Sùng Khánh Hoàng thái hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sùng Khánh hoàng thái hậu)
Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu
孝聖憲皇后
Càn Long Đế sinh mẫu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị23 tháng 8, 1735
- 23 tháng 1, 1777
Đăng quang13 tháng 12, 1735
Tiền nhiệmNhân Thọ Hoàng thái hậu
Kế nhiệmCung Từ Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1692-01-01)1 tháng 1, 1692
Mất2 tháng 3, 1777(1777-03-02) (85 tuổi)
Trường Xuân tiên quán, Viên Minh Viên, Bắc Kinh
An tángThái Đông lăng (泰東陵), thuộc Tây Thanh Mộ
Phối ngẫuThanh Thế Tông
Ung Chính Hoàng đế
Hậu duệ
Tôn hiệu
Sùng Khánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Dụ Thọ Thuần Hi Cung Ý An Kì Ninh Dự Hoàng thái hậu
(崇慶慈宣康惠敦和裕壽純禧恭懿安祺寧豫皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Thánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Thành Huy Nhân Mục Kính Thiên Quang Thánh Hiến Hoàng hậu
(孝聖慈宣康惠敦和誠徽仁穆敬天光聖憲皇后)
Thân phụLăng Trụ
Thân mẫuBành thị

Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu (chữ Hán: 孝聖憲皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡝᠨᡩᡠᡵᡳᠩᡤᡝ
ᡨᡝᠮᡤᡝᡨᡠᠯᡝᡥᡝ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
; tiếng Mãn Châu: hiyoošungga enduringge temgetulehe hūwangheo; 1 tháng 1, năm 1692 - 2 tháng 3, năm 1777), thường gọi là Sùng Khánh Hoàng thái hậu (崇慶皇太后), phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế, và là thân mẫu của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Bà là Hoàng thái hậu trải qua thời gian tại vị rất lâu, cũng là người thọ nhất trong số các Hoàng thái hậu của nhà Thanh, với tuổi thọ lên đến 86 tuổi. Không chỉ so sánh phạm vi nhà Thanh, mà nếu so với Hiếu Nguyên Hoàng hậu Vương Chính Quân nhà Tây Hán cũng có phần hơn hẳn. Bà có địa vị tối cao, con cháu đầy đàn, Càn Long Đế thời kỳ này cũng là hưng thịnh tột bậc, mọi vinh hoa đều cung phụng Sùng Khánh Thái hậu. So ra, bà là Thái hậu hưởng hết vinh hoa phú quý, thực hiếm có.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị.

Sùng Khánh Hoàng thái hậu sinh ngày 25 tháng 11 (âm lịch) vào năm Khang Hi thứ 31 (1692), họ Nữu Hỗ Lộc thị, có gốc từ Núi Trường Bạch, ngọc phả ghi chép kỳ tịch là Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Gia tộc bà là một chi xa trong đại gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, một khai quốc công thần thời nhà Thanh, cả Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu cùng Ôn Hi Quý phi đều là cháu nội của Ngạch Diệc Đô.

Tằng tổ phụ của bà là Tát Mục Cáp Đồ (萨穆哈图), đương thời là bá phụ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô[1]. Tát Mục Cáp Đồ sinh 2 con: Ngạch Diệc Đằng (额亦腾) và Ngô Nột Hách (吴讷赫). Ngạch Diệc Đằng sinh 3 con: Phật Tôn (佛荪), Ngô Lộc (吴禄) và Sát Mục Đạt (察穆达). Ngô Lộc sinh 2 con: Lăng Thái (凌泰) và Lăng Trụ (凌柱). Bà là con gái của Lăng Trụ, làm chức Điển nghi hàm Tứ phẩm. Mẹ bà là Bành thị, con gái Bảo Trì huyện học sinh Bành Vũ Công (彭武功)[2]. Ngoài ra, trong nhà bà còn có 4 người anh em khác: Y Thông A (伊通阿), Y Tùng A Hòa (伊松阿和), Y Tam Thái (伊三泰) và Y Thân Thái (伊绅泰)[3].

Tuy thuộc gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị nhưng chi của gia đình bà là một chi họ hàng xa, trước khi nhập kỳ đã phân ra với nhà Ngạch Diệc Đô, nhập kỳ theo cũng chỉ là do họ hàng nên bị phân ở [Mãn Châu Tương Bạch kỳ; 满洲镶白旗]. Vì là họ xa, nhánh họ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu không thể hưởng vinh quang vốn có từ Hoằng Nghị công phủ, mà chỉ là một nhà bình thường trong kỳ do tổ tiên các đời đều chỉ là dân thường không làm quan. Trong gia tộc này, chỉ có cha bà Lăng Trụ xuất sĩ làm chức Điển nghi cho phủ Hoàng tứ tử. Chức Điển nghi này là dạng quan viên tầm trung, do xuất thân không cao quý nên Sùng Khánh Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc thị khi đó phải dùng thân phận Cách cách (cách gọi nhã xưng của tiểu thiếp) vào phủ hầu Bối lặc Dận Chân, có lẽ do cha bà là thuộc quan của Bối lặc nên tiến cử con gái vào hầu. Thời điểm xác định bà vào hầu là năm Khang Hi thứ 43 (1704), khi ấy bà chỉ mới 13 tuổi.

Năm Khang Hi thứ 50 (1711), ngày 13 tháng 8 (tức ngày 25 tháng 9 dương lịch), Nữu Hỗ Lộc thị sinh hạ con trai tên Hoằng Lịch - là con trai thứ năm (thứ tư trong thứ tự ở Tông phả) của Ung Thân vương Dận Chân. Năm Hoằng Lịch 10 tuổi, Nữu Hỗ Lộc thị lần đầu theo Ung Thân vương vào bái kiến Khang Hi Đế trong một buổi yến tiệc tại Mẫu Đơn đàiViên Minh Viên. Khang Hi Đế thấy Hoàng tôn Hoằng Lịch thông minh hơn người thì thập phần yêu thích, liền đón vào cung cho đọc sách, giao cho Khác Huệ Hoàng quý phi cùng Đôn Di Hoàng quý phi nuôi nấng. Nhờ đó, Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị cũng được khen ngợi biết dạy con, được Ung Thân vương coi trọng.

Đại Thanh tần phi[sửa | sửa mã nguồn]

Sách phong Hi phi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà. Sang ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi, tức [Ung Chính Đế].

Năm đầu Ung Chính (1723), ngày 14 tháng 2 (âm lịch), sau khi tuyên bố sách lập Hoàng hậu Na Lạp thị, Hoàng đế ra chỉ phong Trắc Phúc tấn Niên thị làm Quý phi, Trắc Phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi, Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi (熹妃)[4]. Ngày 21 tháng 12 (âm lịch) năm đó, mệnh Lễ bộ Tả Thị lang Đăng Đức (登德) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Tắc Lăng Ngạch (塞楞额) làm Phó sứ, hành lễ sách tấn phong Hi phi[5].

