Richard Flanagan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Richard Flanagan
Richard Flanagan tại thư viện Mosman năm 2013
Richard Flanagan tại thư viện Mosman năm 2013
SinhRichard Miller Flanagan
1961 (62–63 tuổi)
Longford, Tasmania, Úc
Quốc tịchAustralian
Trường lớpĐại học Tasmania
Đại học Worcester, Oxford
Giai đoạn sáng tác1985–nay
Giải thưởng nổi bậtGiải Man Booker 2014
Phối ngẫuMajda Smolej
Con cáiBa
Thân nhânMartin Flanagan (anh trai)

Richard Miller Flanagan (sinh năm 1961) là một tiểu thuyết gia người Úc đến từ Tasmania. "Được nhiều người coi là một trong những tiểu thuyết gia xuất sắc nhất của thế hệ ông", như lời nhận xét của thời báo The Economist, các tiểu thuyết của ông đều nhận được sự khen ngợi từ công chúng cùng nhiều giải thưởng và sự vinh danh.[1] Ông cũng tham gia viết kịch bản và đạo diễn phim nhựa. Ông giành Giải Man Booker 2014.[2]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Flanagan sinh tại Longford, Tasmania vào năm 1961, là con thứ năm trong một gia đình có sáu người con. Ông xuất thân từ gia tộc của một tù nhân Ireland bị đày sang Miền đất của Van Diemen vào thập niên 1840. Cha ông là một trong những nạn nhân sống sót sau vụ Đường sắt Miến Điện. Một trong ba anh em trai của ông là nhà báo chuyên về bóng đá luật Úc Martin Flanagan. Ông lớn lên ở thị trấn khai thác mỏ xa xôi Rosebery nằm ở bờ Tây Tasmania.[3][4][5]

Flanagan tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi. Ông theo học tại Đại học Tasmania, ở đây ông là chủ tịch Liên hiệp đại học Tasmania vào năm 1983. Ông tốt nghiệp cử nhân với chứng nhận danh dự hạng nhất. Năm sau đó, ông nhận được học bổng Rhodes của Đại học Worcester, Oxford, tại đây ông lấy bằng thạc sĩ lịch sử.

Flanagan viết bốn tác phẩm hiện thực trước khi chuyển sang viết các tác phẩm viễn tưởng, ông gọi đây là các tác phẩm "tập sự".[3][4][6] Một trong số đó là cuốn tự truyện của 'kẻ bịp bợm nổi tiếng nhất nước Úc', John Friedrich, tác phẩm được Flanagan viết trong sáu tuần để có tiền viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Friedrich tự vẫn khi cuốn sách đang được viết dở và nó được xuất bản sau khi hắn đã qua đời. Simon Caterson, viết cho báo The Australian, miêu tả cuốn sách "là một trong những cuốn hồi ký ít tin cậy nhưng thú vị nhất trong số các tác phẩm xuất bản ở Úc năm vừa qua".[7]

Trong lời nói đầu cuốn sách đầu tiên của Flanagan, A Terrible Beauty – History of the Gordon River Country (1985), Bob Brown viết:

"Nước Úc có thể chưa nghe nói đến vùng đất hẻo lánh Tasmanian, nhưng tôi rất vui khi dự đoán rằng họ đã nghe nói tới Richard Flanagan."

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm dựa trên sự việc có thực[sửa | sửa mã nguồn]

  • (1985) A Terrible Beauty: history of the Gordon River Country[17]
  • (1990) The Rest of the World Is Watching — Tasmania and the Greens[18] (đồng biên tập)
  • (1991) Codename Iago: The Story of John Friedrich[19][20] (đồng tác giả)
  • (1991) Parish-Fed Bastards. A History of the Politics of the Unemployed in Britain, 1884–1939[21]
  • (2011) And What Do You Do, Mr Gable?

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www.economist.com/news/books-and-arts/21606246-love-and-war-none-it-fair-remembrance
  2. ^ “Log In”. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ a b “Notes for Reading Groups – Richard Flanagan” (PDF). Picador Australia. ngày 3 tháng 11 năm 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  4. ^ a b “Richard Flanagan”. The British Council. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ “Our Authors”. Random House Australia. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  6. ^ “Author Biography”. www.bookbrowse.com. ngày 30 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  7. ^ “Cookies must be enabled”. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ MacFarlane, Robert (ngày 26 tháng 5 năm 2002). “Con fishing”. London: The Guardian. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  9. ^ “Review of Gould's Book of Fish. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  10. ^ The Unknown Terrorist official site”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ ABC.net.au Transcript of interview with Ramona Koval on The Book Show, ABC Radio National on his novel "Wanting", 12/11/2008
  12. ^ Themonthly.com Lưu trữ 2009-02-21 tại Wayback Machine, Video: Interview with Richard Flanagan about Wanting and Baz Luhrmann's Australia
  13. ^ “Official Australian Wanting book website”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ Boyd, William (ngày 28 tháng 6 năm 2009). “Saints and Savages”. The New York Times.
  15. ^ Williams, MIchael (ngày 26 tháng 9 năm 2013). “Dinner with Richard Flanagan, a child of the death railway”. The Guardian. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ Williamson, Geordie (ngày 28 tháng 9 năm 2013). “Poetry without a shred of pity”. The Australian. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ “A terrible beauty: history of the Gordon River country / Richard Flanagan”. National Library of Australia. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  18. ^ “The Rest of the world is watching”. National Library of Australia. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  19. ^ “Codename Iago: the story of John Friedrich: by John Friedrich with Richard Flanagan”. National Library of Australia. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  20. ^ “Richard Flanagan”. www.middlemiss.org. ngày 20 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  21. ^ "Parish-fed bastards": a history of the politics of the unemployed in Britain, 1884-1939 / Richard... - National Library of Australia”. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]