Quần đảo Gilbert

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quần đảo Gilbert (tiếng Gilbert: Tungaru;[1] trước đây gọi là Quần đảo Kingsmill[2]) là một chuỗi gồm 16 rạn san hô vòng và đảo san hô tại Thái Bình Dương. Đây là phần lãnh thổ chính của Cộng hòa Kiribati ("Kiribati" là tên dịch của "Gilberts"[1]) và bao gồm Tarawa, nơi đặt thủ đô của đất nước.

Vị trí quần đảo Gilbert
Vị trí quần đảo Gilbert

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Các rạn san hô vòng và đảo san hô của quần đảo Gilbert được bố trí theo hướng bắc-nam. Đường Xích đạo phân chia tuyến đảo thành quần đảo Bắc và Nam Gilbert. Tuy vậy, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) coi toàn bộ quần đảo Gilbert nằm tại Nam Thái Bình Dương.[3]

Một phương pháp phân nhóm quần đảo Gilbert là bằng cách dựa trên các khu vực hành chính trước đây, Bắc, Trung và Nam Gilbert (Tarawa từng là một đơn vị riêng biệt).

Một nhóm tại quần đảo Nam Gilbert được gọi là Nhóm Kingsmill, tên gọi này vào thế kỷ 19 từng được dùng để gọi toàn bộ quần đảo Gilbert.[2]

Gilbert tạo thành một chuỗi núi đáy biển cùng với chuỗi Ratak của Quần đảo Marshall ở phía bắc.

Các đảo của Gilbert[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo Gilbert
Rạn san hô vòng/Đảo Làng chính Diện tích đất liền Diện tích phá Dân số
điều tra 2005
Số đảo nhỏ Các làng Tọa độ
km² sq mi km² sq mi
Bắc Gilbert
Makin Makin 6,7 2,6 0,3 0,1 2.385 6 2 3°23′B 173°00′Đ / 3,383°B 173°Đ / 3.383; 173.000 (Makin)
Butaritari Temanokunuea 13,6 5,3 191,7 74,0 3.280 11 11 3°09′B 172°50′Đ / 3,15°B 172,833°Đ / 3.150; 172.833 (Butaritari)
Marakei Rawannawi 13,5 5,2 19,6 7,6 2.741 1 8 2°00′B 173°17′Đ / 2°B 173,283°Đ / 2.000; 173.283 (Marakei)
Abaiang Tuarabu 16,0 6,2 232,5 89,8 5.502 4-20 18 1°50′B 172°57′Đ / 1,833°B 172,95°Đ / 1.833; 172.950 (Abaiang)
Tarawa Bairiki 31,9 12,3 343,6 132,7 45.989 9+ 30 1°26′B 173°00′Đ / 1,433°B 173°Đ / 1.433; 173.000 (Tarawa)
Trung Gilbert
Maiana Tebwangetua 15,9 6,1 98,4 38,0 1.908 9 12 0°55′B 173°00′Đ / 0,917°B 173°Đ / 0.917; 173.000 (Maiana)
Abemama Kariatebike 27,8 10,7 132,4 51,1 3.404 8 12 0°24′B 173°50′Đ / 0,4°B 173,833°Đ / 0.400; 173.833 (Abemama)
Kuria Tabontebike 12,3 4,7 1.082 2 6 0°13′B 173°24′Đ / 0,217°B 173,4°Đ / 0.217; 173.400 (Kuria)
Aranuka Takaeang 15,5 6,0 19,4 7,5 1.158 4 3 0°09′B 173°35′Đ / 0,15°B 173,583°Đ / 0.150; 173.583 (Aranuka)
Nonouti 1) Teuabu 29,2 11,3 370,4 143,0 3.179 12 9 0°40′N 174°20′Đ / 0,667°N 174,333°Đ / -0.667; 174.333 (Nonouti)
Nam Gilbert
Tabiteuea 1) Buariki 38,0 14,7 365,2 141,0 4.898 2+ 18 1°20′N 174°50′Đ / 1,333°N 174,833°Đ / -1.333; 174.833 (Tabiteuea)
Beru 1) Taubukinberu 14,7 5,7 38,9 15,0 2.169 1 9 1°20′N 175°59′Đ / 1,333°N 175,983°Đ / -1.333; 175.983 (Beru)
Nikunau 1) Rungata 18,2 7,0 1.912 1 6 1°21′N 176°28′Đ / 1,35°N 176,467°Đ / -1.350; 176.467 (Nikunau)
Onotoa 1) Buariki 13,5 5,2 54,4 21,0 1.644 30 7 1°52′N 175°33′Đ / 1,867°N 175,55°Đ / -1.867; 175.550 (Onotoa)
Tamana Bakaka 4,8 1,9 875 1 3 2°30′N 175°58′Đ / 2,5°N 175,967°Đ / -2.500; 175.967 (Tamana)
Arorae Roreti 9,5 3,7 1.256 1 2 2°38′N 176°49′Đ / 2,633°N 176,817°Đ / -2.633; 176.817 (Arorae)
Quần đảo Gilbert Tarawa 281,10 108,5 1.866,5 720,7 83.382 117+ 156 3°23'N to 2°38S
172°50' đến 176°49'E
1) một phần của nhóm Kingsmill

