Sông Tamsa

Sông Tamsa
Sông Tons
Sông
Quốc gia Ấn Độ
Các bang Madhya Pradesh, Uttar Pradesh
Mốc giới thác Purwa
Nguồn Tamakund
 - Vị trí Maihar tehsil, huyện Satna, dãy núi Kaimur, Madhya Pradesh
 - Cao độ 610 m (2.001 ft)
Cửa sông sông Hằng
 - vị trí Sirsa, Uttar Pradesh
 - tọa độ 25°16′31″B 82°4′55″Đ / 25,27528°B 82,08194°Đ / 25.27528; 82.08194
Chiều dài 264 km (164 mi)

Sông Tamsa (cũng gọi là sông Tons) là một chi lưu của sông Hằng, sông chảy qua hai bang Madhya PradeshUttar Pradesh của Ấn Độ.

Dòng chảy[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Tamsa khởi nguồn tại một bể chứa nước lớn tại Tamakund thuộc dãy núi Kaimur trên độ cao 610 mét (2.000 ft). Sông chảy qua hai huyện có đất đai phì nhiêu là SatnaRewa. Ở rìa của cao nguyên Purwa, sông Tamsa và các chi lưu của nó tạo thành một số thác nước. Sông nhận nước từ dòng Belan tại địa phận bang Uttar Pradesh và hợp dòng vào sông Hằng tại Sirsa, điểm này cách khoảng 311 kilômét (193 mi) về phía hạ nguồn từ điểm hợp lưu giữa sông Hằng và sông Yamuna. Tổng chiều dài của sông Tamsa là 264 kilômét (164 mi). Tổng diện tích lưu vực của sông Tamsa là 16.860 kilômét vuông (6.510 dặm vuông Anh).[1][2]

Sông Tamsa trong khi đang chảy qua cao nguyên Rewa và chảy về phía bắc đã tạo thành một thác thẳng đứng cao 70m gọi là thác Purwa.[3] Một số thác nước đáng chú ý khác trên hệ thống sông Tamsa khi chúng cũng chảy qua cao nguyên Rewa là thác Chachai (127m) trên sông Bihad, một chi lưu của sông Tamsa, thác Keoti (98m) trên sông Mahana, một chi lưu của sông Tamsa, và thac Odda (145m) trên sông Odda, một chi lưu của sông Belah, bản thân sông Belah là một chi lưu của sông Tamsa,[4]

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Tamsa cũng có được tầm quan trọng nhất định trong Ấn Độ giáo. Đây là con sông mà Rama đã trải qua đêm đầu tiên trong 14 năm sống tha hương trong rừng. Khi Rama rời đi, người Ayodhya đã theo ông và chưa có ý trở về quê hương của họ. Trong buổi tối, Rama, LakshmanaSita cùng tất cả người dân đã đến bờ sông Tamsa. Rama và mọi người đồng ý rằng họ sẽ qua đêm bên bờ sông Tamasa và tiếp tục cuộc hành trình vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, Rama đã để lại những người đang ngủ và tiếp tục cuộc hành trình.[5]

Ashrama của nhà hiền triết Valmiki nằm bên bờ sông Tamasa.[6].. Khi Rama cho đày ải Sita, bà đã rời khỏi Ayodhya và đến bờ sông Tamasa cách thành phố khoảng 15 km, nơi bà gặp Valmiki. Ông đã đề nghị Sita sống trong ashrama của mình nằm bên bờ sông Tamasa. Sita đã dành toàn bộ phần đời còn lại của bà tại đây, và cũng tại đây, dưới sự giám hộ của Valmiki, hai người con trai song sinh của bà là LavaKusha đã được giáo dục và được huấn luyện các kỹ năng quân sự.[7].

Bên bờ sông Tamsa còn có ashram của Bharadwaj, được đề cập đến trong Valmiki Ramayana; khi nhìn thấy tình cảnh tuyệt vọng của một cặp đôi chim tại đây, Valmiki đã sáng tạo ra thể thơ đầu tiên của mình là shloka.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ K.L.Rao. India’s Water Wealth. p. 71, The Tons. Google books. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ Upkar Prakashan Editorial Board. Uttar Pradesh General Knowledge. p. 24. Google books. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ K. Bharatdwaj. Physical Geography: Hydrosphere. p. 161. Google books. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ K. Bharatdwaj. Physical Geography: Hydrosphere. p. 154. Google books. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ “At the banks of the Tamsa River”. The Story of Valmiki Ramayan. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ Vishvanath Limaye (1984). Historic Rama of Valmiki. Gyan Ganga Prakashan.
  7. ^ Mittal, J.P. (2006). History of Ancient India: From 7300 BC to 4250 BC (Volume 1). Atlantic Publishers & Distributors. tr. 368. ISBN 81-269-0615-4.
  8. ^ Kala, Jayantika (1988). Epic scenes in Indian plastic art. Abhinav Publications. tr. 7. ISBN 81-7017-228-4.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]