Roger Y. Tsien

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Roger Y. Tsien
Tiền Vĩnh Kiện (錢永健)
Sinh(1952-02-01)1 tháng 2, 1952
Thành phố New York, Hoa Kỳ
Mất24 tháng 8, 2016(2016-08-24) (64 tuổi)
Eugene, Oregon, Hoa Kỳ[1]
Quốc tịchMỹ
Tư cách công dânHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Harvard
Đại học Cambridge
Nổi tiếng vìGFP
Calci imaging
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (2008)
Huy chương Edmund B. Wilson (2008)
Giải Rosenstiel (2006)
Giải Wolf về Y học (2004)
Giải thưởng Y học Keio (2004)
Giải Heineken (2002)
Artois-Baillet Latour Health Prize (1995)
Giải quốc tế Quỹ Gairdner (1995)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh
Nơi công tácĐại học California tại San Diego
Đại học California tại Berkeley
Roger Y. Tsien
Phồn thể錢永健
Giản thể钱永健

Roger Yonchien Tsien còn có tên khác là Tiền Vĩnh Kiện, (1 tháng 2 năm 1952– 24 tháng 8 năm 2016) là một nhà hóa sinh người Mỹ gốc Hoa. Ông là giáo sư Khoa Hóa học và Hóa sinh của Đại học California tại San Diego.[3] Ông đã được trao giải Nobel Hóa học năm 2008 cho những khám phá và phát triển của ông về GFP cùng với hai nhà hóa học khác: Martin Chalfie của Đại học ColumbiaOsamu Shimomura của Đại học BostonMarine Biological Laboratory.[4]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo gia phả dòng họ Tiền (Tsien), Roger Y. Tsien là hậu duệ đời thứ 34 của vua Tiền Lưu của nước Ngô Việt, Trung Quốc xưa.[5]

Trong dòng họ của ông có nhiều kỹ sư tài năng, trong đó có cha ông là Hsue-Chu Tsien (Tiền Học Củ), một kỹ thuật cơ khí, và những người bác bên ngoại là các giáo sư cộng nghệ của MIT. Cả cha và mẹ của ông đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Nhà khoa học tên lửa nổi tiếng Tsien Hsue-shen (Tiền Học Sâm), là người đồng sáng lập JPLHọc viện Công nghệ California và sau đó làm giám đốc các chương trình không giantên lửa đạn đạo của Trung Quốc, là anh em họ của cha Roger Y. Tsien.[6] Người anh Richard W. Tsien (Tiền Vĩnh Hựu) cũng là một nhà khoa học có tiếng của đại học New York. Ông đã từng nói rằng: "Vì di truyền tôi bị buộc phải làm loại công việc này"[7].

Tsien sinh ra tại New York năm 1952[8]. Ông đã lớn lên tại Livingston, New Jersey[8] và từng học trường trung học Livingston tại đây.[9]

Khi còn bé ông bị bệnh hen suyễn, do đó ông thường ở trong nhà. Ông thường dành hàng giờ làm thí nghiệm hóa học trong phòng thí nghiệm dưới tầng hầm của ông. Năm 16 tuổi, ông đã giành giải thưởng đầu tiên tại cuộc thi Intel Science Talent Search toàn quốc với dự án nghiên cứu bằng cách nào kim loại kết hợp với thiocyanate.[8]

Ông đã theo học đại học Harvard bằng học bổng quốc gia rồi được bầu vào Phi Beta Kappa khi học năm thứ 3.[10] Năm 1972 ông tốt nghiệp loại summa cum laude (cao quý nhất) với bằng cử nhân khoa học về hóa họcvật lý. Nhà kinh tế học và chính trị gia bang Iowa Herman Quirmbach, bạn cùng phòng năm nhất của ông, đã nói "Cũng chẳng phải cường điệu khi nói rằng ông ấy là người thông minh nhất tôi từng gặp... và tôi cùng từng gặp rất nhiều người tài giỏi".[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Roger Y. Tsien, chemist shared Nobel for tool to research Alzheimer's, dies at 64”. The Washington Post. ngày 31 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ “钱永健研水母发光盼助治癌 (Tsien hopes jellyfish fluorescence research can help cancer therapy)”. Lianhe Zaobao (bằng tiếng Trung). ngày 3 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2008..
  3. ^ “Roger Tsien at UCSD Department of Chemistry & Biochemistry”. UCSD. 2008. Bản gốc (Official web page) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ “2008 Nobel Prize in Chemistry Laureates” (Official web page). The Nobel Foundation. ngày 8 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2008.
  5. ^ 9 tháng 10 năm 2008/001116418702.shtml “诺贝尔化学奖得主钱永健系吴越国王34世孙” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) [Nobel Chemistry Prize winner Roger Tsien is the 34th-generational descendant of the King of Wuyue] (bằng tiếng Trung). Sina.com. ngày 9 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.[liên kết hỏng]
  6. ^ Ruth Williams; Horsfall, MJ; Van Helten, JB; Glickman, BW; Mohn, GR (2007 October 8). “People & Ideas – Roger Tsien: Bringing color to cell biology”. J Cell Biol. 179 (1): 6–8. doi:10.1083/jcb.1791pi. PMC 2064723. PMID 17923526. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  7. ^ Steele, D. (2004) Cells aglow. HHMI Bulletin, Summer 2004, 22–26
  8. ^ a b c Nicole Kresge, Robert D. Simoni, and Robert L. Hill. "The Chemistry of Fluorescent Indicators: the Work of Roger Y. Tsien" Lưu trữ 2009-07-14 tại Wayback Machine, Journal of Biological Chemistry, ngày 15 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2007. "At age 16, Tsien won first prize in the nationwide Westinghouse talent search with a project investigating how metals bind to thiocyanate."
  9. ^ Swayze, Bill. "Jersey teens call science a winner: Two finalists say just being in Westinghouse talent competition is prize enough", The Star-Ledger, ngày 11 tháng 3 năm 1997. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2007. "Only one New Jersey teenager has ever captured top honors in the history of the competition. That was Roger Tsien in 1968. The then-16-year-old Livingston High School math-science whiz explored the way subatomic particles act as bridges between two dissimilar metal atoms in various complex molecules."
  10. ^ “Phi Beta Kappa” (Web page). The Harvard Crimson. Saturday, ngày 24 tháng 4 năm 1971. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  11. ^ June Q. Wu, CRIMSON STAFF WRITER (Thursday, ngày 9 tháng 10 năm 2008). “Harvard Alumni Win Nobel Prize – Three chemists share award for green fluorescent jellyfish protein” (Web page). The Harvard Crimson. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)