Đảo Phan Vinh

(Đổi hướng từ Phan Vinh (đảo))
Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Phan Vinh
Ảnh vệ tinh chụp rạn hô Pearson (tháng 11 năm 2022)
Địa lý
Vị trí của đảo Phan Vinh
Vị trí của đảo Phan Vinh
đảo
Phan Vinh
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°58′31″B 113°42′31″Đ / 8,97528°B 113,70861°Đ / 8.97528; 113.70861 (đảo Phan Vinh)
Tổng số đảo2
Các đảo chínhđảo Phan Vinh A
Diện tíchPhan Vinh A: 58 ha
Phan Vinh B: 10 ha
Chiều dài1,6 km
Chiều rộng600 m
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thị trấnTrường Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đảo Phan Vinh (tiếng Anh: Pearson Reef; tiếng Filipino: Hizon; tiếng Trung: 毕生礁; bính âm: Bìshēng jiāo, Hán-Việt: Tất Sinh tiêu) là phần nổi trên vành san hô của rạn san hô vòng Pearson (8°57′20″B 113°40′26″Đ / 8,95556°B 113,67389°Đ / 8.95556; 113.67389). Thực thể này thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa và nằm cách đá Tốc Tan khoảng 14,5 hải lý (27 km) về phía tây bắc.[1]

Đảo Phan Vinh là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện tại Việt Nam đang kiểm soát đảo này như một phần của thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh vệ tinh chụp đảo Phan Vinh A vào năm 2020, trước khi được mở rộng.

Về mặt địa lý thì Đảo Phan Vinh A là phần đất nổi nằm trên vành san hô ở phía đông bắc rạn san hô vòng Pearson, có hình vành khuyên.[2] Rạn san hô này nằm theo trục đông bắc-tây nam dài khoảng 9 km và rộng khoảng 1.8 km và ở giữa có một vụng biển kín sâu từ 3 đến 6 m. Tổng diện tích rạn san hô này là 14.75 km2 trong đó vụng biện có diện tích vụng biển là 2.72 km2[3]. Tính đến năm 2020, đảo có diện tích đất nổi vào khoảng 2,4 hectare, có chiều dài 290 m, chiều rộng 140 m.

Ngoài ra còn có một tổ hợp kiến trúc bằng bê tông gọi là Đảo Phan Vinh B nằm ở phía tây cách Phan Vinh A khoảng 3,3 hải lý (6,1 km) về phía tây-tây nam, có tọa độ 8°57′33″B 113°39′12″Đ / 8,95917°B 113,65333°Đ / 8.95917; 113.65333. Trên Phan Vinh B có 3 nhà lâu bền (xây dựng từ nhiều năm trước) được liên kết với nhau bằng đường bê tông rộng rãi và có cả sân đỗ cho máy bay trực thăng cất, hạ cánh trong trường hợp làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn.[4]

Tháng 10/2021, Việt Nam bắt đầu nạo vét và mở rộng bồi đắp tại 3 thực thể: Đảo Phan Vinh, Đảo Nam YếtĐảo Sơn Ca.[5] Theo ảnh chụp của vệ tinh Sentinel-2 (ESA) thì tính đến tháng 12 năm 2023, Phan Vinh A được mở rộng với diện tích đất nổi khoảng 58 hectare, dài hơn 1.6 km rộng 600m với một âu tàu ở giữa đảo. Từ tháng 10 năm 2023, Việt Nam bắt đầu tiến hành bồi đắp gần điểm Phan Vinh B.

Môi trường và Cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo không có nguồn nước ngọt[1] nhưng có trồng một số cây xanh như bàng vuông, phi lao, muống biển, tra, đa, v.v..[6]

Trên đảo Phan Vinh A có cách công trình dân sinh như hệ thống điện gió và điện mặt trời[7], nhà văn hóa, trạm xá, v.v...

Có một cơ sở tôn giáo trên đảo là chùa Vinh Phúc[8].

Việt Nam đã xây dựng Trạm radar 44 (T44) ở đảo Phan Vinh A, có thể quan sát trong bán kính 300km của toàn bộ vùng trời quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.[9]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Rạn san hô Pearson được ghi nhận là quan sát đầu tiên bởi Pearson, chỉ huy tàu Bahamian[10] vào năm 1843.

Trước năm 1978, đảo Phan Vinh được Việt Nam đặt tên là Hòn Sập. Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (tên cũ là cồn san hô Lan Can), một số nước đưa nhiều tàu thuyền đến khu vực quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân Việt Nam quyết định phải nhanh chóng tổ chức lực lượng đóng giữ các đảo Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Hòn Sập, An Bang.[11].

Ngày 30/3/1978, một phân đội gồm 31 người của Trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân do Thiếu úy Vũ Xuân Hà chỉ huy, có Trung đoàn trưởng Cao Ánh Đăng đi cùng trên tàu 680 thuộc Đoàn 128 đã ra đóng giữ đảo Hòn Sập (tức đảo Phan Vinh).

Tên của đảo xuất phát từ tên của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung úy Nguyễn Phan Vinh (19331968, quê ở Điện Bàn, Quảng Nam), vốn là thuyền trưởng của nhiều con tàu không số trong Chiến tranh Việt Nam.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
  2. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 12.
  3. ^ “Pearson Reef”. cil.nus.edu.sg. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Vững chãi đảo chìm Phan Vinh B”. Báo Thanh Niên. 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “Castles Made of Sand: Vietnam's Spratly Upgrades”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ “Mầm xanh mới - tình yêu đất liền gửi đảo Phan Vinh”. Tuổi Trẻ Online. 28 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “Năng lượng sạch trên đảo Phan Vinh”. vietnam.vnanet.vn. 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ “Chùa Vinh Phúc – Cột mốc tâm linh giữa Biển Đông”. vietnam.vnanet.vn. 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ "Mắt thần" trên Biển Đông”. vietnam.vnanet.vn. 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ Findlay, Alexander George (1878). A Directory for the Navigation of the Indian Archipelago, China, and Japan. Richard Holmes Laurie. tr. 663.
  11. ^ “Chuyện người lính giữ đảo Phan Vinh”. baodansinh.vn. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]