Phan Văn Trường (sinh 1946)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Văn Trường

Lỗi Lua: expandTemplate: template "post-nominals/FRA" does not exist.
GS Phan Văn Trường tại Hà Nội
tháng 1 năm 2019
Sinh27 tháng 7, 1946 (77 tuổi)
Ninh Giang, Hải Dương, Việt Nam
Trường lớp
Nghề nghiệpQuy hoạch đô thị, quản trị doanh nghiệp, giảng viên
Nổi tiếng vì
Chức vị
  • Phó chủ tịch tập đoàn Alstom (1989-1992)
  • Giám đốc Alstom Châu Á (1986-1989)
  • Phó giám đốc Alstom Transport (1992-1997)
  • Giám đốc Suez khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (1997-2004)
Phối ngẫu
Vũ Thị Mộng Lan (cưới 1972)
Con cái3
Cha mẹ
  • Phan Văn Tạo
Trang web[trường-phan-văn-34141720 Trường Phan Văn] trên LinkedIn

Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế.[1] Ông được Tổng thống Pháp trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:PhanVanTruong.jpg
Phan Vân Trường
  • Năm 1970: Kỹ Sư Trường Quốc gia Cầu Đường- Pháp
  • Năm 1973-1975: Nguyên Giảng Viên Quy Hoạch Vùng/Kinh tế Đô thị tại Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne
  • Năm 1986 - 1992: Nguyên Phó Chủ tịch Alstom Power
  • Năm 1992 - 1997: Nguyên Phó Chủ tịch Alstom Transports
  • Năm 1985 - 1986: Nguyên Chủ tịch Alstom châu Á
  • Năm 1997 - 1998: Nguyên Chủ tịch Suez- ĐNÁ
  • Năm 1998 - 2004: Nguyên Chủ tịch Lyonnaise VietNam-BOT Company
  • Năm 2006 - 2008: Nguyên Chủ tịch Wah-Seong Việt Nam
  • Hiện là Cố vấn thường trực Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế; Giảng viên cao học Kinh tế đô thị & Quy hoạch vùng tại Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; và là Cố vấn Hội đồng quản trị Công ty Xây dựng Hòa Bình.[2]
  • Năm 2014: Chủ nhiệm Chương trình đào tạo Kỹ năng Quản trị và Lãnh đạo của Viện John von Neumann trực thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh theo Quyết định Số: 86/2014/QĐ-JVN
  • Năm 2014-2019: Nguyên Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình
  • Năm 2015: Giảng viên và Cố vấn chiến lược Đại Học Kinh doanh FPT (FPT School of Business)
  • Năm 2017 - nay: Chủ tịch danh dự CLB Khởi nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (trên 100,000 thành viên
  • Năm 2017: Cố vấn chiến lược Đại Học Hoa Sen TPHCM
  • Năm 2017-2018: Cố vấn và thành viên Hội đồng Quản trị tập đoàn Tân Hiệp Phát
  • Năm 2019 - nay: Chủ tịch danh dự Dự án Sách và Hành Động
  • Năm 2020: Phó Chủ tịch Quỹ Quốc Ngữ
  • Tác giả của 3 cuốn sách: Một Đời Thương Thuyết (2014), Một Đời Quản trị (2017), Một Đời Như Kẻ Tìm Đường (2019)
  • Từ 10 tháng 5 năm 2019 - nay: Khởi xướng Hệ sinh thái Cấy Nền
  • Từ tháng 8-2020 đến nay: Phan Văn Trường còn tham gia và là thành viên của ban nhạc "The Lecturers"! Một ban nhạc quy tụ các thành viên là các giảng viên tại các trường Đại học tại TPHCM (Việt Nam).