Sách văn rằng:

Khi ấy, những thiếp thất ở tiềm để vốn là Trắc Phúc tấn mới được sách phong lên các bậc Phi, hoặc Quý phi; các Cách cách chỉ được sách phong cao nhất là lên bậc Tần. Tuy vậy, Ung Chính Đế vẫn đặc cách sách phong Nữu Hỗ Lộc thị ngôi vị [Hi phi][6], và ban Cảnh Nhân cung cho bà[7]. Ngoài Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu, thì trong hàng phi tần, phân vị bà chỉ đứng thứ hai sau Quý phi Niên thị, ngang hàng với Tề phi Lý thị - người sinh ra con trai trưởng thành lớn nhất của Ung Chính Đế là Hoằng Thời.

Nghi vấn Hi Quý phi[sửa | sửa mã nguồn]

Về chuyện bà có hay không được phong [Hi Quý phi; 熹貴妃], đến nay vẫn còn nghi vấn. Tuy Thanh sử cảo có ghi chép bà đã là "Hi Quý phi", song giấy tờ chỉ dụ Nội vụ phủ không ghi lại thông tin bà từng được phong Quý phi.

Phi tần triều Ung Chính có địa vị cao quả thật không nhiều, đa phần là người cũ từ Vương phủ thăng lên, duy chỉ có Khiêm phi Lưu thị sinh Hoàng tử Hoằng Chiêm mà trong năm tấn phong, còn lại chỉ là Quý nhân, Thường tại; mà lễ sách phong Quý phi thuộc đại lễ, do thân phận Quý phi chỉ dưới Hoàng hậu, đáng lẽ không thể không lưu lại, thế nhưng trong Nội vụ phủ tuyệt không ghi lại chỉ dụ tấn phong Quý phi cho bà. Mà theo ấn lệ, tấn phong Quý phi sẽ chế tác kim sách, cũng sẽ có sách văn nội dung cùng sách phong lễ ghi lại, Lễ bộ, Nội vụ phủ hẳn là đều sẽ lưu lại sách dụ, nhưng đến trước mắt không phát hiện sách văn về việc "Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị tấn phong Quý phi" cùng lễ sách phong được ghi lại. Cho nên bà có được phong "Hi Quý phi" hay không quả thật đáng hoài nghi. Có lẽ, bà tuy chỉ là Hi phi nhưng sớm có đãi ngộ Quý phi chăng.

Năm Ung Chính thứ 3 (1725), Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị hoăng thệ, đến năm thứ 9 (1731) thì Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Na Lạp thị cũng băng thệ. Lúc bấy giờ, bà là phi tần có địa vị cao nhất trong hậu cung. Xét thêm các tần phi khác, Tề phi Lý thị tuy phân vị ngang với Nữu Hỗ Lộc thị lúc đầu, nhưng do có con trai là Tam A ca Hoằng Thời hành vi lỗ mãng, không được lòng Hoàng đế, lại bị khai trừ khỏi Ngọc điệp. Dụ phi Cảnh thị mẹ của Hoằng Trú được phong Phi sau Nữu Hỗ Lộc thị, xét về thứ tự thì đứng sau, hơn nữa Hoằng Trú cũng không được nhắm làm Trữ quân, có thể coi là địa vị không bằng.

Trong khi đó, Hi phi lại có con trai là Hoàng tứ tử Hoằng Lịch chỉ sau Hoằng Thời, sớm được Ung Chính Đế bí mật định làm Trữ quân. Sau khi Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu qua đời, Hi phi có phân vị cao nhất, đồng thời lại là Đế mẫu tương lai, cho nên dù Hi phi chưa chính thức tấn phong Quý phi, nhưng có lẽ đã đạt được cấp bậc đãi ngộ của Quý phi. Dù sao cũng phải có nguyên nhân gì đó, Thanh sử cảo lại ghi bà thành Quý phi.

Tên họ thật sự[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Thanh thực lục đời Ung Chính, do chính Đại học sĩ Trương Đình Ngọc biên soạn. Năm đầu Ung Chính, có chỉ dụ:

Trung Quốc đệ nhất lịch sử hồ sơ quán, tại 《Ung Chính triều Hán văn chỉ dụ tổng hợp》, đã công bố chỉ dụ đương trong năm Ung Chính, có một chi tiết khác lạ:

Tại đây trong 2 bộ hồ sơ, “Cách cách Tiền thị phong làm Hi phi”, “Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị phong làm Hi phi”, nhưng nhìn ra 2 vị Cách cách này là do Hoàng thái hậu ý chỉ thụ phong làm [Hi phi]. Dựa theo Thanh cung quy chế mà nói, sắc phong Hoàng phi không thể có trùng phong hiệu, hơn nữa toàn bộ Thanh cung cũng không có khả năng có hai [Hi phi], cho nên sẽ xuất hiện giả thiết: 「Từ Tiền thị biến thành Nữu Hỗ Lộc thị」.

Nhìn qua khảo cứu 《Kết quả khảo chứng về mẹ đẻ của Càn Long - 关于乾隆生母最新考证的最终结果》, tập hồ sơ này có đưa ra một giải thích khá thú vị: “Đương lúc Ung Chính Đế bí mật lập Trữ, vì tăng địa vị của Hoàng thái tử mẫu thân ở xã hội Mãn tộc, có nhớ rằng Ba đồ lỗ Ngạch Diệc Đô từng trợ giúp Nỗ Nhĩ Cáp Xích khai quốc, liền đem Tiền thị bái ba đồ lỗ Ngạch Diệc Đô hậu nhân là Tứ phẩm điển nghi Lăng Trụ làm cha, sửa họ gọi 『Nữu Hỗ Lộc thị』”. Nhưng thuyết giải này cũng có vấn đề, không bài trừ khả năng ghi chép sai sót, như trên dụ phong có viết Tống thị phong Dụ tần, Cảnh thị phong Mậu tần, trong khi hoàn toàn ngược lại.

Chuyên gia nghiên cứu lăng tẩm đời Thanh và nghiên cứu hậu phi, giáo sư Từ Quảng Nguyên (徐广源) nhận định [Tiền thị] và [Tống, Cảnh đảo vị] đều là "lỡ bút", chính ở Thực lục đã sửa cho đúng. Giáo thụ Đỗ Gia Ký (杜家骥) cũng chỉ ra điểm sai lầm này. Cả hai vị học giả đều nhận định, người viết chỉ dụ thụ phong tần phi khi ấy là Bối tử Dận Đào đã dùng giản thể, ghi từ [Nữu Hỗ Lộc thị; 钮祜禄氏] thành [Nữu thị; 钮氏], chữ viết cũng qua loa, cứ thế các quan biên văn bản sách phong lại ghi thành [Tiền thị; 钱氏], đến khi khắc lên sách văn mới phát hiện. Cũng vì chuyện này mà Dận Đào bị giáng làm Trấn Quốc công.

Hoàng thái hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8 (âm lịch), Ung Chính Đế băng hà. Sang ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, tức [Càn Long Đế].

Tân đế hiếu dưỡng mẫu thân, cùng ngày đăng cơ đã ra chỉ tôn bà với địa vị là Hoàng thái hậu, thường xưng ["Thánh mẫu Hoàng thái hậu"; 聖母皇太后][8]. Sang ngày 13 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, suất Chư vương, Bối lặc, Văn võ đại thần, cẩn dâng tôn huy hiệu là Sùng Khánh Hoàng thái hậu (崇慶皇太后)[9].

