Pythagoras

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pythagoras
Marble bust of a man with a long, pointed beard, wearing a tainia, a kind of ancient Greek headcovering in this case resembling a turban. The face is somewhat gaunt and has prominent, but thin, eyebrows, which seem halfway fixed into a scowl. The ends of his mustache are long a trail halfway down the length of his beard to about where the bottom of his chin would be if we could see it. None of the hair on his head is visible, since it is completely covered by the tainia.
Tượng bán thân khắc họa chân dung Pythagoras xứ Samos, đặt tại
Bảo tàng Capitoline, Roma[1]
Sinhk. 570 TCN
Samos
Mấtk. 495 TCN (khoảng 75 tuổi)
Crotone hoặc Metapontum
Thời kỳTriết học tiền Socrates
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa Pythagoras
Đối tượng chính
Tư tưởng nổi bật

Các tư tưởng được gán cho ông:

Pythagoras xứ Samos (tiếng Hy Lạp cổ: Πυθαγόρας ὁ Σάμιος, chuyển tự Pythagóras ho Sámios, nguyên văn 'Pythagoras người Samos', hoặc Πυθαγόρας; Πυθαγόρης trong tiếng Hy Lạp Ionia; k. 570 – k. 495 TCN), hay Py-ta-go theo phiên âm tiếng Việt, là một nhà triết học Hy Lạp Ionian cổ đại, đã có công sáng lập học phái Pythagoras. Những lời dạy của ông về chính trị và tôn giáo từng một thuở rất có tiếng tăm ở Magna Graecia, đã gây ảnh hưởng đến các triết gia lỗi lạc như Platon, Aristoteles. Và cũng chính qua những vị này mà ảnh hưởng đến triết học phương Tây nói chung. Tuy còn nhiều khuất tất xung quanh thân thế của Pythagoras, song ông có lẽ là con trai của Mnesarchus, một người thợ khắc ngọc quý trên hòn đảo Samos. Các học giả hiện đại bất đồng về học vấn và tầm ảnh hưởng của Pythagoras, nhưng nhất trí rằng, vào khoảng năm 530 TCN, ông đã lữ hành tới Croton miền nam Ý, nơi ông thu nạp nhiều đồ đệ và dạy cách sống khổ tu theo kiểu công xã dưới ngôi trường do mình thành lập.

Học thuyết được xác định một cách chắc chắn thuộc về Pythagoras là metempsychosis, hay "sự đầu thai/luân hồi của hồn". Theo đó, ông cho rằng hồn là thứ bất tử, sau khi chết đi, sẽ nhập vào cơ thể khác. Ngoài ra, ông có lẽ là người đề xướng thuyết musica universalis, cho rằng các hành tinh di chuyển theo quy luật của các phương trình toán học, vì thế cộng hưởng và tạo nên bản hòa tấu ca mà ta không thể nghe thấy. Hiện còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề liệu Pythagoras có thực sự đã phát triển các học thuyết số học và nhạc lý được quy cho ông hay không, hay chúng chỉ là sáng kiến từ các học trò của ông, đặc biệt là Philolaus xứ Croton. Sau chiến thắng của Croton trước thị quốc Sybaris vào khoảng năm 510 TCN, môn phái Pythagoras mâu thuẫn với những người ủng hộ chế độ dân chủ. Cuộc xung đột đã dẫn đến việc các hội quán Pythagoras bị thiêu rụi; bản thân Pythagoras có lẽ đã bị giết trong sự biến ấy, hoặc ông đã chạy trốn kịp thời tới Metapontum và dành phần đời còn lại ở đó.

