Pericla

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pericla
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật oxide
Công thức hóa họcMgO
Phân loại Strunz04.AB.25
Hệ tinh thểĐẳng cự - lục-bát diện (48 mặt)
Nhóm không gianCubic 4/m 3 2/m
Ô đơn vị4.21 Å Z=4
Nhận dạng
Màukhông màu, trắng xám, vàng, vàng nâu, lục, đen
Dạng thường tinh thểDạng hột, nói chung xuất hiện như là các tinh thể bát diện tha hình hay á tự hình trong ma trận
Cát khai{001} hoàn hảo; {111} không hoàn hảo, có thể thể hiện khối nứt theo mặt {011}
Vết vỡvỏ sò
Độ bềncứng
Độ cứng Mohs6
Ánhthủy tinh
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt tới trong mờ
Tỷ trọng riêng3,56–3,68 (trung bình) 3,58 (tính toán)
Thuộc tính quangđẳng hướng
Chiết suấtn = 1,735–1,745
Các đặc điểm kháchuỳnh quang, UV dài=vàng nhạt.
Tham chiếu[1][2][3]

Pericla có mặt tự nhiên trong các loại đá biến chất tiếp xúc và là thành phần chính của phần lớn các loại gạch chịu lửa. Nó là dạng tinh thể lập phương của magiê oxide (MgO).

Khoáng vật này lần đầu tiên được miêu tả năm 1840 và được đặt tên từ tiếng Hy Lạp περικλάω (to break around) để chỉ tới vết vỡ của nó. Điểm lấy mẫu chuẩn là Monte Somma, tổ hợp Somma-Vesuvius, tỉnh Napoli, Campania, Ý.[3]

Tên gọi cũ của khoáng vật này là Magnesia. Các loại đá lấy từ khu vực MagnesiaAnatolia cổ đại chứa cả magnesi oxide lẫn magiê cacbonat ngậm nước cũng như các loại oxide sắt (như magnetit). Vì thế các loại đá này, được gọi là đá Magnesia thời cổ đại, với các tính chất từ tính là nguồn gốc của các từ trong một số ngôn ngữ phương Tây để chỉ nam châm (magnet, magnete) và từ tính (magnetism, magnétisme).

Pericla thông thường được tìm thấy trong đá hoa được sinh ra do sự biến chất của các dạng đá vôi dolomit. Nó rất dễ bị biến đổi thành brucit theo các điều kiện môi trường gần bề mặt.[3]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]