Sách tôn viết rằng:

Lúc bấy giờ, Càn Long Đế ở Càn Thanh cung lo liệu tang nghi cho Đại hành Hoàng đế, nên Hoàng thái hậu có một thời gian tạm cư ở Vĩnh Thọ cung để tiện việc thỉnh an. Sau đó, bà chuyển qua sống ở Thọ Khang cung.

Càn Long Đế cũng truy tôn ngoại tổ phụ Điển nghi quan Lăng Trụ làm [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公], thụy Lương Vinh (良荣); ngoại cao tổ phụ Ngạch Diệc Đằng (额亦腾) và ngoại tằng tổ phụ Ngô Lộc (吴禄) cũng đều truy tặng Thừa Ân công, các phu nhân nữ quyến đều tặng Cáo mệnh Nhất phẩm Phu nhân. Các anh em trai của bà cũng được trọng dụng, Y Thông A được nhậm Tán trật đại thần kiêm Tá lĩnh, Y Tùng A HòaY Tam Thái đều nhậm Nhị đẳng Thị vệ, Y Thân Thái nhậm Linh Lam Thị vệ. Ngoài ra, theo Khâm định Bát Kỳ thông chí (钦定八旗通志), lúc này Càn Long Đế muốn khuếch trương mẫu gia, cho gia tộc của bà làm một hệ của Hoằng Nghị công phủ Nữu Hỗ Lộc thế gia, nhập Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ.

Hoàng đế Càn Long rất hiếu thảo với mẹ mình và bà thường theo Càn Long du ngoạn khắp nơi, thường là đến Thẩm Dương và vùng đồng bằng sông Dương Tử. Hoàng đế thường hỏi ý kiến bà trong công việc. Huy hiệu của bà cũng được Càn Long Đế gia tôn để thể hiện sự vẻ vang, do thời gian lâu, trải qua rất nhiều dịp trọng đại. Như vào năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 11, nhân dịp vừa đăng cơ và lập Hậu, tấn tôn thêm hai chữ Từ Tuyên (慈宣)[11]. Năm Càn Long thứ 14 (1749), nhân sách lập Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm Hoàng quý phi cùng bình định Kim-Xuyên[12], dâng thêm hai chữ Khang Huệ (康惠)[13]. Năm Càn Long thứ 15 (1750), sách lập Hoàng quý phi Na Lạp thị làm Hoàng hậu, dâng thêm hai chữ Đôn Hòa (敦和). Năm Càn Long thứ 16 (1751), vạn thọ thứ 60 của Hoàng thái hậu, Càn Long Đế dâng thêm hai chữ Dụ Thọ (裕壽)[14]. Năm Càn Long thứ 20 (1755), nhân dịp bình định Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ, dâng thêm hai chữ Thuần Hi (純禧)[15]. Năm Càn Long thứ 26 (1761), vạn thọ thứ 70 của Hoàng thái hậu, dâng thêm hai chữ Cung Ý (恭懿)[16]. Năm Càn Long thứ 36 (1771), vạn thọ thứ 80 tuổi của Hoàng thái hậu, dâng thêm hai chữ An Kì (安祺)[17]. Năm Càn Long thứ 41 (1776), nhân bình định Kim-Xuyên, dâng hai chữ Ninh Dự (寧豫)[18].

Vậy, huy hiệu đầy đủ: Sùng Khánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Dụ Thọ Thuần Hi Cung Ý An Kì Ninh Dự Hoàng thái hậu (崇慶慈宣康惠敦和裕壽純禧恭懿安祺寧豫皇太后).

Hoàng đế Càn Long hầu Thái hậu trong yến tiệc.

Lễ mừng vạn thọ lục tuần (tức sinh nhật lần thứ 60) của Sùng Khánh Hoàng thái hậu vào năm Càn Long thứ 16 đã được tổ chức hết sức quy mô. Càn Long Đế ra chỉ trang trí những con đường từ Bắc Kinh đến Thanh Y viên hết sức lộng lẫy. Hoàng đế vì muốn Mẫu hậu được ngắm nhìn phong cảnh phương nam, nên đã xây dựng con đường này mang đậm phong cách Tô Châu.

Thái giám và các người hầu đóng giả người bán hàng và cả kẻ cắp vặt, để mô phỏng cuộc sống bình thường làm vừa lòng Thái hậu. Ông còn ra chỉ cho soạn nhiều văn thơ ca ngợi Thái hậu với vô vàn mỹ từ được đọc trước các bá quan văn võ. Khi Thanh Y viên được xây cất, người ta đã đào hồ nơi có một hồ nước rất nhỏ, thành hồ rộng lớn ngày nay, bắt chước Tây HồHàng Châu, đặt tên hồ là Côn Minh. Người ta dùng đất đào hồ để đắp thành Vạn Thọ Sơn, một công trình vĩ đại.

Đại thọ lần thứ 80 của bà, Càn Long cho trùng tu Từ Ninh cung (慈寧宮), thỉnh Hoàng thái hậu và Hoàng khảo Dụ Quý thái phi nhập cư. Suốt triều Thanh, bà là một trong hai chủ nhân duy nhất của Từ Ninh cung, ngoài Hiếu Trang Văn Hoàng hậu[19]. Ngoài ra đây chỉ là nơi tổ chức trọng đại điển lễ, như Hoàng thái hậu mừng thọ, Công chúa cưới hỏi.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 42 (1777), ngày 8 tháng 1, Càn Long Đế phụng Thái hậu đi Viên Minh Viên, Hoàng thái hậu dừng chân tại đó, cơ hồ đều ở Trường Xuân tiên quán (长春仙馆), vì nơi đây rất gần với nơi Hoàng đế xử lý chính sự là Chính Đại Quang Minh điện (正大光明殿), cũng như tẩm điện là Cửu Châu Thanh yến (九洲清宴).

Ngày 9 tháng 1, Càn Long Đế cùng với Hoàng thái hậu ở Cửu Châu Thanh Yến vừa dùng bữa vừa chiêm ngưỡng ngày hội đèn dầu, phi tần cùng Hoàng tử, các Hoàng tôn cũng đều hầu hạ ở bên. Càn Long Đế nhìn Hoàng thái hậu “Từ nhan khang dự, không giảm hàng năm” thì thấy vô cùng vui vẻ. Năm đó, Hoàng thái hậu 86 tuổi, Càn Long Đế 67 tuổi. Hoàng đế nghĩ khi Hoàng thái hậu 90 tuổi đại thọ, bản thân cũng đến tuổi 71 rồi, khi đó nhất định phải vì Hoàng thái hậu mà tổ chức long trọng lễ mừng.

Ngày 14 tháng 1, Hoàng đế nghe thấy Hoàng thái hậu không khỏe, tức tốc đến Trường Xuân tiên quán hầu hạ, vào buổi tối còn bồi hầu Thái hậu cơm tối, không hề lơi là. Hoàng thái hậu ngay lúc đó bệnh tình cũng không nghiêm trọng, chỉ là ngẫu nhiên không khoẻ. Không quá mấy ngày, bệnh tình lặp lại, hơn nữa so kì trước còn tăng thêm. Hoàng thái hậu không nghĩ đem bệnh tình chuyển biến xấu cho Hoàng đế biết, chỉ làm cho nhi tử phiền lòng, ảnh hưởng lý chính, cho nên khi Hoàng đế vấn, cố ý đàm tiếu như thường.