Nguồn tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hình minh họa giả tưởng về Pythagoras từ một bản chạm khắc thế kỷ thứ 17

Hiện không có bất kỳ một bản thảo xác tín nào của Pythagoras còn tồn tại,[2][3][4] và ta hầu như không biết gì về cuộc đời ông.[5][6][7] Những nguồn sớm nhất về cuộc đời Pythagoras rất vắn tắt, mơ hồ, và thường mang dụng ý châm biếm.[4][8][9] Nguồn sớm nhất về những giáo huấn của Pythagoras là một bài thơ châm biếm, có lẽ được viết sau khi ông qua đời bởi Xenophanes xứ Colophon, một người cùng thời với Pythagoras.[10][11] Trong bài thơ, Xenophanes miêu tả cảnh Pythagoras đứng ra bênh vực một con chó đang bị đánh đập, giãi bày rằng ông nhận ra giọng nói của một người bạn quá cố trong tiếng kêu khẩn của con chó.[9][10][12][13] Alcmaeon xứ Croton, một dược sĩ sống ở Croton đồng thời với khi Pythagoras lưu trú tại đó,[10] đã hợp nhất rất nhiều giáo huấn của Pythagoras vào các trước tác của mình[14] và cũng dường như quen biết Pythagoras.[14] Nhà thơ Heraclitus xứ Ephesus, sinh ra ở nơi cách xa Samos vài dặm đường biển và có lẽ sống cùng thời với Pythagoras,[15] gièm pha Pythagoras là một kẻ bịp bợm,[8][15] nhận định rằng "Pythagoras, con trai của Mnesarchus, rèn luyện khả năng chiêm nghiệm hơn bao kẻ khác, và lựa chọn từ những trước tác này mà ông ta đã có thể tạo nên một trí khôn cho bản thân — [kiểu trí khôn] đểu giả tinh ranh, học lắm."[8][15]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Không một chi tiết nào về cuộc đời của Pythagoras mà lại không mâu thuẫn với chính nó. Song cũng rất khả dĩ, bằng cách chắt lọc dữ liệu ít nhiều mang tính phản biện, ta có thể tái dựng một tường thuật hợp lý [về cuộc đời Pythagoras].

— Walter Burkert, 1972[16]

Herodotus,[17] Isocrates, và văn tịch thuở sớm đồng thuận rằng Pythagoras là con trai của Mnesarchus,[18][19] và rằng ông chào đời trên hòn đảo Samos thuộc Hy Lạp phía đông Biển Aegean.[2][19][20][21] Theo như những tường thuật ấy, cha Pythagoras không phải là thổ dân của hòn đảo, mặc dù ông đã nhập tục với nơi đó,[20] song Iamblichus lại cho rằng ông đúng là dân bản địa.[22] Tương truyền Mnesarchus là một thợ khắc ngọc hoặc một thương nhân khá giả,[23][24][25] song lai lịch của ông còn mơ hồ và nhiều mâu thuẫn.[26][a] Mẹ Pythagoras xuất thân trong một gia đình geomoroi tại Samos.[27] Apollonius xứ Tyana cho biết tên bà là Pythaïs.[28][29] Theo lời kể của Iamblichus, bà ấy khi mang thai Pythagoras đã nghe lời sấm của nữ tư tế Pythia, rằng bà sẽ hạ sinh một cậu trai hết mực tuấn tú, khôi ngô, và phước đức cho toàn nhân loại.[30] Aristoxenus khẳng định Pythagoras rời Samos dưới thời Polycrates cai trị, ở tuổi 40; điều này ngụ ý ông sinh năm 570 TCN.[31] Tên của Pythagoras dường như có mối tương liên với thần Apollo của Pythia (Pūthíā); Aristippus xứ Cyrene vào thế kỷ thứ 4 TCN đã giải thích tên gọi này như sau: "Ông ấy nói [ἀγορεύω, agoreúō] sự thật thường xuyên chẳng khác nào vị Pythia [πυθικός puthikós]".[30]

