Quan hệ ngoại giao của Nam Sudan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quan hệ ngoại giao của Nam Sudan là các mối quan hệ giữa Nam Sudan với các nhà nước có chủ quyền cùng các tổ chức quốc tế. Việc hình thành các quan hệ này bắt đầu từ khi Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày 9 tháng 7 năm 2011. Sudan trở thành nhà nước đầu tiên trên thế giới công nhận.

Chính sách đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi độc lập, những người điều hành chính sách đối ngoại của Nam Sudan đã cho biết họ sẽ cân bằng các mối quan hệ với các nước phương Tây, các nước châu Phi và các nước thuộc thế giới Ả Rập.[1] Từ khi độc lập, Nam Sudan đã tìm các loại bỏ dần ảnh hưởng trước đây của Sudan, như có kế hoạch giới thiệu tiếng Swahili và định hướng tới khu vực Đông Phi (Sudan được phân thuộc khu vực Bắc Phi).[2][3][4]

Công nhận ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước đã công nhận Nam Sudan.
  Nam Sudan
  Các nước công nhận Nam Sudan

Nhiều chính phủ đã công nhận Nam Sudan là một quốc gia độc lập, hoặc cho biết sẽ công nhận. Sudan là nước đầu tiên làm điều này, từ ngày 8 tháng 7 năm 2011, 1 ngày trước khi độc lập. Bốn quốc gia khác cũng đã công nhận Nam Sudan ngay từ ngày 8 tháng 7. Trên 25 quốc gia đã công nhận nam Sudan vào ngày 9 tháng 7, bao gồm tất cả các thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.[5][6][7][8][9]

Đại diện tại Nam Sudan[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ đã nâng cấp lãnh sự quán tại Juba thành đại sứ quán ngay từ ngày 9 tháng 7 năm 2011.[10], cùng với Pháp.[11] Sudan đã loan báo sẽ mở đại sứ quán tại Juba, sau khi độc lập,[12] trong khi Ai Cập cho biết sẽ chuyển lãnh sự quán tại Juba thành một đại sứ quán.[13][14] Anh Quốc cũng đã mở đại sứ quán tại Nam Sudan.[15]

Theo chính quyền Ấn Độ, New Delhi sẽ nâng cấp lãnh sự quán tại Juba thành một đại sứ quán và bổ nhiệm đại sứ tới Nam Sudan.[16]

Các tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Sudan đã trở thành một thành viên Liên Hợp Quốc vào ngày 14 tháng 7 năm 2011.[17] Quốc gia này cũng đã gia nhập Liên minh châu Phi vào ngày 27 tháng 7 năm 2011.[18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “News analysis: South Sudan needs equation on external relations to satisfy all parties”. Truy cập 23 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “South Sudanese still in Kenya despite new state”. Coastweek. ngày 5 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ “South Sudan 'free to join the EAC'. The Citizen. ngày 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  4. ^ Odhiambo, Allan (ngày 5 tháng 8 năm 2011). “RVR targets planned Uganda-Sudan railway line”. Business Daily. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ Reuters. “La France reconnaît le Sud-Soudan” (bằng tiếng Pháp). 20 Minutes. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ “South Sudan: The birth of a nation”. Foreign and Commonwealth Office. ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Поздравительное послание Президенту Республики Южный Судан Сальваторе Кииру Маярдиту” (bằng tiếng Nga). President of Russia. ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ “Obama on U.S. Recognition of South Sudan's Independence | IIP Digital”. Iipdigital.usembassy.gov. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ 9 tháng 7 năm 2011/content_12869896.htm “China recognizes independence of South Sudan” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). China Daily. ngày 9 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  10. ^ “U.S. Recognizes Republic of South Sudan As Sovereign, Independent State”. United States Department of State. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  11. ^ “South Sudan”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập 23 tháng 3 năm 2015.
  12. ^ "Khartoum Opens Embassy in Juba as South Approaches Separation" AllAfrica.com ngày 19 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2011.
  13. ^ "Egypt says will recognize new South Sudan state" The Jerusalem Post ngày 27 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2011.
  14. ^ Almasry Alyoum Staff (ngày 1 tháng 7 năm 2011). “Egypt second country to recognize South Sudan”. Almasry Alyoum. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  15. ^ “South Sudan, Juba, British Embassy”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011. Truy cập 23 tháng 3 năm 2015.
  16. ^ “The Hindu: News/National: India extends diplomatic recognition to South Sudan”. The Hindu. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  17. ^ “UN welcomes South Sudan as 193rd Member State”. United Nations News Service. ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  18. ^ “South Sudan Becomes African Union's 54th Member”. Voice of America News. ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.