Đến ngày 22 tháng 1, bệnh tình của Thái hậu đã chuyển biến nghiêm trọng. Ngày này, Càn Long Đế vấn an mẫu thân hai lần. Đêm đó, Hoàng thái hậu đã tiến vào trạng thái hấp hối. Càn Long Đế chờ đợi ở bên. Rồi sang ngày 23 tháng 1 (tức ngày 2 tháng 3 dương lịch), Hoàng thái hậu qua đời ở Trường Xuân tiên quán tại Viên Minh viên, hưởng thọ 86 tuổi. Bà trở thành vị Hoàng thái hậu thọ nhất của nhà Thanh.

Tháng 3, Càn Long Đế đích thân cử hành đại lễ dâng thụy tại Thái Hòa môn, kính cẩn sách truy phong làm [Hoàng Hậu] tôn thụy hiệu cho Đại Hành Hoàng thái hậu là Hiếu Thánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Kính Thiên Quang Thánh Hiến Hoàng hậu (孝聖慈宣康惠敦和敬天光聖憲皇后)[20].

Sách thụy rằng:

Càn Long Đế từ trước đó đã quyết định xây một ngôi mộ riêng cho mẫu thân, đó là Thái Đông lăng (泰東陵) thuộc Thanh Tây lăng, tỉnh Hà Bắc. Lăng mộ này quy mô hoành tráng, cách Thái lăng (泰陵) của Thế Tông Ung Chính Đế khoảng 1.5 cây số về phía Đông Bắc. Chỉ đợi khi Hoàng thái hậu quy thiên, sẽ đưa về đấy. Bên cạnh đó, ngày 26 tháng 2, Càn Long Đế vẫn muốn vì Thái hậu mà làm nên một bảo tháp bằng vàng, dùng để đựng những cọng tóc rụng trên lược chải của bà mỗi ngày.

Vào mỗi ngày đại lễ tang giá cử hành, Càn Long Đế đã gần 70 tuổi, nhưng vẫn rất mực cung kính sinh mẫu, đều đích thân đến tế tang, tế rượu, tế điện. Các quan viên đều sợ ảnh hưởng thân thể Hoàng đế, nên kiến nghị cử người đi thay, nhưng Càn Long Đế vẫn một mực từ chối.

Ngày 18 tháng 4, Càn Long Đế bồi hầu kim quan của Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu đến Thái Đông lăng, sau đó vào Thái lăng tế bái Thanh Thế Tông. Ngày 1 tháng 5 (âm lịch), thần vị Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu nhập phụ Thái miếu, Phụng Tiên điện[22]. Chiếu cáo thiên hạ[23]. Tháng 10, bảo tháp vàng làm xong. Ngày 3 tháng 11, Càn Long Đế hạ lệnh đem tóc của Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu đặt vào bên trong, rồi đem tháp vàng đặt ở Đông Phật đường ở Thọ Khang cung, tiếp tục vì Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu ở thế giới bên kia mà cầu phúc.

Qua các đời sau, thụy hiệu đầy đủ của bà là: Hiếu Thánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Thành Huy Nhân Mục Kính Thiên Quang Thánh Hiến Hoàng hậu (孝聖慈宣康惠敦和誠徽仁穆敬天光聖憲皇后).

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Nhân vật
1980 Đại nội quần anh Trần Tư Dĩnh Nữu Hỗ Lộc thị
1987 Mãn Thanh thập tam hoàng triều Trần Thái Yến Hi phi
1999 Lý Vệ từ quan Tạ Phương Hoàng thái hậu
1999 Kim Ngọc Mãn Đường Tuyết Ni
1999, 2003 Hoàn Châu cách cách
phần 2, 3
Triệu Mẫn Phân
1999, 2001, 2004 Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam Phần 1: Triệu Mẫn Phân;
Phần 2: Nghiêm Mẫn Cầu;
Phần 3: Vương Lệ Viên
2002 Càn Long vương triều Lư Yến
2004 Hoàng thái tử bí sử Thạch Tiểu Quần Nữu Hỗ Lộc thị
Càn Long và Hương phi Điềm Nữu Hoàng thái hậu
2011 Tân Hoàn Châu cách cách Lưu Tuyết Hoa
2012 Cung tỏa châu liêm Viên San San Nữu Hỗ Lộc Liên Nhi
Chân Hoàn truyện Tôn Lệ Chân Hoàn / Nữu Hỗ Lộc Chân Hoàn
2018 Như Ý truyện Ô Quân Mai Sùng Khánh Hoàng thái hậu
Diên Hi công lược Tống Xuân Lệ
Thiên Mệnh Lương Thuấn Yến
chưa rõ Thanh cung Hi phi truyện Chưa rõ diễn viên Nữu Hỗ Lộc Lăng Nhược

