Quân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đoàn 4
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Biểu trưng Quân đoàn 4

Chỉ huy
Lê Văn Hướng
từ 2022

Quốc gia Việt Nam
Thành lập20 tháng 7 năm 1974; 49 năm trước (1974-07-20)
Quân chủng Lục quân
Phân cấpQuân đoàn (Nhóm 4)
Nhiệm vụLực lượng cơ động
Quy mô32.000 quân đến đến 40.000 quân
Bộ phận củaBộ quốc phòng
Bộ chỉ huyBình Dương
Tên khácBinh đoàn Cửu Long
Khẩu hiệuTrung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng
Tham chiếnChiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến tranh biên giới Tây Nam
Chỉ huy
Tư lệnh
Lê Văn Hướng
Chính ủy
Chỉ huy nổi bật

Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long, là một trong 3 quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại chiến khu Dương Minh Châu, miền Đông Nam Bộ. Trước đó mang tên gọi "Bộ chỉ huy 351", chủ lực của Miền.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của đơn vị là lực lượng "đoàn 301" ở Campuchia năm 1971 bao gồm 3 sư đoàn 5, 7, 9 chủ yếu huấn luyện bộ đội người Việt và đào tạo cả những du kích Campuchia. Đoàn quân này trước đó đã chống cự với Quân lực Việt Nam Cộng hòa (và cả quân đội Hoa Kỳ) ở quy mô nhiều sư đoàn.

Quân đoàn 4 thành lập năm 1974, địa điểm thành lập tại khu vực Suối Bà Chiêm sau khi đơn vị giải phóng chi khu Đồng Xoài rút về. Trong chiến dịch giải phóng chi khu Đồng Xoài lần đầu tiên lực lượng pháo binh của quân đoàn hoạt động cùng với các sư đoàn trụ cột 5, 7, 9. Sau chiến dịch Đường 14 – Phước Long, đơn vị giải phóng tỉnh Phước Long (tháng 1 năm 1975), cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán. Trong lúc củng cố quân, đơn vị tách làm 2 để bao vây Sài Gòn theo 2 hướng Đông – Tây.

Lần lượt sư đoàn 5 và 9 dời sang miền tây, cùng sư đoàn Phước Long và sư 8 tạo thành đoàn 232 (Binh Đoàn Cửu Long). Sư đoàn 7 và bộ chỉ huy dời sang hướng đông, phối thuộc sư đoàn 6 và sư 341 đánh Xuân Lộc. Sau khi đánh Lâm Đồng, Xuân Lộc; giải phóng Biên Hòa, đánh chiếm Biệt khu Thủ Đô và một số mục tiêu quan trọng ở nội thành Sài Gòn (trong chiến dịch Hồ Chí Minh). Sau ngày 30/4, đơn vị làm nhiệm vụ quân quản thành phố Sài GònGia Định.

Năm 1978, quân đoàn 4 có 3 sư đoàn chủ lực: 7, 9, 302 chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và đánh Khmer đỏ ở Campuchia (1977–1979). Sau giai đoạn này, được phong tặng danh hiệu "Bức tường thép miền đông nam bộ"

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư lệnh: Thiếu tướng Lê Văn Hướng
  • Chính ủy: Thiếu tướng Trương Ngọc Hợi
  • Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng: Đại tá Đỗ Văn Lực
  • Phó Tư lệnh: Đại tá Trần Công Đức
  • Phó Chính ủy: Đại tá Nguyễn Trần long

Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[1] Tổ chức Đảng bộ trong Quân đoàn 4 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Quân đoàn 4 là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn, Lữ đoàn và các đơn vị tương đương khác.
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Về thành phần của Đảng ủy Quân đoàn 4 thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Chính ủy Quân đoàn 4
  2. Phó Bí thư: Tư lệnh Quân đoàn 4

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Chính Uỷ
  3. Ủy viên Thường vụ: Chủ nhiệm chính trị

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh
  2. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh
  3. Đảng ủy viên: Phó chủ nhiệm chính trị
  4. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  5. Đảng ủy viên: Phó chủ nhiệm TT UBKTDU Quân Đoàn
  6. Đảng ủy viên: Hiệu Trưởng Trường Quân Sự Quân Đoàn
  7. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng hoặc Chính ủy 309
  8. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng hoặc Chính ủy Sư đoàn 7
  9. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng hoặc Chính ủy Sư đoàn 9
  10. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần
  11. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Kỹ thuật
  12. Đảng ủy viên: Chánh Văn Phòng BTL Quân Đoàn

Tổ chức chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Thông tin Khoa học quân sự
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Phòng Cứu hộ cứu nạn
  • Phòng Kinh tế
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật

Đơn vị trực thuộc Quân đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sư đoàn Bộ binh 9[2]
  • Sư đoàn Bộ binh 7[3]
  • Sư đoàn Bộ binh 309[4]
  • Lữ đoàn Pháo binh 434[5]
  • Lữ đoàn Phòng không 71[6]
  • Lữ đoàn Công binh 550[7]
  • Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 22[8]
  • Trường Cao đẳng nghề số 22 giải thể tháng 3 năm 2023.
  • Trường Quân sự Quân đoàn 4

Đơn vị trực thuộc Cục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiểu đoàn Hóa học 38, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Vệ binh 100, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Trinh sát 46, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Thông tin 26, Bộ Tham mưu
  • Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị
  • Xưởng In, Cục Chính trị
  • Viện Kiểm sát, Cục Chính trị
  • Tiểu đoàn Vận tải 6, Cục Hậu cần[9]
  • Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần[10]
  • Tiểu đoàn Sửa chữa 79, Cục Kỹ thuật[11]
  • Kho K174, Cục Kỹ thuật[12]

Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]

TT Họ tên
Năm sinh–năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Hoàng Cầm
(1920–2013)
19741981 Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1982)

Thượng tướng (1987)

Tư lệnh Quân khu 4 (1982–1986)
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng (1987–1992)
Tư lệnh đầu tiên
2 Nguyễn Văn Quảng 19811982 Đại tá
3 Võ Văn Dần 19821988 Thiếu tướng
4 Vũ Văn Thược 19881991 Thiếu tướng
5 Lê Văn Dũng
(1945–)
19911995 Thiếu tướng (1989)
Trung tướng (1998)

Thượng tướng (2003)

Đại tướng (2007) Tư lệnh Quân khu 7 (1995–1998)

Tổng tham mưu trưởng (1998–2001)
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001–2011)

Ủy viên TW Đảng khóa 8,9,10 (1996–2011)

Bí thư TW Đảng khóa 9,10 (2001–2011)

6 Nguyễn Minh Chữ
(1946–)
19951999 Thiếu tướng (1998) Phó Tư lệnh Quân khu 9 (1999–2006)
7 Nguyễn Năng Nguyễn
(1949–)
19992004 Thiếu tướng (1999)

Trung tướng (2004)


Phó Tổng Tham mưu trưởng (2004–2010)
8 Nguyễn Văn Thành
(1951–)
20042010 Thiếu tướng (2004)
Trung tướng (2010)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (2010–2011)
9 Nguyễn Hoàng

(1957–)

20102013 Thiếu tướng (2010) Phó Tư lệnh Quân khu 9 (2013–2017)
10 Võ Trọng Hệ

(1958–2017)

20132016 Thiếu tướng (2013) Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (2016–2017)
11 Phạm Xuân Thuyết

(1961–)

2016–2021 Thiếu tướng (2017)
12 Lương Đình Lành(1968) 2021–10/2022 Thiếu tướng (2021)
13 Lê Văn Hướng 10/2022 đến nay Thiếu tướng (2023)

Chính ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

TT Họ tên
Năm sinh–năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Hoàng Thế Thiện
(1922–1995)
19751977 Thiếu tướng (1974) Thứ trưởng Thường trực Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1982–1989) Chính ủy đầu tiên
2 Hoàng Cầm
(1920–2013)
19771980 Thiếu tướng (1974)

Trung tướng (1982)

Thượng tướng (1987)


Tổng Thanh tra Quân đội (1987–1992)
Tư lệnh kiêm Chính ủy
3 Phan Liêm 19801983 Đại tá Phó Tư lệnh về Chính trị
4 Hoàng Kim 19831988 Thiếu tướng (1979)
5 Nguyễn Ngọc Doanh 19881990 Thiếu tướng
6 Nguyễn Minh Chữ
(1946–)
19911995 Thiếu tướng(1992) Phó Tư lệnh Quân khu 9 (1999–2006)
7 Lưu Phước Lượng

(1947–)

19952003 Thiếu tướng (1996)

Trung tướng (2004)

Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 9(2003–2006)
8 Nguyễn Văn Năm 20032007 Thiếu tướng (2003) Phó Tư lệnh về Chính trị
9 Lê Thái Bê

(1957–)

20072010 Thiếu tướng (2008)

Trung tướng (2012)

Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2 (2010–2017) Chính ủy
10 Nguyễn Trọng Nghĩa

(1962–)

20102012 Thiếu tướng (2009)

Trung tướng (2013)

Thượng tướng (2017)

Chính ủy Sư đoàn 5, Phó Chủ nhiệm Chính trị QK7(2008–2010)

Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2012–2021)

Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương (2021-nay)

Ủy viên TW Đảng (2016–2021)

Bí thư TW Đảng (2021-nay)

11 Hoàng Văn Nghĩa

(1963–)

2012–2016 Thiếu tướng (2014)

Trung tướng (2019)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương(2016– nay)
12 Phạm Tiến Dũng 2016–8.2017 Thiếu tướng (2016) Chính ủy Học viện Chính trị (Quân đội nhân dân Việt Nam) (8–2017 – nay)
13 Nguyễn Xuân Sơn 8.2017– 3.2020 Thiếu tướng (2018) Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2 (2020 – nay)
14 Trương Ngọc Hợi 3.2020–nay

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”.
  2. ^ “Sư đoàn 9 diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ “Giới thiệu về Sư đoàn 7 – Quân đoàn 4 Quân đội nhân dân Việt Nam”.
  4. ^ “Trồng rau an toàn ở Sư đoàn 309”.
  5. ^ “Lữ đoàn Pháo binh 434 (Quân đoàn 4): Kỷ niệm 60 năm thành lập”.
  6. ^ “Đoàn cơ sở Lữ đoàn Phòng không 71: Tổng kết 15 năm phong trào thanh niên tình nguyện”.
  7. ^ “Lữ đoàn công binh 550 Quân đoàn 4 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất”.
  8. ^ “Lữ đoàn Tăng thiết giáp 22, Quân đoàn 4: Đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  9. ^ “Tập đoàn Hoa Sen đoạt giải nhất toàn đoàn hội thao "Công Nhân Khỏe 2013". Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “Bệnh viện Quân đoàn 4: Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân”.
  11. ^ “Ứng dụng sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác kỹ thuật”.
  12. ^ “Đồng bộ, thống nhất chính quy công tác kỹ thuật”.