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu và thanh niên[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc nhỏ ông Phan Văn Trường sống tại số 15 đường Tôn Đản (nay gọi là Tông Đản), Hà Nội đến năm 1954 thì vào Sài Gòn, ngụ tại 384/61 đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa), học trung học tại Trường Jean Jacques Rousseau. Sang bên Pháp, năm 1963 ông đi học nội trú tại trường Francisque Sarcey- Dourdan (Essonne). Năm 1964, sau khi đậu tú tài. Và năm 1967, ông đậu trường Quốc gia Cầu Đường của Pháp (École nationale des ponts et chaussées).[1] Năm 1970, ông tốt nghiệp Kỹ Sư. Năm 1973, Ông ghi danh làm luận án Tiến sĩ Kinh tế Đô thị và Quy Hoạch Vùng tại Paris Sorbonne 1 với GS Jacques R. Boudeville, sau khi được bổ nhiệm kỹ sư trưởng tại Sema Metra International. Sau khi GS Boudeville đột tử, ông bỏ dở công cuộc nghiên cứu tại trường Đại học Paris 1. Từ đó, ông theo đuổi nghề nghiệp kỹ sư và quản lý/quản trị công ty đến khi về hưu vào cuối năm 2004.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là một trong số hiếm các công dân Pháp gốc Việt được phong tặng tước Chevalier de la Légion d'Honneur, một loại Bảo Quốc Huân Chương của Pháp, nhờ "công lao đóng góp vào việc phát triển nước Pháp". Sinh năm 1946, ông Trường theo học bậc trung học tại trường Jean Jacques Rousseau, tiền thân của trường Lê Quý Đôn, tại Sàigòn, trước khi vào Lycée Janson de Sailly tại Paris để chuẩn bị thi vào trường đại học công chánh danh tiếng thế giới École Nationale des Ponts et Chaussées vào năm 1970. Sự nghiệp quốc tế của ông thực sự bắt đầu năm 1977 khi ông gia nhập công ty SGTE (Société Générale de Techniques et d'Études) một chi nhánh của tổ hợp Spie Batignolles trong cương vị giám đốc đối ngoại. Trong cương vi này, ông đã có dịp nghiên cứu hệ thống giao thông đô thị cho Thủ đô Brasilia (Bra-Xin), hệ thống cảng biểu sâu tại quần đảo Fiji và một số dự án công nghiệp cho Indonesia. Năm 1986, ông chuyển sang làm cho tổ hợp Alsthom, trong thời gian mà tổ hợp này lớn mạnh cực độ. Ông đã ký rất nhiều dự án Nhà máy điện và hệ thống đường sắt cao tốc tại nhiều quốc gia (Tây Ban Nha, Hàn Quốc…) cũng như nhiều dự án métro điện tại nhiều đô thị trên thế giới (Cairo, Santiago, Hồng Kong,…), trong số này các hợp đồng cung cấp 300 đầu máy xe lửa và nhiều trung tâm năng lượng cho Trung quốc. Chính trong giai đoạn này, Tổng thống Pháp vào lúc đó đã ký sắc luật tặng cho ông Trường huân chương Chevalier de l'Ordre National du Merite, một huân chương tạm dịch là Hiệp Sĩ Đài Ghi Công. Vào năm 1997, tổ hợp Suez-Lyonnaise des Eaux giao cho ông Phan Văn Trường trọng trách phát triển các hoạt động của tổ hợp tại Á châu. Vào tháng 11 cùng năm, ông có tham dự Hội nghị Cấp Cao các nước có sử dụng tiếng Pháp (Sommet de la Francophonie) tại Hà Nội cùng với phái đoàn của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và đã ký một hợp đồng xây dựng và khai thác một nhà máy nước uống tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trước đó, vào năm 1995, ông Phan Văn Trường đã được Chính phủ Pháp bổ nhiệm làm Cố vấn Ngoại Thương thường trực cho Chính phủ Pháp. Vào năm 2004, khi chọn định cư tại Kuala Lumpur, ông đã nhận giảng dạy tại trường Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Tại đây, ông đã đào tạo hơn 230 thạc sĩ Quy Hoạch Vùng và Kinh Tế Đô Thị trong 4 lớp Thành uỷ của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những việc lớn nhất ông đã thực hiện được là giúp cho nền điện lực thế giới cấu trúc lại vào cuối những năm 1980[cần dẫn nguồn], đó là lúc lĩnh vực (sector) điện lực thế giới đang gặp nhiều khó khăn về công suất, về giá biểu, về cả công nghệ[cần dẫn nguồn]. Chủ tịch Toshiba thời đó mời ông sang Nhật cộng tác[cần dẫn nguồn]. Chủ tịch Sumitomo sang Pháp có ý kiến muốn gặp mặt "người chuyên gia sắc bén đã làm cho công nghiệp điện Nhật Bản đảo điên"[cần dẫn nguồn].