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Có chung một tổ tiên là A Linh A Ba Nhan (阿灵阿巴颜), sinh ra Tát Mục Cáp Đồ cùng Đô Linh Ngạch Đô Đốc (都灵额都督). Vị Đô Linh Ngạch Đô Đốc chính là thân phụ của Ngạch Diệc Đô
  2. ^ 根據《镶黄旗钮钴禄氏弘毅公家谱》的記載,孝聖憲皇后的母亲是宝坻县生员彭武功之女彭氏。在乾隆六年舉行七十寿辰時,高宗特賜“古稀人瑞”的匾额给身為外祖母的彭氏
  3. ^ 孝聖憲皇后的曾祖父額宜騰是額亦都的堂兄弟,《寶坻縣志》記清高宗為外高祖母等人祭奠祭文,可知孝聖憲皇后的曾祖母為龍氏,祖父為吴禄,祖母則為乔氏。整個家族只有孝聖憲皇后之父凌柱入仕,擔任四品雍王府典儀,即负责仪制,仪节及其他杂物的府属官职。
  4. ^ 《清世宗实录》:(雍正元年二月)甲子,谕礼部: 奉皇太后懿旨: 侧妃年氏封为贵妃,侧妃李氏封为齐妃,格格钮祜禄氏封为熹妃,格格宋氏封为懋嫔,格格耿氏封为裕嫔。尔部察例具奏。
  5. ^ 清实录雍正朝实录-雍正实录卷之十四 Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine:雍正元年。癸卯。十二月。丙寅。以册立皇后、及册封贵妃、齐妃、熹妃。上亲诣奉先殿、行告祭礼丁卯。上御太和殿。命太保吏部尚书公隆科多、为正使。领侍卫内大臣马武、为副使。持节赍册宝。册立嫡妃那拉氏为皇后。册文曰。朕惟道原天地。乾始必赖乎坤成。化洽家邦。外治恒资乎内职。既应符而作配。宜正位以居尊。咨尔嫡妃那拉氏、祥钟华胄。秀毓名门。温惠秉心。柔嘉表度。六行悉备。久昭淑德于宫中。四教弘宣。允合母仪于天下。曾奉皇太后慈命、以册宝立尔为皇后。尔其承颜思孝。务必敬而必诚。逮下为仁。益克勤而克俭。恪共祀事。聿观福履之成。勉嗣徽音。用赞和平之治。钦哉○命文华殿大学士嵩祝、为正使。礼部右侍郎三泰、为副使。持节、册封贵妃。册文曰。朕惟起化璇闱。爰赖赞襄之职。协宣坤教。允推淑慎之贤。聿考彝章。式崇位序。咨尔妃年氏、笃生令族。丕著芳声。赋质温良。持躬端肃。凛箴规于图史。克俭克勤。表仪范于珩璜。有典有则。曾仰承皇太后慈谕、以册宝封尔为贵妃。尔其时怀祇。敬。承庆泽之方新。益懋柔嘉。衍鸿庥于有永。钦哉○命保和殿大学士马齐、为正使。都察院左都御史尹泰、为副使。持节、册封齐妃。册文曰。朕惟教始宫闱。端重肃雝之范。礼崇位号。实资翊赞之功。锡以纶言。光兹懿典。咨尔妃李氏、持躬淑慎。秉性安和。纳顺罔愆。合珩璜之矩度。服勤有素。膺褕翟之光荣。曾仰承皇太后慈谕、以册印封尔为齐妃。尔其益懋温恭。尚祗承夫嘉命。弥怀谦抑。庶永集夫繁禧。钦哉○命礼部左侍郎登德、为正使。内阁学士塞楞额、为副使。持节、册封熹妃。册文曰。朕惟赞宫庭而衍庆。端赖柔嘉。班位号以分荣。丕昭淑惠。珩璜有则。纶綍用宣。咨尔格格钮祜鲁氏、毓质名门。扬休令问。温恭懋著。夙效顺而无违。礼教克<女间>。益勤修而罔怠。曾仰承皇太后慈谕、以册印封尔为熹妃。尔其祗膺巽命。迓景福以咸绥。翊辅坤仪。荷鸿庥于方永。钦哉○命兵部右侍郎牛钮、为正使。礼部右侍郎蒋廷锡、为副使。持节、册封懋嫔。册文曰。朕惟协赞坤仪。用懋珩璜之德。佐宣内治。必资柔顺之贤。爰考彝章。式隆新典。咨尔格格宋氏、臧嘉成性。著淑问于璇宫。敬慎持躬。树芳名于椒掖。曾仰承皇太后慈谕、册封尔为懋嫔。尔其祗承象服。昭勤俭而化翼宫闱。永荷鸿庥。履谦和而诞膺纶綍。钦哉○命吏部左侍郎巴泰、为正使。礼部左侍郎王景曾、为副使。持节、册封裕嫔。册文曰。朕惟化理肇自闺闱。令仪是式。功容凛夫图史。礼秩攸崇。爰贲徽章。用昭彝典。咨尔格格耿氏、克叶柔嘉。早推淑慎。允合珩璜之度。宜膺象服之荣。曾仰承皇太后慈谕、册封尔为裕嫔。尔其聿修懿行。迓景福于方来。式佩纶言。荷洪禧于勿替。钦哉
  6. ^ 《清世宗实录》:(雍正元年二月)甲子, 谕礼部: 奉皇太后懿旨: 侧妃年氏封为贵妃, 侧妃李氏封为齐妃, 格格钮祜禄氏封为熹妃, 格格宋氏封为懋嫔, 格格耿氏封为裕嫔。尔部察例具奏。
  7. ^ “景仁宫”.
  8. ^ 『乾隆實錄』○諭總理事務王大臣。皇考遺命。以朕纘承大統。應行尊奉妃母典禮。著察奏。議上。諭曰、妃母尊稱聖母皇太后、是。至朕之元妃。豈敢遽爾稱後。爾諸王大臣、既援引古禮。面奏再三。著請聖母皇太后懿旨。奏入。尋奉聖母皇太后懿旨。大行皇帝將大任付與皇帝。自應照典禮行。
  9. ^ 清实录乾隆朝实录 - 卷之八 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine:雍正十三年。乙卯。十二月。己卯。以尊上崇庆皇太后尊号。颁诏天下。诏曰、朕惟自古帝王。膺图御宇。溯风化之有基。教由慈壸。展显扬之夙志。礼重隆称。尧母纪美于陶唐。太姒表徽于姬室。彝伦钜典。熙代鸿规。钦惟圣母皇太后。德协乾元。恩侔坤厚。温恭秉性。聿彰蔼吉之音。俭约持躬。并赞肃雝之化。奉庭闱而笃孝。孚鉴天心。居宫掖以宣勤。恪襄内治。佐我皇考重华之盛烈。启予国家奕叶之休嘉。诞育藐躬。备劳抚鞠。恩施覃厚。推仁惠以垂谟。牖迪维周。本诗书而示训。畴昔感深母教。长黾勉于一心。今兹仰答慈徽。共尊亲者万国。矧昇平之永庆。喜福祉之懋膺。亿兆嵩呼。近依殿陛。梯航云集。远贡共球。用抒臣子之诚。敬效尊隆之典。礼仪具肃。咨考佥同。祗告天、地、宗庙、社、稷。于雍正十三年十二月十三日。率诸王、贝勒、大臣、文武群臣。谨奉册宝。恭上皇太后尊号。曰、崇庆皇太后。欢愉并洽于宫庭。膏泽宜均于海宇。所有事宜。开列于后。一、在内亲王之福晋以下。公之妻以上。著加恩赐。一、外藩蒙古诸王之福晋以下。公之妻以上。著加恩赐。一、民公侯伯以下。二品大臣以上命妇。著加恩赐。一、从前尚过公主格格之额驸等、照伊等品级。著加恩赐。一、从前恩诏后。升职加衔补官者。悉照现在职衔。给与封典。一、在京文官四品以上。武官三品以上。著各加一级。一、在京王公文武官员。任内有降级罚俸住俸者、咸与开复。又在京官员。现在议降议罚者、悉与豁免。一、外藩蒙古王公以下。台吉以上。有罚俸住俸者、咸与开复。其现在议罚者、悉与豁免。一、京城巡捕三营兵丁、著加恩赏给一月钱粮。一、除十恶不赦外。犯法妇人、尽行赦免。一、上三旗包衣佐领下拜唐阿及太监等、著赏给一月钱粮。一、上三旗辛者库当差妇人、著酌议赏赐。一、罚赎积谷、原以备赈。冬月严寒、鳏寡孤独贫民、无以为生。著直省各督抚令有司、务将积谷酌量赈济。毋令奸民假冒支领。一、各处效力赎罪人员、向无定限。多致苦累。殊堪矜悯。著该管官、查系已满三年者。声明犯罪缘由、奏请酌量宽免。一、内务府庄头等、所有累年积欠、在雍正十二年前者。著查明请旨豁免。于戏。隆名丕峻。铭苕琬以扬庥。纯嘏弥增。溥夤埏而锡福。布告天下。咸使闻知。