Trong những năm hình thành của Pythagoras, Samos là một trung tâm văn hóa thịnh vượng được biết đến với những kỳ tích về kỹ thuật kiến ​​trúc tiên tiến, bao gồm cả việc xây dựng Đường hầm Eupalinos, và văn hóa lễ hội náo nhiệt của nó.[32] Đó là một trung tâm thương mại lớn ở Aegean, nơi các thương nhân mang hàng hóa từ vùng Cận Đông đến.[2] Theo Christiane L. Joost-Gaugier, những thương nhân này gần như chắc chắn đã mang theo những tư tưởng và truyền thống Cận Đông.[2] Thời thơ ấu của Pythagoras nằm trong giai đoạn nở rộ của triết học tự nhiên thời kỳ đầu của người Ionia.[19][33] Ông là người cùng thời với triết gia Anaximander,Anaximenes, và nhà sử học Hecataeus, tất cả đều sống ở Miletus, bên kia biển Samos.[33]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Một số nhà văn cho hay ông là người Tursēnoi tới từ Lemnos, hoặc một người Phlius, hoặc một thổ dân Samos, và tên cha ông là Marmacus hoặc Demaratus: Diogenes Laërtius, viii. 1; Porphyry, Vit. Pyth. 1, 2; Justin, xx. 4; Pausanias, ii. 13; Iamblichus, ii. 4. Do sự bất nhất này, một số học giả hiện đại "chỉ đơn giản chấp nhận Pythagoras và cha ông là người Hy Lạp thuần gốc": Felix Jacoby, Jan Bollansée, Guido Schepens (1998) Die Fragmente Der Griechischen Historiker, Continued, BRILL. tr. 296, n. 73

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Joost-Gaugier 2006, tr. 143.
  2. ^ a b c d Joost-Gaugier 2006, tr. 11.
  3. ^ Celenza 2010, tr. 796.
  4. ^ a b Ferguson 2008, tr. 4.
  5. ^ Ferguson 2008, tr. 3–5.
  6. ^ Gregory 2015, tr. 21–23.
  7. ^ Copleston 2003, tr. 29.
  8. ^ a b c Kahn 2001, tr. 2.
  9. ^ a b Burkert 1985, tr. 299.
  10. ^ a b c Joost-Gaugier 2006, tr. 12.
  11. ^ Riedweg 2005, tr. 62.
  12. ^ Diogenes Laërtius, viii. 36
  13. ^ Copleston 2003, tr. 31.
  14. ^ a b Joost-Gaugier 2006, tr. 12–13.
  15. ^ a b c Joost-Gaugier 2006, tr. 13.
  16. ^ Burkert 1972, tr. 106.
  17. ^ Herodotus, Histories, 4.95 (trong văn bản gốc tiếng Hy Lạp và bản dịch tiếng Anh: [1] [2])
  18. ^ Joost-Gaugier 2006, tr. 16.
  19. ^ a b c Kahn 2001, tr. 6.
  20. ^ a b Ferguson 2008, tr. 12.
  21. ^ Kenny 2004, tr. 9.
  22. ^ Ferguson 2008, tr. 11.
  23. ^ Porphyry, Vita Pythagorae, Leipzig, 1886; Porphyry, Life of Pythogoras in M. Hadas and M. Smith, Heroes and Gods, London, 1965.
  24. ^ Clemens von Alexandria: Stromata I 62, 2–3, cit. Eugene V. Afonasin; John M. Dillon; John Finamore biên tập (2012), Iamblichus and the Foundations of Late Platonism, Leiden and Boston: Brill, tr. 15, ISBN 978-90-04-23011-8
  25. ^ Joost-Gaugier 2006, tr. 21.
  26. ^ Ferguson 2008, tr. 11–12.
  27. ^ Ferguson 2008, tr. 15.
  28. ^ Taub 2017, tr. 122.
  29. ^ Apollonius of Tyana ap. Porphyry, Vit. Pyth. 2.
  30. ^ a b Riedweg 2005, tr. 59.
  31. ^ Porphyry, Vit. Pyth. 9
  32. ^ Riedweg 2005, tr. 45–47.
  33. ^ a b Riedweg 2005, tr. 44–45.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn cổ điển
Nguồn hiện đại thứ cấp

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]