Những đóng góp với Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Đến khi về hưu cuối năm 2004, ông quyết định về nước dạy học miễn phí tại Trường Đại Học Kiến Trúc, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông học lại Việt ngữ sau 41 năm xa quê hương. Ông dạy bộ môn Quy Hoạch Vùng và Kinh tế Đô thị bằng Việt ngữ từ 2005 đến năm 2011.

Song song, Ông cộng tác với sở Khoa Học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (hiện hữu, 2011/2012)[cần dẫn nguồn], ông cũng là Cố vấn Hội đồng Quản trị Công ty Hòa Bình đứng hàng đầu ngành xây dựng tại VN(từ năm 2007)[cần dẫn nguồn], ông cũng là thành viên của Hội từ thiện "Bạn Của Bé". Song song, Ông cũng đóng góp tài sản cá nhân vào các quỹ vi-tín dụng (Sóc Trăng tháng 1/2013).

Sau khi ông đã đóng góp vào việc đào tạo hơn 230 thạc sĩ Quy Hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã trao cho Ông vào đầu năm 2010 tại Hà Nội huân chương "Vì Sự nghiệp Giáo dục"[cần dẫn nguồn].

Trong nhiều năm, từ 2006 đến 2012, Ông đã cống hiến rất nhiều bài báo trên các diễn đàn quen thuộc trong nước như Saigon Times/Thời Báo Kinh tế, Saigon Giải Phóng, Doanh nhân, VietnamExpress, VietnamNet.com, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, các báo phụ nữ, đầu tư, tiếp thị.

Một số lớn bài của ông là những phân tích và tư vấn cho nhà nước trên những vấn đề kỹ thuật thuần túy, như đường sắt cao tốc[cần dẫn nguồn], vịnh Vân Phong[cần dẫn nguồn], quy hoạch lại Hà Nội[cần dẫn nguồn], đô thị hóa và thành phần trung lưu, kinh tế vỉa hè, chính sách xây dựng hệ thống metro, phát triển hệ thống đô thị trung bình trong nước, xã hội đứt quãng. Bài "Tiền Đâu May Áo Mới" nói về quy hoạch các thủ đô, và Hà Nội, và bài “Quốc tế Hoá Doanh nghiệp “ đã được độc giả người Việt trên thế giới bầu là một trong những bài đặc sắc nhất.


Từ năm 2017, ông Phan Văn Trường đã thành lập 2 tập thể ấn tượng, vì chưa bao giờ mô hình tập thể này đã được thể hiện.

Đó là Câu Lạc Bộ Khởi Nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 2017, với 22 thành viên lúc ban đầu. Rất nhanh chóng CLBKNNNVN phát triển và tạo rất nhiều giá trị cho các nông dân trẻ. Đến tháng 6 năm 2021, CLBKNNNVN đã thu hút được hơn 170 ngàn thành viên. Mỗi ngày CLB KNNNVN thu hút thêm từ 50 đến vài trăm thành viên mới.

Hình thức tổ chức của CLBKNNNVN là một hệ sinh thái, không có lãnh đạo, không có thủ quỹ, không có những vị trí như Giám đốc vv… Ông Phan Văn Trường trung thành với mô hình đã chỉ nhận làm Chủ tịch danh dự chứ không mang một chức vụ vận hành nào. Ông vẫn còn là Chủ tịch danh dự đến ngày đăng bài viết này.

Hệ sinh thái này phát triển trên mạng FaceBook, tuy không là một pháp nhân nhưng lại được theo dõi đông đảo. Đây là lần đầu tiên có đông nông dân toàn quốc tìm được một nơi đứng đắn để trao đổi thông tin, những trải nghiệm, những lời tư vấn miễn phí. Hơn 5000 giá trị đủ loại liên quan đến nghề nông, đến thị trường nông sản, được trao tay. CLB có một đội quản lý tự nguyện, những người này tự nguyện nhận trách nhiệm duyệt các bài và thông tin được gửi tới trong tinh thần nghiêm túc và xây dựng. Tất nhiên trên những cột thông tin của CLBKNNNVN không có quảng cáo mà chỉ có những đóng góp của các thành viên. Nay CLBKNNNVN đã lan toả trên mọi tỉnh thành của đất nước.

