Phương diện quân Zabaikal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phương diện quân Zabaikal
Binh sĩ hải quân Liên Xô tại cảng Lữ Thuận, tháng 10 năm 1945
Hoạt động15 tháng 9, 1941 - 9 tháng 10 năm 1945
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnChiến dịch Mãn Châu Lý
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Rodion Malinovsky

Phương diện quân Zabaikal (tiếng Nga: Забайкальский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Khu vực phụ trách trọng yếu của phương diện quân ở vùng Viễn Đông Liên Xô, phòng ngừa trước các cuộc tấn công từ phía Nhật Bản. Thời kỳ cao điểm, binh lực phương diện quân lên đến 600.000 người.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Zabaikal được thành lập vào ngày 15 tháng 9 năm 1941 trên cơ sở của Quân khu Zabaikal. Biên chế ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 17 và 36. Tập đoàn quân không quân 12 được bổ sung vào biên chế tháng 8 năm 1942.

Trong hầu hết thời kỳ chiến tranh, phương diện quân giữ nhiệm vụ phòng ngừa trước các cuộc tấn công từ phía Nhật Bản. Từ tháng 9 năm 1941 đến tháng 1 năm 1945, Phương diện quân Zabaikal đã gửi tới các mặt trận Liên Xô ở châu Âu 16 sư đoàn (11 sư đoàn súng trường, 1 sư đoàn kỵ binh, 3 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới) và 2 lữ đoàn (1 lữ đoàn súng trường và 1 lữ đoàn pháo binh), với khoảng 300.000 binh sĩ, 1.440 xe tăng và 2.230 pháo-cối. Từ tháng 11 năm 1941 đến tháng 5 năm 1945, biên chế chủ lực của phương diện quân chỉ gồm Tập đoàn quân 17 với một số quân đoàn, sư đoàn độc lập.[2][3] Sau khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt, từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1945, các tập đoàn quân 39 và 53, tập đoàn quân xe tăng Cận vệ số 6 và Cụm kỵ binh cơ giới -Mông do tướng Issa Pliyev chỉ huy, được bổ sung vào đội hình phương diện quân, chuẩn bị cho Chiến dịch Mãn Châu (1945).

Tháng 8 năm 1945, các đơn vị thuộc phương diện quân tham gia Chiến dịch Mãn Châu, theo hướng Khingan-Mukden (chiến dịch tiền tuyến Khingan-Mukden), đánh bại Đạo quân Quan Đông của Đế quốc Nhật Bản. Hồng quân Liên Xô đã vượt qua các thảo nguyên không có nước ở Nội Mông và khu vực kiên cố biên giới trên các hướng Kalgan, Dolonnorsky, Solunsky và Hailar. Sau đó, lực lượng phương diện quân đã phối hợp với Quân đội Cách mạng Nhân dân Mông Cổ, đánh bại các đạo quân của Nhật Bản, băng qua dãy Đại Hưng An và tiến đến biên giới Trương Gia Khẩu (Kalgan), Thừa Đức (Zhehe), Xích Phong (Chifeng) và Thẩm Dương (Mukden).

Chiến cuộc chính chỉ kéo dài khoảng một tuần cho đến khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố ngừng bắn ở khu vực ngày 16 tháng 8. Lực lượng Liên Xô khi đó đã thâm nhập sâu vào Mãn Châu quốc. Các đơn vị thuộc phương diện quân tiếp tục tiến công mà hầu như không gặp sự kháng cự lớn nào vào lãnh thổ của Mãn Châu, tiến vào Thẩm Dương, Trường XuânTề Tề Cáp Nhĩ trước ngày 20 tháng 8. Cùng lúc đó, Mông CươngHồi Hột cũng bị Hồng quân và đồng minh Mông Cổ xâm chiếm. Hoàng đế Mãn Châu quốc (và cựu hoàng Đại Thanh), Phổ Nghi, đã bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ và chuyển đến Chita.[4]

Sau khi quân Nhật ngừng chống cự, các đơn vị thuộc phương diện quân đã tham gia giải giáp và tiếp nhận sự đầu hàng của đối phương. Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Phương diện quân Zabaikal bị giải thể và tổ chức lại thành Quân khu Zabaikal-Amur. Các đơn vị Mông Cổ thuộc Cụm kỵ binh cơ giới -Mông được nhập trở lại vào quân đội Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

Lãnh đạo phương diện quân[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
M.P. Kovalyov
1897 - 1967
tháng 9, 1941 - tháng 7, 1945
Trung tướng (1940)
Thượng tướng (1943)
2
R.Ya. Malinovsky
1898 - 1967
tháng 7, 1945 - tháng 10, 1945
Nguyên soái Liên Xô (1944)

Ủy viên Hội đồng quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Tập tin:Zimin K N.jpg K.N. Zimin
1901 - 1944
tháng 9, 1941 - tháng 7, 1944
Chính ủy Quân đoàn (1939)
Trung tướng (1942)
Qua đời ngày 13 tháng 7 năm 1944 vì bệnh đau tim.
2
Tập tin:Константин Леонтьевич Сорокин.jpg K.L. Sorokin
1901 - 1989
tháng 7, 1944 - tháng 7, 1945
Thiếu tướng (1942)
Trung tướng (1945)
3
A.N. Tevchenkov
1902 - 1975
tháng 7, 1945 - tháng 10, 1945
Trung tướng (1944)

Tham mưu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Tập tin:Ефим Григорьевич Троценко.jpg Ye.G. Trotsenko
1901 - 1972
tháng 9, 1941 - tháng 7, 1945
Thiếu tướng (1940)
Trung tướng (1943)
Thượng tướng (1954)
2
M.V. Zakharov
1898 - 1972
tháng 7, 1945 - tháng 10, 1945
Đại tướng (1945)
Nguyên soái Liên Xô (1959)

Các chiến dịch lớn đã tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Как мы готовились воевать с Японией”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ Combat composition of the Soviet Army, BSSA ngày 1 tháng 11 năm 1941 Lưu trữ 2013-12-04 tại Wayback Machine
  3. ^ “BSSA ngày 1 tháng 5 năm 1945”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ Kuznetsov, Sergei I.; 1, Sergei V. Karasov (ngày 1 tháng 6 năm 2005). “The Last Emperor of China: Internment in the Soviet Union”. The Journal of Slavic Military Studies. 18 (2): 207–226. doi:10.1080/13518040590944430. ISSN 1351-8046.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Горбачев А.Н. Военные газеты периода 1900-2018 гг. из фондов Российской Государственной библиотеки и архивов РФ: Краткий справочник. М., Infogans, 2019