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi quần đảo Gilberts được những người châu Âu khám phá, các đảo là nơi người Micronesia định cư từ vài thiên niên kỷ (ít nhất là 2.000 năm và có thể là 3.000 người). Sau khi Pedro Fernandes de Queirós khám phá nhóm Makin/Butaritari vào năm 1606, các nhà thám hiểm người Âu đầu tiên đã tìm thấy quần đảo vào năm 1788 là Thuyền trưởng Thomas Gilbert trên tàu Charlotte và Tuyền trưởng John Marshall trên tàu Scarborough. Hai người Gilbert và Marshall đã vượt qua Abemama, Kuria, Aranuka, Tarawa, Abaiang, Butaritari, và Makin song đã không đổ bộ lên bờ biển.[4]

Chân dung một người bản địa tại Makin, Alfred Thomas Agate vẽ năm (1841)

Năm 1820, quần đảo được đặt tên là îles Gilbert (tiếng Pháp) bởi von Krusenstern, một đô đốc người Estonia của Czar theo tên vị thuyền trưởng Anh, Thomas Gilbert, cùng với îles Marshall láng giềng.

Hai tàu trong cuộc thám hiểm Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, USS Peacock (1828)USS Flying Fish (1838), dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Hudson, đã viếng thăm nhiều đảo trong quần đảo Gilbert (về sau gọi là quần đảo Kingsmill hay nhóm Kingsmill trong tiếng Anh). Trong khi quần đảo Gilbert đã được dành cho một khoàng thời gian đáng kể để lập bản đồ và biểu đồ các rạn san hô và nơi thả neo.

Thuyền trưởng Davis HMS Royalist (1883) vào ngày 27 tháng 5 năm 1892 đã tuyên bố quần đảo Gilbert là lãnh thổ bảo hộ của Anh. Năm 1915, Quần đảo Gilbert và Ellice trở thành một thuộc địa của Đế quốc Anh.

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Dân bản địa tại quần đảo Gilbert là người Micronesia, tương đồng trong nhiều khía cạnh với những người bản địa tại Marshall, Caroline, và Mariana.

Khi bùng nổ chiến tranh, khoảng 78% dân bản địa là những Kitô hữu. Bộ phận này được chia thành hai nhóm chính: Công Lý hội (43%); và Công giáo Rôma (35%). Phần còn lại phần lớn theo thuyết bất khả tri; họ không theo đức tin Kit ô giáo song lại không giữ lại đức tin truyền thống về các vị thần cổ xưa của mình.

Chế độ ăn uống của người bản địa trong thời gian này chủ yếu là cá, dừa, quả dứa dại, babai (khoai môn đầm lầy), thịt gà và thịt lợn. Nhà ở của người Âu làm việc trên các đảo đơn sơ và được xây với cả chất liệu châu Âu và bản địa và theo kiến trúc nhà gỗ một tầng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Reilly Ridgell. Pacific Nations and Territories: The Islands of Micronesia, Melanesia, and Polynesia. 3rd. Ed. Honolulu: Bess Press, 1995. p. 95.
  2. ^ a b Very often, this name applied only to the southern islands of the archipelago. Merriam-Webster's Geographical Dictionary. Springfield, Massachusetts: Merriam Webster, 1997. p. 594.
  3. ^ “Limits of Oceans and Seas, 3rd edition” (PDF). International Hydrographic Organization. 1953. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ Samuel Eliot Morison (ngày 22 tháng 5 năm 1944). “The Gilberts & Marshalls: A distinguished historian recalls the past of two recently captured pacific groups”. Life magazine. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]