Song song, ông Phan Văn Trường đã thành lập Hệ Sinh Thái Cấy Nền vào ngày 10 tháng 5 năm 2019. Cấy Nền được manh nha từ một ý tưởng rất đơn giản là tạo một lớp học ngắn (2 ngày) chung quanh thầy Phan Văn Trường. Trong lớp học quy tắc được áp dụng triệt để là các học viên được đặt mọi câu hỏi trên mọi địa hạt ngoài chính trị, tôn giáo và chủng tộc. Tất cả nhóm đều có thể là thầy đều có thể là trò, và chỉ được phát biểu những bạn nào đã thực sự trải nghiệm cái gì mình kể. Thầy Phan Văn Trường đặt ra 4 yếu tố mà các học viên phải tuân thủ: đó là phải tuyệt đối Bình đẳng, Hồn nhiên, Thẳng thắn và Tích cực trong suốt học kỳ 48 tiếng.

Số người mỗi lớp được giới hạn lúc ban đầu nhưng rồi do tính thu hút rất cao nên số học viên không bị giới hạn nữa. Nguyên tắc tổ chức là không lấy phí, trừ phí ăn ở. Thầy Phan Văn Trường cũng tự thanh toán mọi chi phí cá nhân.

Sức lan toả của Cấy Nền đã vượt sức tưởng tượng, đến tháng 9 năm 2021 sau hai năm sinh hoạt hơn 100 khoá Cấy Nền đã được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước. Tại mỗi nơi một Cộng đồng Cấy Nền được thành lập: Vũng Tàu là nơi khởi đầu, Hà Nội, TPHCM, Paris (Pháp Quốc), Lyon (Pháp Quốc), Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lý Sơn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Bến Tre, Đồng Tháp, Phú Quốc, Phú Nhuận và trong những tháng tới sẽ được tổ chức An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Grenoble (Pháp Quốc), Tokyo (Nhật Bản)…

Song song, một số Cấy Nền chuyên môn được thành lập như Cấy Nền Giao Thương, Cấy Nền Farmstay, Cấy Nền Pháp Lý, Cấy Nền Marketing, Cấy Nền Phụ Nữ, Cấy Nền Gia Đình, Cấy Nền Yêu Thương (từ thiện), Cấy Nền Giáo Dục, Cấy Nền Trung Thu, Cấy Nền Coaching, Cấy Nền Truyền Thông và Công nghệ Thông tin… và trong những tháng tới sẽ tổ chức Cấy Nền Quản Trị Kinh Doanh, Cấy Nền Tài Chính, Cấy Nền Kiến Trúc, Cấy Nền Công Dân Toàn Cầu…

Website Cấy Nền Lưu trữ 2021-06-10 tại Wayback Machine cũng như Fanpage Cấy Nền đã được Lương Tiến Hiệp thành lập, nay đã nhận được rất nhiều cuộc giao lưu.

Cấy Nền Radio đã ra đời với Đặng Thu Hằng thành lập vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, ngày nay đã hoàn thành hơn 350 số với trên 1,6 Triệu thính giả. Bài ca Cấy Nền cũng được Nhạc sĩ Trần Quốc Điền sáng tác ngay từ tháng 9 năm 2019 và được phổ biến trên các kênh với giọng hát của Nhạc sĩ Trần Quốc Điền và Ca sĩ Hồ Ngọc Lan Anh.

Điều đáng chú ý là Cấy Nền là nơi không có “sếp”, đó là bản chất của một hệ sinh thái, cũng không có quỹ. Vòng tròn năng lượng và nuôi dưỡng thuở ban đầu đã tạo ra thêm nhiều vòng tròn khác như thương mại, pháp lý, marketing vv… Tất cả các thành viên tại tất cả các vùng miền và tỉnh thành liên kết với nhau rất chặt chẽ bằng tinh thần cho đi một cách hồn nhiên, tích cực và bình đẳng. Hệ thống Cấy Nền nay đã phủ mọi vùng miền của tổ quốc và đã tạo nên một hệ thống kết nối vô cùng sáng tạo và năng động.

