,5 cm.