  10. ^ 戊寅。恭上皇太后尊号册宝。上礼服、于太和殿恭阅册宝。毕。奉安于彩亭上。前行。上升舆。随后。由右翼门、至永康左门。上降舆。行至慈宁门外。东旁立。册宝仍设于正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和乐设而不作。上诣正中拜位。跪。左旁大学士捧册宝。依次跪进。上受。恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣读官捧起、跪宣册文。曰、慈恩垂裕。九重隆尊养之仪。鸿号扬庥。万国仰崇高之福。欢腾宫壸。庆溢寰灜。钦惟母后皇太后、德协坤元。功符地载。宽仁逮下。溥惠爱之宏慈。淑慎持躬。著温恭之令范。承皇考而赞襄内治。俭勤昭浣濯之风。鞠藐躬而备笃母仪。言动示诗书之教。属丕图之肇缵。忻福履之方长。仰荷恩勤。敬稽盛典。合四海以致养。期永奉夫崇徽。总百禄以承欢。冀溥沾夫庆泽。肃循经礼。虔展悃忱。谨告天、地、宗庙、社、稷。率诸王、贝勒、文武群臣。恭奉册宝。上徽号曰。崇庆皇太后。伏愿纯嘏茂膺。寿祺多益。彤廷宝册。鸿名并高厚以无疆。紫极春晖。爱日与升恒而俱永。臣诚欢诚忭、稽首顿首、谨言。上行九拜礼。毕。复原位立。皇太后还宫。上出。升舆。还宫。
  11. ^ 清实录乾隆朝实录 卷之五十七 Lưu trữ 2019-02-20 tại Wayback Machine: ○加上皇太后徽号。谕礼部曰。朕惟王化攸基。事先敦本。典章有庆。谊重尊亲。矧恩慈宜尽夫显扬。而崇号允符乎仁善。钦惟圣母崇庆皇太后。德涵恺悌。功赞昇平。恭俭垂模。壸掖咸钦内则。肃雝成化。邦家群奉母仪。福禄加绥。臣黎共戴。朕绍承丕绪。恪秉彝章。祗遵懿训之颁。爰定中宫之位。念徽音之有嗣。佑启多方。荷教育之时勤。贻安奕禩。用伸敬悃。恭晋隆称。加上圣母皇太后徽号。曰、崇庆慈宣皇太后。鸿名纪盛于瑶斋。纯嘏增辉于宝册。寰舆式仰。钜典宜昭。应行典礼。尔部敬谨详议具奏。
  12. ^ 清实录乾隆朝实录 > 卷之三百三十五 Lưu trữ 2019-04-25 tại Wayback Machine: ○癸卯。谕礼部、朕惟君临天下。隆仪首重乎尊亲。化起宫庭。盛世莫先于崇孝。矧肤功之克奏。悉藉慈徽。而吉日之方诹。适逢嘉庆。欢心允洽。茂典宜遵。钦惟圣母崇庆慈宣皇太后德范光昭。恩晖广被。昇平赞化。钦壸则之宏敷。教育垂仁。仰母仪之懋著。顷金川鞠旅。运筹殚宵旰之劳。每玉戺承颜。启迪荷再三之训。遂得蛮氛绥靖。喜边徼之永宁。从此海宇乂安。遍蒸黎而蒙福。且万里成功之日。正中宫协吉之期。睹嘉祉之骈臻。沐鸿慈之普庇敬展显扬之悃。用申归美之诚。加上圣母皇太后徽号、曰崇庆慈宣康惠皇太后。辉增宝册。纯禧茂集于萱闱。庆溢寰舆。景福常凝于兰殿。式荣显号。聿举彝章。其应行典礼。尔部敬谨详议具奏。
  13. ^ 清实录乾隆朝实录 > 卷之三百三十八 Lưu trữ 2019-04-25 tại Wayback Machine: ○乙酉。恭上皇太后徽号册、宝。上礼服。于太和殿恭阅册、宝。奉安彩亭上。前行。上升舆随后。由右翼门、至永康左门。上降舆行。至慈宁门外。东旁立。册、宝、仍设正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和乐设而不作。上诣正中拜位。跪。左旁大学士捧册、宝。依次跪进。上受。恭献授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣同官、宣宝官、跪宣册、宝。讫。上九拜。礼成。册文曰。慈恩垂训。万方蒙乐利之庥。鸿号加崇。四海仰尊荣之福。欢腾宫掖。庆溢寰瀛。钦惟圣母崇庆慈宣皇太后陛下、德协资生。功同厚载。噙躬恭俭。仪型式播于家邦。逮下宽仁。惠泽广宣于中外。承欢内殿。藐躬久荷恩勤。视膳璇宫。慈教常殷启迪。近以西川之用武。尤烦夙夜之萦怀。仰邀懿训之详。克致肤功之建。边疆永靖。实为宗社之光。弓矢载櫜。允属生灵之庆。我国家无疆之福。其在于斯。惟圣母莫大之慈。以克臻此。兹者合外廷之喜颂。祇上崇徽。贲中阃之荣封。适符吉日。敬稽经礼。虔展悃忱。谨告天、地、宗庙、社、稷。率诸王、贝勒、文武群臣。恭捧册、宝。上徽号曰崇庆慈宣康惠皇太后。伏愿纯禧茂集。多福诞膺。焕宝册于彤庭。偕日升月恒而并曜。蔼春晖于紫极。与天高地厚而俱长。谨言
  14. ^ 清实录乾隆朝实录 卷之四百三 Lưu trữ 2019-02-20 tại Wayback Machine: ○乙酉。恭上皇太后徽号册、宝。上礼服。于太和殿恭阅册、宝。奉安彩亭上。前行。上升舆随后。由右翼门、至永康左门。上降舆行。至慈宁门外东旁立。册宝仍设正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和韶乐作。上诣正中拜位。跪。左旁大学士捧册。宝。依次跪进。上受恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣册官、宣宝官、跪宣册宝讫。上九拜。礼成。册文曰。鸿慈式训。一人承启迪之隆。厚德凝祥。八表效尊亲之戴。欢腾中壸。庆溢寰区。钦惟圣母崇庆慈宣康惠敦和皇太后陛下。地道同符。坤元合撰。化孚宫掖。敦礼教而范著璇闱。治洽邦家。沛仁施而惠周瀛海。恩深鞠育。仰蒙顾复之勤。念切瞻依。宜备钦崇之典。荷春晖之普照。序启阳和。欣寿域之宏开。律谐长至。六旬初度。恰六花献瑞之辰。万福攸同。正万国来朝之候。捧霞觞而跪进。并申嵩岳之呼。侍翠辇以扶趋。齐上瑶池之祝。合九州而致养。永戴慈云。总百禄以承欢。溥沾恺泽。敬稽经礼。虔展悃忱。谨告天、地、宗庙、社、稷。率诸王贝勒。文武群臣。恭奉册宝。加上徽号曰。崇庆慈宣康惠敦和裕寿皇太后。伏愿纯禧茂集。嘉祉骈臻。遐龄绵有道之长。宝册偕日星并焕。笃祜迓无疆之祚。徽章与高厚常昭。臣诚欢诚忭。稽首顿首。谨言。