Cấy Nền Yêu Thương đã tham gia tích cực vào việc Cứu Trợ miền Trung sau đợt bão vào năm 2020. Các đội của Cấy Nền Giao Thương đang tham gia vào việc hỗ trợ khoai lang Đồng Tháp (tháng 6, 2021).

Tất cả mọi công tác của các thành viên Cấy Nền đều tuyệt đối không lấy phí với tinh thần cho đi và tương trợ, ngược lại những giá trị tinh thần quay trở lại thật mênh mông.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Phan Văn Trường xuất thân trong một gia đình Nho giáo miền Bắc. Cha của ông Phan Văn Trường là nhà văn Phan Văn Tạo, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao(1945-1946)[cần dẫn nguồn], Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Văn Tố (1946-1950).[cần dẫn nguồn] Em ruột của ông Phan Văn Trường là Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, là một nhạc sĩ nổi tiếng.[3] Bà Vũ Thị Mộng Lan, vợ Ông Phan Văn Trường là Tiến sĩ Kinh tế Trường Đại Học Sorbonne-Paris tại Pháp.[cần dẫn nguồn]

Ông Bà Phan Văn Trường được hai người con gái.

Ngoài ra ông Phan Văn Trường còn có thêm một con nuôi, Cô Isaure Galley. Isaure Galley là cháu gái của Robert Galley, một vị Tổng Trưởng lão thành của Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, và cũng là chắt ruột của Thống Chế Leclerc de Hauteclocque, người đã cùng tướng De Gaulle giải cứu nước Pháp trong Đại Thế Chiến II và được nước Pháp tôn thờ.[cần dẫn nguồn] Hầu hết tất cả các thành phố bên Pháp đều có tượng đài và đại lộ được đặt tên của Thống Chế Leclerc de Hauteclocque. Những mẫu xe thiết giáp và tàu chiến đều có mang tên Ông.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1990 Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Đài Ghi Công (Chevalier de l’Ordre du Mérite)
  • Năm 2007: Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur)[1]
  • Năm 2008: Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân TPHCM đã tặng Bằng Khen, Quyết định số 302/ QĐUB ngày 23/01/2008
  • Năm 2009: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng Huy Chương "vì Sự nghiệp Giáo dục" tại Hà Nội. Nghị định 9041 QĐ/BGDĐT
  • Năm 2011: Chủ tịch UBND TPHCM đã tặng Bằng Khen, Quyết định số 129/QĐUB ngày 10/01/2011c
  • Năm 2016: Sách của Ông "Một Đời Thương Thuyết" được vinh danh "Sách Hay 2016" trong hạng mục Quản trị.

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Phan Văn Trường chưa bao giờ xem mình như một nhà văn hoặc nhà báo, mà là một kỹ sư, một nhà kinh tế và một lãnh đạo về quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên từ hơn 20 năm vừa qua, ông viết rất nhiều bài báo. Ông đã cộng tác với hầu hết các nhật báo, điện báo và tuần báo, chưa kể những số đặc san vào dịp Tết, hay những ngày lễ lớn. Những bài ông viết liên quan đến việc đánh giá các dự án hoặc các chiến lược phát triển.

Ông Phan Văn Trường cũng từng viết hàng trăm truyện ngắn bằng Pháp ngữ, với đề tài phần lớn liên quan đến đời sống xã hội Việt Nam. Ông viết cho các con cháu sinh tại nước ngoài, không nắm vững tiếng Việt nhưng cần hiểu đất nước tổ tiên của mình.

Bốn tác phẩm của ông viết bằng tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam (cho đến tháng 4 năm 2022), gồm “Một Đời Thương Thuyết”, “Một Đời Quản Trị” , “Một Đời Như Kẻ Tìm Đường” và "Công Dân Toàn Cầu-Công Dân Vũ Trụ" được độc giả khắp mọi miền đất nước hưởng ứng rộng rãi và tái bản nhiều lần. Tựu trung, cả ba cuốn sách đầu tiên kể lại cuộc đời nghề nghiệp của ông, cùng với lộ trình đi tìm hạnh phúc và thành công. Quyển sách thứ tư xuất bảng tháng 4 năm 2022 mang đến cho người đọc một cách mô tả hồn nhiên nhưng lại rất sâu sắc về một cộng đồng " Công Dân Toàn Cầu- Công Dân Vũ Trụ" hiện nay. Điều đặc biệt nhất trong các tác phẩm này chính là dù nhiều câu chuyện và trải nghiệm thật của ông diễn ra phần lớn nơi xa xứ, bản sắc Việt Nam vẫn được thể hiện một cách xuyên suốt và khéo léo.

