Quan quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình vẽ miêu tả Cẩm Ngự kỳ là ngọn cờ của Quan quân.

Quan quân (官軍 Kangun?) hay Tân chính phủ quân là tên gọi thông dụng của quân đội chính quy trực thuộc triều đìnhThiên HoàngNhật Bản vào giai đoạn xảy ra cuộc chiến tranh Mậu Thìn và là tiền thân của quân đội Đế quốc Nhật Bản sau này. Danh xưng quân đội Thiên Hoàng trong lịch sử Nhật Bản được hình thành từ liên minh quân sự giữa các Phiên đảo Mạc cuối thời Bakumatsu, bắt nguồn từ tư tưởng tôn Hoàng[1], có ảnh hưởng rất lớn đối với sĩ khí toàn thể quân đội Nhật Bản các đời. Đối nghịch với nó là từ Tặc quân (quân giặc).

Thế nhưng, lập trường của Quan quân và Tặc quân còn tùy thuộc vào tình hình biến động ra sao, ngoài ra nó còn là một khuynh hướng chiến lược lặp đi lặp lại xoay quanh người kế vị lẫn sắc thư của Thiên Hoàng và triều đình. Đồng thời nó còn xuất hiện trong các bài cuồng ca nhằm giễu cợt danh xưng đấy của dân chúng thời Edo.[2] Về sau phát sinh ra câu tục ngữ "thắng làm quan quân, thua làm tặc quân" (tương tự câu "thắng làm vua, thua làm giặc" trong tục ngữ Việt Nam).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tôn kính và tận trung với Thiên Hoàng, bất kỳ ai đối lập với tư tưởng này sẽ bị quy cho là phản tặc, phản quốc.
  2. ^ Nguyên bản bài ca là: "Thắng thì làm Quan quân, thua ra làm Tặc quân, vì nước chẳng màng tính mạng".

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]