  15. ^ 清实录乾隆朝实录 卷之四百九十 Lưu trữ 2019-02-20 tại Wayback Machine: ○己酉。恭上皇太后徽号册宝。上礼服。御太和殿。恭阅册宝。奉安彩亭上。前行。上升舆随后。由右翼门、至永康左门。上降舆行。至慈宁门外。东旁立。册宝仍设于正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和韶乐作。上诣正中拜位。跪左旁大学士捧册宝。依次跪进。上受。恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣册官、宣宝官、跪宣册宝讫。上九拜礼成。册文曰。圣慈衍庆。版章式廓于遐方。显号扬庥尊养丕崇于寰海。本至德而膺多福。保佑自天。备纯嘏而炳鸿文。安贞应地。欢腾朝野。喜溢宫庭。钦惟圣母崇庆慈宣康惠敦和裕寿皇太后陛下、德协资生功符厚载。肃雍宣化。流庆誉于黄裳诚敬垂型。懋徽音于苍箓璇宫视膳长荷洪仁。兰殿承欢。恒聆懿训。近以远夷款附。绝塞荡平。万里犁庭。道左有壶浆之献。半年奏凯。师中无矢石之劳实邀慈荫之宏敷。克致肤功之迅奏。巩万载不拔之业。兵气都消。辟百年未集之图。边尘胥靖。臣民稽首。佥谓天家不世之功。中外输成咸曰圣母无疆之庆。合舆情以祝嘏祗上徽称贲册府之光华。敬诹吉日载稽礼制肃展悃忱谨告天地宗庙社稷。率诸王贝勒文武群臣恭奉册宝。上徽号曰崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧皇太后瑞叶丹图慈庆滂流于海宇祥徵绿字。奎章炳烺于星辰诚亘古之隆规。为普天之盛典。伏愿琅函永焕。宝牒常辉。崇燕喜于日月山川。繁禧屡锡。被鸿名于圭璋琬□王火又
  16. ^ 清实录乾隆朝实录 卷之六百四十九 Lưu trữ 2019-02-20 tại Wayback Machine: ○甲寅恭上皇太后徽号册宝。上礼服于太和殿。恭阅册宝毕。奉安彩亭上前行。上升舆随后。由右翼门至永康左门。上降舆。行至慈宁门外。东旁立册。宝。仍设正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设中和韶乐作。上诣正中拜位跪。左旁大学士捧册。宝依次跪进。上受恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣册官。宣宝官。跪宣册。宝讫。上九拜礼成册文曰。瑶枢乖曜。普天乐脂日之长。宝册凝徽。薄海仰慈云之荫。祝九如之纯嘏。舞效嵩呼。合六宇之欢心。诚孚葵向。恩覃中外。庆洽邦家。钦惟圣母崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧皇太后陛下。德合安贞。功符厚载纯粹中正乖内教于椒庭。富寿康宁。集殊祥于箕范。大安祇奉。群钦恭穆之型。长乐早朝。每领宽仁之诲廿六载畴咨政治。禀懿训以维勤。二万里式廓昄章。承慈庥以遍被。兹届七旬之大庆。恰邻南至之嘉辰。玉琯迎阳三百六旬之干支伊始。璇闱迪吉。亿万斯年之福禄逾增。璧合珠联。纪瑞聿徵于元日。天花法雨延厘遥应乎文殊。献益地之瑶图。来从悬圃。奏钧天之广乐。响叶仙韶。翠辂亲扶。荷春晖之久照霞觞跪捧乐湛露之均沾。惠泽浃于寰中齐上延洪之颂尊养隆以天下。宜加显懿之称。庸定彝章。虔申忱悃。谨告天地、宗庙、社稷。率诸王、贝勒、文武群臣。恭奉册。宝。上徽号曰崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧恭懿皇太后。伏愿修龄永茂。嘉祉丕膺。申锡无疆。与清宁而并寿。含章有庆。昭符瑞以常新。谨言
  17. ^ 清实录乾隆朝实录 卷之八百九十七 Lưu trữ 2019-02-20 tại Wayback Machine: ○恭上皇太后徽号册宝。上礼服。于太和殿、恭阅册宝毕。奉安彩亭上前行。上升舆随后。由右翼门至永康左门。上降舆。行至慈宁门外东旁立。册、宝、陈设正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫卒。仪驾全设。中和韶乐作。上诣正中拜位跪。左旁大学士捧册。宝、依次跪进。上受恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣册官。宣宝官。跪宣册宝讫。上九拜。礼成。册文曰。璇闱锡羡。德施昭曼寿之徵。兰殿敷慈。福集纪鸿名之媺。际自古希闻之大庆。祥轶羲轩。晋从今递积之徽称。音扬任姒。孚欢陬澨。洽喜清宁。钦惟圣母崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧恭懿皇太后陛下。厚德颐恬。繁禧垂裕。禔源昌炽。履箕范之敛敷。顺气弥纶。协坤舆之光大。天开圣节。景迓长春。欣八袠之崇登。祝万年之介祉。遵懿训。寅奉怡颜。依爱日以循陔。舞彩逮六旬以上。戴春晖而负扆。垂衣臻三纪于兹。膝绕云礽。胪嘉祥于五世。野多耄耋。开寿宇于八方。有庆则兆民同。尊亲以天下养。颂赓遍德。叠蠲二税以阜成。雅咏作人。联启两闱而汇吉。四言下管。新苞茂之瑶宫。万岁呼嵩。掖省巡之翟辂。维锡类承欢之茂集。总合群黎百姓之心。凡家庆国瑞之骈臻。皆由圣母一人之福。载稽旧典。式备多仪。制更重于祥金。礼特隆夫嘉玉。用宜延喜。珍来西母之琯环。矧乃象功。贡底阗河之璆璧。彝章肇定。显号洊加。谨告天、地、宗庙、社稷。率诸王、贝勒、文武群臣。恭奉册宝、上徽号曰崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧恭懿安祺皇太后。肃布愉悰。虔申祈颂。绎彖辞之应地。安乃永贞。次诗什于生民。祺维介景。捧瑶笺而献箓。陈芝牒以迎厘。伏愿纯嘏长绥。茀禄弥劭。律生万事之本。八畅元音。筹添亿岁之盈。十基积数。从此京垓演策。川长山筹。跻悠久于坤元。章蔀引年。日升月恒。益增兴于天保。谨言