Mỗi bước đi của ông trên con đường nghề nghiệp và cuộc sống đều thấm đượm, hòa quyện triết lý Âu-Á và mang nặng tính nhân ái, từ bi. Ngay những lúc gay go nhất trong nghề lãnh đạo và quản trị những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, ông không bao giờ để đạo đức sang một bên, mà chính đạo đức đã mang lại tính bền vững cho việc quản trị doanh nghiệp của ông.  Ba tác phẩm kể trên đã được Nhà xuất bản Trẻ làm thành bộ sách mang tên “Kết Tinh Một Đời” một cách trang trọng, và được xem như một di sản của GS. Phan Văn Trường cho các thế hệ đi sau ông. Cả ba cuốn sách đã được trích chọn vào sách giáo khoa Đại học và Trung học Phổ thông.

Truyện tiếng Pháp
  1. Le saumon et le ginseng (Good Morning 59)
  2. Le 79 rue Nguyễn Hữu Cầu (Good Morning 60)
  3. Dis Papy (GM 64)
  4. Trung et Hiếu (GM 65)
  5. Les Cents Oeufs (GM 69)
  6. La Langouste et le Joueur d’échec (GM 71)
  7. Les deux mondes (GM 74)
  8. Je suis Américaine mais,... (GM 76)
  9. La Bentley de Monsignor (GM80)
  10. L’encensoir en bronze des Mạc (GM 82)
  11. Mourir immodérément (GM 84)
  12. Une promenade (GM 86)
  13. Tu seras un Homme, ma fille! (GM 90)
  14. L’irrésistible tentation de vous faire un mot (GM 92)
  15. Le Viet, la Viet et le VietKieu (GM 96)
  16. L’ étrange sonate de Beethoven (GM 97)
  17. Et si c’était demain (GM 99)
  18. Ecoute Marie (GM 100)
  19. Le coeur serré en cet été 2009 (GM101)
  20. Les confessions de Hạnh (GM 104)
  21. Monsieur Pomme et la Pêche aux Péchés (GM 106)
  22. L’arbitraire et le sacré (GM 109)
  23. En passant par la Moskva (GM112)
  24. La vierge du 3ème jour (GM 113)
  25. Le centimetre décisif (GM 114)
  26. Ce matin là (GM 118)
  27. Thu et Phong, la vraie vie (GM 131)
  28. Ode à un monde disparu (GM 134)
  29. L’ âme de Septembre (GM137)
  30. Mon ami Pierrot (GM138)
  31. La Pépite de Vie (GM139)
  32. La vraie valeur de l’existence (GM 141)
  33. L’imaginaire et l’obsessionnel (GM 142)

Hồi ký tiếng Việt

1. Một Đời Thương Thuyết (Nhà xuất bản.Trẻ, 2014) Vào tháng 4 /2020 sách đã được tái bản 17 lần.

2. Một Đời Quản trị (Nhà xuất bản.Trẻ, 2017), Vào tháng 4 năm 2020, sách đã được tái bản 10 lần. 3. "Một Đời Như Kẻ Tìm Đường" (Nhà xuất bản. Trẻ, 2019), Vào tháng 4 năm 2020, sách đã được tái bản 4 lần.

4. "Công Dân Toàn Cầu-Công Dân Vũ Trụ" (Nhà xuất bản. Trẻ, 2022), Vào tháng 10 năm 2022, sách đã được tái bản 3 lần .

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Huân chương Pháp cho người Việt”. BBC Vietnamese. 18 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ “Nói chuyện với các ông Tây, bà Tàu...”. VN Economy. 21 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “Những bản nhạc của Phan Văn Hưng và Nam Dao”. RFA. 30 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]