  18. ^ 清实录乾隆朝实录 卷之一千八 Lưu trữ 2019-02-20 tại Wayback Machine: 乾隆四十一年。丙申。五月。辛未朔。恭上皇太后徽号。礼部恭奉册宝。奉安彩亭上。由右翼门至永康左门。上礼服至永康左门降舆。行至慈宁门外。东旁立。册、宝、设正中黄案上皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和韶乐作。上诣正中拜位跪。左旁大学士捧册、宝。依次跪进。上受。恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣册官、宣宝官、跪宣册、宝讫。上九拜。礼成。册文曰、尧门启瑞。枢光昭耆定之模。姒幄基祥。帡荫衍昇平之庆。颂孚海宇。忭集臣邻。钦惟圣母崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧恭懿安祺皇太后陛下。圣裕徽音。福徵厚德。尊亲并戴。合万国以胪欢。名寿兼隆。臻亿龄而履顺。兹值金川之底绩。爰陈瑶牒以告勋。溯彼蛮触构争。始犹宽其斋斧。继乃貙狼肆抗。终难逭其威弧。扬两路之先声。兵非得已。简八旗之劲旅。勇且知方。越险摧坚。不啻功成百战。捣巢翻窟。于斯事蒇五年。予小子筹笔辛勤。每廑慈询之垂念。师武臣劘旌劳勚。克驰捷奏以慰怀。兵销腾日月之光。升恒祝嘏。乐作叶韶韺之盛。美善归亲。宜晋鸿称。用崇燕喜。精璆联珏。稽朝家隆重之仪。嘉玺雕珍。抒中外喁于之愿。谨告天、地、宗庙、社稷。率诸王贝勒文武群臣、恭奉册、宝、上徽号曰、崇庆慈宣康惠敦和裕寿纯禧恭懿安祺宁豫、皇太后。颙捧芝函。虔申葵悃。绎箕畴之来备。是曰康宁。演羲画之利行。实惟豫顺。懿美式彰夫苍箓。蕃厘允迓乎琅编。伏愿道契安贞。性弥恺乐。阐昌符于金石。宝琰恒新。熙洪号于垓埏。萝图益焕。常来王而常来享。共球同纪殷篇。莫不兴而莫不增。川岳长。赓周雅。臣诚欢诚忭。稽首顿首。谨言。
  19. ^ “探秘故宫"秘境":太后们不敢住慈宁宫”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
  20. ^ 清实录乾隆朝实录 - 卷之一千二十九 Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine: 乾隆四十二年。丁酉。三月。壬午。恭上大行皇太后尊谥。上素服。诣太和门。恭阅册、宝。行三拜礼。由别道出神武门豫诣畅春园大宫门外幄次。易缟素、祇俟。册宝至。跪迎。随入。届时。上就拜位。率群臣行九拜礼。兴。跪进册、宝。上行九拜礼。迺行致祭礼。奠帛。读祝。三献爵。均如仪。礼成。
  21. ^ 清实录乾隆朝实录-卷之一千二十九: 乾隆四十二年。丁酉。三月。
  22. ^ 清实录乾隆朝实录 > 卷之一千三十二 Lưu trữ 2019-07-04 tại Wayback Machine: 乾隆四十二年。丁酉。五月。乙丑朔。孝圣宪皇后神牌。升祔太庙。奉先殿。卯时。上御礼服出宫。至幄次祇候。孝圣宪皇后神牌黄舆。进大清门。王大臣官员、俱朝服。各于班次跪迎。上出幄次。于天安门外、跪候黄舆过。步行随至太庙甎城门内。戟门外。上诣孝圣宪皇后神牌黄舆前。行三叩礼。亲捧神牌入太庙。跪安于拜位。躬代行礼。恭捧孝圣宪皇后神牌。敬升。奉安于孝敬宪皇后之次宝座上。行升祔太庙致祭礼。如时享仪。礼成。上回宫。届时。上御龙袍衮服。由景运门至诚肃门。降舆。诣恭造神牌处。恭捧孝圣宪皇后神牌进奉先殿。奉安于孝敬宪皇后之次宝座上。行升祔奉先殿致祭礼。礼成。回宫。命皇十一子永瑆、恭捧孝圣宪皇后神牌。进奉先殿后殿。皇十五子颙琰恭捧孝贤皇后神牌。出至穿堂跪迎。随行进右第二间寝室。赞引官跪奏。孝圣宪皇后。升祔奉先殿后殿。行参拜世宗宪皇帝、孝敬宪皇后礼。皇十一子永瑆、安奉孝圣宪皇后神牌于拜位。恭代行礼。敬捧孝圣宪皇后神牌。奉安于世宗宪皇帝之右宝座上。皇十五子颙琰安奉孝贤皇后神牌于拜位。恭代行参拜孝圣宪皇后礼。敬捧孝贤皇后神牌。还御寝室。奉安行礼。
  23. ^ ○丙寅。以孝圣宪皇后升祔礼成。诏告天下。皇帝诏曰、朕惟显亲义重乎尊称。报本典隆于告庙。粤考慈仪之懋著。爰稽殷礼为推崇。懿号、载在前闻。配食彰于往牒。盖睿德必大名始副。而升禋实万世为昭。钦惟皇妣皇太后。履顺垂型。坤贞示范。郭仁爱而辉流京室。荷恩勤而庆笃藐躬。备福寿者八十六年。受孝养者四十二载。仪天下而为大母。尊宫中之有圣人。合九州万国以迓欢心。萃五世一堂而徵盛事。侍春筵于仙馆。奉夏凊于山庄。欣色笑之时愉。幸尊亲之倍挚。掖辇巡方而呼腾嵩岱。推恩赐复而感逮葭蓬。纪祝嘏在玉河入贡之年。缅承禧于雪徼永清之会。仰藉洪熙为普焘。喜逢寰<宀禹>之丰亨。庆典频臻。崇勋懋集。晋鸿称于一十八字。介繁祉于亿万千龄。厚福冀自此引长。前史真罕有伦比。方念春晖之永庇。何期爱景之难追。慈恩遗慕于终天。义训萦悲于罔极。溯徽音而同符高厚。审上谥而莫罄名言。行本孝斯无以加。德惟圣为不可尚。阐实一根。乎至性。孝衷兼协夫群情。敬成大礼于山陵。弥眷哀思于俎豆。肇神宫之妥祀。跻太室以升香。燕天之灵爽如凭。诹吉之彝章备举。祇告天。地。宗庙。社稷。于乾隆四十二年三月十六日。率诸王、贝勒、文武群臣。恭奉册。宝。上尊谥曰、孝圣慈宣康惠敦和敬天光圣宪皇后。四月二十五日。奉安泰东陵礼成。五月初一日。升祔太庙。既表崇亲之大谊。当推锡类之深仁。所有事宜。开列于后。一、历代帝王庙、及先圣先贤陵墓。所在地方官。随时修护。一、恭送孝圣宪皇后梓宫。及护从执事大臣官员。加一级。一、直隶办差地方文武官员。加一级。一、内外大小各官。除现在品级。从前已得封赠外。其升级及改任者。照新衔封赠。一、满汉孝子、顺孙、义夫、节妇、该管官访实。奏闻旌表。一、贡监生免坐监一月。一、在京及各省军流以下人犯。分别减等发落。一、各省养济院。所有鳏寡孤独、及残疾无告之人。有司留心养赡。一、穷民无力营葬、并无亲族收葬者。地方官多设义冢掩埋。于戏。懿行扬光。展悃报劬劳之德。馨闻孝飨。延厘闳昌炽之庥。布告中外。咸使闻知。

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Last Emperors "A Social History of Qing Imperial Institutions", Evelyn S. Rawski. ISBN 0-520-22837-5
  • Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5
  • Splendors of China's Forbidden City "The glorious reign of Emperor Qianlong" ISBN 1-85894-203-9
  • Draft history of the Qing dynasty《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.世宗孝聖憲皇后.
  • China, The Three Emperors 1662–1795. ISBN 1-903973-69-4 (hardback), edited by Evelyn S. Rawski and Jessica Rawson.
  • http://www.royalark.net/China/manchu8.htm, about the Aisin Gioro family tree